Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

Nghe kinh Phật - Đạo Phật Ngày Nay

http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/buoc-dau-hoc-phat/hanh-tri/6778-Nghe-kinh-Phat.html




    Đức Phật nói : mỗi người đều có Phật tánh, chỉ có cái tâm còn vọng động cho nên không nhìn thấy Phật tánh bên trong mình. Do đó nghe kinh và thực tập những gì kinh nói là việc cần làm để nhìn thấy Phật tánh đó.

    Trong Kinh, từ cụm từ : Tôi nghe như vầy… hay Như thị ngã văn, 如是我聞, hoặc evaṃ śrute mayā của Ngài A nan nói, trong phần mở đầu của những bộ kinh, chữ Nghe được xem là một thuật ngữ để cho mọi người chú ý đến phần diễn thuyết lời Phật của Ngài, như vậy chữ Nghe cũng có vai trò quan trọng tương đương như chữ Học và chữ Đọc.

    Nghe kinh Phật là một phương pháp thực tập quan trọng vì nó có khả năng chuyển hóa. Nếu một người biết lắng nghe những gì Phật nói thì người ấy có thể hiểu và mang lại hạnh phúc cho chính mình cùng mọi người.

    Đức Quán Thế Âm là vị Bồ tát luôn lắng nghe và nghe hết thảy niềm đau của chúng sanh để cứu độ. Do đó có câu : "Kính lạy Đức Bồ tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Ngài, luôn biết lắng nghe cho cuộc đời bớt khổ…".

    Nghe kinh Phật hiểu được rõ nghĩa của giáo lý, để xây dựng hạnh phúc bằng lòng từ bi, ban vui cứu khổ và giúp cho con người xích lại gần nhau qua sự thông cảm và thương nhau hơn trong xã hội.

    Biết dành thời gian lắng nghe kinh Phật là cách ôn lại những lời Phật dạy đã học, đã đọc và một mặt để bồi dưỡng cho Trí tuệ luôn được mở mang trên con đường học Phật.

    Nghe kinh Phật để ngăn chặn các vọng tưởng không xen vào trong tâm thì mới cảm thấy nhẹ nhàng, thảnh thơi, vui khỏe trong khoảnh khắc hiện tại.

    Nghe kinh Phật để thân tâm được điều hòa và thấy sự sống có ý nghĩa hơn và cũng là một hình thức lưu truyền kinh điển theo dạng truyền khẩu.

    Đức Phật nói : mỗi người đều có Phật tánh, chỉ có cái tâm còn vọng động cho nên không nhìn thấy Phật tánh bên trong mình. Do đó nghe kinh và thực tập những gì kinh nói là việc cần làm để nhìn thấy Phật tánh đó.

    Thân xác do tứ đại hợp lại mà thành, mỗi giờ, mỗi ngày, nó sẽ già đi, cho nên mình sẽ không bao giờ giống trước đó và mình không thể làm chủ được sự thay đổi này mà phải chấp nhận theo nó. Bởi vậy nghe kinh Phật để nghe mình và để hiểu mình, biết cái thân này là không phải do mình làm chủ, từ đó mình nên bỏ cái bản ngã.

    Nghe kinh Phật để hàng ngày soi rọi tự Tâm mà tu hành, cho đến khi thấy được:
      - Vô ngã
      - Vô pháp
      - Không không,
    tức đã dần dần đi vào chính đạo.

    Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Đức Phật khuyên rằng : "

      - Đừng tin tưởng vào một điều gì vì phong văn
      - Đừng tin tưởng điều gì vì vịn vào một tập quán lưu truyền
      - Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều nói đi nhắc lại
      - Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của thánh nhân
      - Đừng tin tưởng điều gì dù thói quen từ lâu khiến ta nhận là điều ấy đúng
      - Đừng tin tưởng điều gì do ta tưởng tượng ra lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta
      - Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ dựa vào uy tín của các thầy dạy các người
      * Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và người khác. Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chuẩn".


    Trích trong Tinh Hoa Phật Học của TS Huệ Dân,

    Kính bút
    TS Huệ Dân

5 nhận xét:

  1. Em đọc và suy ngẫm. Cảm ơn chị.

    Trả lờiXóa
  2. Chị không nghiên cứu sâu vào kinh Phật...nhưng có một điều là khi nghe kinh Phật lòng nhẹ nhàng lắm và khi vào thăm chùa nghe tụng kinh gõ mõ cảm như không vấn vương gì những bon chen, giận hờn. Có thòi gian ngày nào chị cũng nghe kinh, những đoạn kinh vẫn còn lưu trong máy. Nhưng thời gian sau này mê blog quá chả nghe nữa... hic!

    Trả lờiXóa
  3. Sẽ lắng lòng và tĩnh tâm khi đọc và nghe kinh Phật chị ạ!

    Trả lờiXóa
  4. Học kinh Phật
    07/02/2011 09:03:00 TS Huệ Dân



    Học kinh Phật có nhiều cách khác nhau như nghe giảng trong các lớp tu học tại các chùa, các trường hay tự tham khảo những đạo lý hàm chứa trong Kinh tại nhà hoặc thư viện của các thiền môn…

    Lúc ban đầu kinh Phật là những bản văn được ghi lại những gì chính đức Phật giảng dạy bằng tiếng Phạn hay tiếng Pali, rồi dần dần được dịch ra chữ Hán, chữ Tây Tạng và các ngôn ngữ khác. Thường khởi đầu trong những bộ kinh thường có câu : Tôi nghe như vầy hay Như thị ngã văn, hoặc evaṃ śrute mayā. Câu này là câu để kