Trong ý nghĩa thiêng liêng, ngập tràn khát vọng sống và đầy lòng tự tín được truyền thông kết nối giữa các thế hệ, ngày nay lễ hội rằm tháng Mười hàng năm lại càng tôn vinh thêm các giá trị tinh thần văn hóa cội nguồn dân tộc, nhất là văn hóa - triết lý sống Duyên khởi của đạo Phật.
Ngày nay “rằm tháng Mười” không chỉ có ý nghĩa là Tết Hạ nguyên mà nó đã trở thành ngày lễ hội mang nhiều giá trị tâm linh đối với người dân Việt. Nhất là đối với người Phật tử, rằm tháng Mười là dịp để mọi người con Phật hướng tâm tu tập, trên nhờ ân đức chư Phật mười phương gia hộ, thánh thần độ trì, kế đến là tổ tiên ông bà che chở. Nhưng quan trọng hơn hết là mỗi người phải biết nhớ ơn, đền ơn, kết nối truyền thông gia đình trong ý nghĩa “Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng/Nghĩa sinh thành muôn kiếp khó đáp đền”.
Rõ ràng, lễ hội “rằm tháng Mười” tự thân đã được định hình và phát triển trong tâm thức người dân Việt Nam từ lâu lắm rồi. Theo các tài liệu về phong tục tập quán dân gian, thì ngày xưa Tết Hạ nguyên được tiến hành vào ngày mồng một hoặc mồng mười, cũng có thể là ngày rằm tháng 10 âm lịch hàng năm. Quan niệm của ông bà ta ngày xưa, những ngày này Thiên đình cử thần Tam Thanh xuống trần gian để xem xét việc tốt xấu về tâu với Ngọc Hoàng. Do vậy, mọi nhà phải tiến hành làm lễ để thần Tam Thanh ban phúc lành, tránh tai họa và cũng là dịp “tiến tân” cơm gạo mới cúng tổ tiên. Nhân Tết Hạ nguyên mọi người đều mua quà và gạo nếp mới cùng những đặc sản lúc giao mùa Thu Đông biếu ông bà cha mẹ và những bậc được tôn kính để tỏ lòng hiếu bề trên. Phong tục từ cổ xưa cũng nói rằng, ngày Tết Cơm mới (Tết Hạ nguyên) nhà nhà đều nấu xôi gạo mới, sắm sửa hương hoa, đèn nến cùng mâm lễ thơm ngon tinh khiết để cúng tổ tiên. Trong những ngày diễn ra lễ hội, người ta thiết lập nghi lễ cúng tổ tiên như Văn khấn sau đây:
- “Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con kính lạy chín phương trời, mười phương Phật.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ thổ địa, ngài Bản gia táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội, họ ngoại.
Tín chủ chúng con là… ngụ tại...
Hôm nay là ngày mồng một (mồng mười, rằm) tháng Mười là ngày Tết Cơm mới, chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, nấu cơm gạo mới, trộm nghĩ:
Cây cao bóng mát
Quả tốt hương bay
Công tài bồi xưa những ai tạo
Của quý hóa nay con cháu hưởng
Ơn trời đất Phật Tiên, chư vị Tôn thần
Sau nhờ ơn tổ tiên gây dựng, kể công tân khổ biết là bao
Đến nay con cháu dồi dào, hưởng miếng trân cam
Nay nhân mùa gặt hái
Gánh nếp tẻ đầu mùa
Nghĩ đến ơn xưa
Cày bừa vun xới
Sửa nồi cơm mới
Kính cẩn dâng lên
Thường tiên nếm trước
Mong nhờ tổ phước
Hoà cốc phong đăng
Thóc lúa thêm tăng
Hoa màu tươi mới
Làm ăn tiến tới
Con cháu được nhờ
Lễ tuy đơn sơ
Tỏ lòng thành kính.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con mời các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh tiên ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng hiện về chứng giám, tâm thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)”.
Xem ra, từ trong cội rễ văn hóa dân gian, dân tộc ta luôn luôn khát vọng được sống an lành, bình an, xây dựng một đời sống hướng thiện. Chìa khóa để con người mở cánh cửa hạnh phúc là dạy cho mỗi cá nhân hiện hữu ở đời này là biết suy nghiệm hướng về cội nguồn tổ tiên ông bà, cha mẹ. Chính cha mẹ là người thầy đầu tiên tác thành nên “sinh mạng” ta, hướng ta vào đời, vượt qua sóng gió cuộc đời với “huệ mạng” trước những biến động vô thường.
Có lẽ nào một nền văn hóa đầy tình người được cha ông ta dạy dỗ đối với con cháu như vậy mà làm sao không hướng con người biết kết nối truyền thông yêu thương? Chính cội rễ văn hóa “nhân văn” xuất phát từ một cội nguồn, nên gia tài đầu tiên mà mỗi cá nhân hiện hữu ở đời đón nhận là bài học tri ân về cội nguồn tổ tiên ông bà cha mẹ.
Do đó ta chẳng ngạc nhiên gì, truyền thuyết về cội nguồn dân tộc được khởi nguyên bằng truyền thuyết “Trăm trứng nở trăm con”, tất cả đều được sinh ra từ trong cái bọc, được xây đắp từ sự kết nối yêu thương giữa mối tình của cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ, sau đó là truyền thuyết về “Sự tích trầu cau”, “Sự tích bánh chưng bánh dày”… đều mang ý nghĩa giáo dục cho con người biết kết nối truyền thông, biết rõ ý nghĩa phương thức đền đáp ân nghĩa sinh thành, biết thiết lập lối sống cao đẹp trong các mối liên hệ qua văn hóa ứng xử trong trời đất bao la của vũ trụ.
Cho nên, rằm tháng Mười hàng năm được tổ chức trọng thể theo như nghi thức của phong tục tập quán nói trên, không chỉ ở trong mái ấm gia đình mà nó đã lan tỏa vào trong khuôn viên nhà chùa. Nhà chùa ngày xưa và cho đến bây giờ vẫn là “Mái chùa che chở hồn dân tộc/Nếp sống muôn đời của tổ tông”.
Sở dĩ như vậy, là do có một quá trình tiếp biến của đạo Phật vào trong tín ngưỡng dân gian, văn hóa dân tộc. Đạo Phật là đạo hiếu, hạnh hiếu là hạnh Phật. Không phải ngẫu nhiên, một thuở nọ, Đức Phật cùng các Tỷ kheo trên đường đi hoằng pháp, Ngài dừng lại để đảnh lễ đống xương khô bên đường và dạy rằng: “Vô thỉ luân hồi, chúng sinh từng là cha, là mẹ, là anh, là chị, là em trong dòng sống tương tục”. Do đó, đã sinh ra và hiện hữu, lớn lên, trưởng thành thì bất cứ người Phật tử nào cũng phải đạo lý biết ơn và tri ân đối với ông bà tổ tiên.
Hơn nữa theo triết lý Duyên khởi mà Phật giáo chủ trương, không một ai có thể sống một mình mà không có sự liên hệ nào, con người cần phải sống và trải nghiệm với muôn vàn các mối liên hệ để tồn tại và phát triển. Chính nhờ việc xử lý tốt các mối liên hệ chằng chịt này, khiến cho mọi người hiểu nhau và biết thương yêu nhau nhiều hơn, trước những biến động cuộc đời khi đối diện với nó. Mỗi khi tự thân đã kết nối yêu thương được mọi cá thể bằng một trái tim chứa chan tình người thì lý trí sẽ hướng dẫn con người tránh xa, từ bỏ các điều ác và thực thi các hạnh lành, sau đó hướng tâm tu tập chuyển hóa thân tâm, mục đích cuối cùng là giải thoát khổ đau, thành tựu Niết bàn an lạc bây giờ và tại đây.
Do đó, từ ý nghĩa ban đầu của ý nghĩa lễ hội “rằm tháng Mười”, nhân Tết Hạ nguyên, cha mẹ chính là người thầy dạy con cái phải biết làm việc thiện lành, từ bỏ điều quấy ác, vì những ngày này Thiên đình cử thần Tam Thanh xuống trần gian xem xét việc tốt lành về tâu với Ngọc Hoàng để được ban thưởng và tránh tai họa về sau. Khi đạo Phật vào nước ta, thì giá trị tự thân tu tập, tự thân kết nối yêu thương trong các mối quan hệ giữa các cá nhân hiện hữu với gia đình, cộng đồng xã hội, thế giới tự nhiên trong triết lý Duyên khởi - triết lý biện chứng giải thoát khổ đau đã nâng lên một cái “tâm” và một “tầm” mới. Nó nhanh chóng lan tỏa ra khỏi từng mái ấm gia đình để từng gia đình đều được kết nối truyền thông trong một đại gia đình chung: “Mỗi người mỗi nước, mỗi non/Khi vào cửa Phật, chung con một nhà”. Tại đây, ngôi chùa trở thành nơi hội tụ của muôn ngàn người cùng chung dòng máu đỏ, chung một mái ấm tình thương, chung một ý niệm đồng bào, bà con quyến thuộc trong dòng sống tương tục luân hồi tiếp diễn, để khấn nguyện, để mong sao khát vọng hạnh phúc hóa thành sự thật ngay giữa cõi đời dưới sự chứng minh của chư Phật mười phương, chín phương trời, chư Thánh thần, Hoàng thiên Hậu thổ, Bản cảnh Thành hoàng, Bản xứ thổ địa, Bản gia táo quân, Tôn thần, tổ tiên ông bà. Khi con người thực thi được như thế, tức là mỗi cá nhân đã thực sự hiểu rõ và sống theo đạo lý Duyên khởi, cội nguồn đạo hiếu, tri ân và biết ân thì họ đang an trú trong thế giới an lạc, hạnh phúc. Bởi vì Phật từng dạy “Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp, Ai thấy Pháp thì sẽ chứng ngộ Niết bàn”.
Biểu thị cho sự thẩm thấu đạo lý tình người với khát vọng vươn tới tự do, tự tại chung sống trong sự hòa bình an lạc là dâng tấm lòng thành đối với chư Phật mười phương trong lễ nghi là sự dâng cúng hương hoa tinh khiết trời đất, hương trầm nghi ngút lan tỏa muôn phương; là trầu cau hiến cúng các Thánh thần chiếu diệu khắp thiên đường và địa giới; là xôi gạo mới tinh ngon cáo bạch ông bà tổ tiên… Tất cả để minh chứng cho tấm lòng tri ân và biết ơn đối với công đức của chư Phật, Thánh thần, tổ tiên đã dành cho họ. Đây cũng chính là cội rễ của các giá trị tâm linh mà con người đã suốt đời trải nghiệm trong dòng sống tương tục này, đúng như lời khẩn nguyện của mỗi người trong Văn khấn.
Thực tế, cuộc sống thì vận động không ngừng, con người đến với nhau không chỉ chung lòng hòa thuận, hiếu thảo với nhau trong lao động, trong đối nhân xử thế, trong ý nghĩa tu thân, tề gia, bình thiên hạ, giải thoát khổ đau cho chính mình mà còn có trách nhiệm giáo dục con cái, thế hệ nối tiếp phải biết hướng nghĩ đạo lý tình người - cơ sở thực thi giải thoát khổ đau hệ lụy ở cõi đời này. Nó cũng được xuất phát từ lòng biết ơn và tri ân chư Phật, Thánh hiền, ông bà tổ tiên và mọi chúng sinh hiện hữu khắp pháp giới. Do đó, thông qua lễ hội rằm tháng Mười, mỗi người tự nguyện hứa với lòng mình, tự nguyện thực thi hạnh nguyện sống theo nếp sống hướng thiện cao quý, mong sao được thành tựu trước sự chứng minh của chư Phật, Thánh thần, tổ tiên trong không khí trang nghiêm của mái chùa quê hương thân thương:
- “Nay nhân mùa gặt hái
Gánh nếp tẻ đầu mùa
Nghĩ đến ơn xưa
Cày bừa vun xới
Sửa nồi cơm mới
Kính cẩn dâng lên
Thường tiên nếm trước
Mong nhờ tổ phước
Hỏa cốc phóng đăng
Thóc lúa thêm tăng
Hoa màu tươi mới
Làm ăn tiến tới
Con cháu được nhờ”.
Trong ý nghĩa thiêng liêng, ngập tràn khát vọng sống và đầy lòng tự tín được truyền thông kết nối giữa các thế hệ, ngày nay lễ hội rằm tháng Mười hàng năm lại càng tôn vinh thêm các giá trị tinh thần văn hóa cội nguồn dân tộc, nhất là văn hóa - triết lý sống Duyên khởi của đạo Phật. Một trong những biểu hiện triết lý sống này là thực thi lòng biết ơn và tri ân tất cả. Dịp này là dịp cha mẹ ông bà thiết lập và dạy bảo con cháu sống theo tinh thần suy nghiệm về cội nguồn, biết sống theo tinh thần giải thoát khổ đau, hệ lụy với những cám dỗ cuộc đời. Từ đó con cháu - mỗi người biết tiếp nhận nguồn sống vô biên mà khi được mở mắt chào đời đã được trao cho cái gia tài đầu tiên của con người là “Tình người”. Đây chính là hành trang để mỗi cá nhân hiện hữu cất bước chân vào đời mà để sống, để tạo phúc lành cho nhau, cùng nhau hưởng hương thơm quả ngọt đất trời… mà trên hết là được an trú trong miền đất an lạc - hạnh phúc Niết bàn ngay trong cõi trần này.
Thích Phước Đạt
Cảm ơn bài viết đã cho biết được nhiều điều. Chúc bạn luôn an lành
Trả lờiXóaVì mình cũng phải đọc lại cho nhớ, nên post vào đây cho bạn bè cùng xem.
Trả lờiXóaWalk cũng mới đichùa Xá Lợi lúc trưa nay đó chị ạ
Trả lờiXóaVậy à, chùa Xá Lợi cổ kính lắm.
Trả lờiXóaHôm nay em mới biết Rằm tháng Mười là Tết Hạ nguyên.
Trả lờiXóaCó nhiều lễ tết bị quên đi rồi em ạ!
Trả lờiXóaTu truoc TBN biet ram thang Gieng. Ram thang Nam. Ram thang Bay. Bay gio moi biet Ram thang muoi. Thanks HT nhieu !
Trả lờiXóaĐêm nay là rằm lớn đó anh Núi ơi!
Trả lờiXóaDem nay( Ram thang muoi vang trang. Mua bui giang dau ngo . Pho Nui cao long gio. Thong tha tieng mo ...Chua!),,.. Na mo a di da Phat!
Trả lờiXóatối nay em phải ráng tịnh tâm ... hì hì . Cám ơn chị nhắc nhở
Trả lờiXóaĐêm nay chị có ngắm trăng rằm uống trà không chị ơi . Đọc bài này M mới biết rằm tháng 10 còn là ngày Tết Hạ nguyên với những ý nghĩa thật nhân văn
Trả lờiXóaChị đang ăn mứt gừng và uống trà loãng đó Marg ơi!
Trả lờiXóaThế thì tuyệt quá . Phải chi mình được cùng ngồi ăn mứt gừng uống trà với nhau chắc thú vị chị hén (-:
Trả lờiXóaChỉ nghĩ không cũng đã thấy thú vị rồi Marg ạ.
Trả lờiXóaChắc phải đi ĐL hay VT thì mới ngồi chung với nhau cả đêm được.
ĐL thì lành lạnh. VT thì nắng và sóng biển.. cái nào cũng thú cả Marg nhỉ?
Ui giời ạ! chứ hồi nào vọng động cái tâm lắm hả GH ơi!?
Trả lờiXóa"Đêm nay
Trả lờiXóaRằm tháng mười vắng trăng
Mưa bụi giăng đầu ngõ
Phố núi cao lộng gió
Thong thả tiếng mõ chùa.."
A Di Đà Phật!
Đọc thơ hay thật
Vội ra ngắm trăng
Trăng đà trốn thật
Với tay lên đấy
Kéo về vầng trăng
Chia nửa bên đấy
Nửa để bên này..
Buổi tối tôi đi ngang mấy ngôi chùa thấy đông người, nhà ở gần một ngôi chùa Miên thấy cũng đông nghẹt, đề băng rôn mừng lễ Óoc Om Bóc (lễ cúng thần trăng vào ngày 15/10 âm lịch của người Miên), hình như lễ này người Miên cúng mừng mùa màng bội thu, có cúng món cốm. Phật giáo thì gọi rằm tháng 10 là Hạ nguyên (Thượng nguyên là rằm tháng giêng, Trung nguyên là rằm tháng tư Phật đản và Hạ nguyên là rằm tháng 10).
Trả lờiXóaAnh Hiệp rành quá đó ! cám ơn anh.
Trả lờiXóaCó hơi nhầm, Trung nguyên là rằm tháng bảy chứ không phải rằm tháng tư.
Trả lờiXóaThượng nguyên Rằm thắng Giêng, Trung nguyên Rằm thắng Bảy, và Hạ nguyên như chi M nói đây. Họ nhà em xưa cũng thấy cúng Cơm mới ở Từ đường gọi là Lễ Thường Tân, bây giờ không còn lễ này.
Trả lờiXóaBài viết trên đây của một vị Tăng nên giảng giải theo ý nghĩa Phật giáo, nhưng có lẽ sâu xa nó là lễ của cư dân lúa nước.
Điều nữa, là với bài khấn này thì chỉ một lễ mà khấn cả Thần Thánh Phật Tiên, Ông bà tổ tiên... Xưa có cúng chung kiểu Hợp tác xã thế đâu nhỉ?!
Chị thấy Mẹ của chị lúc sinh thời, lúc bà khấn lạy, bà luôn khấn chung như thế, bà khấn cầu - Trời - Phật - Tổ tiên cùng lúc như thế đó em ạ. Nhân gian đâu có lý giải tách bạch Phật và thần thánh riêng ra đâu Toro.!
Trả lờiXóa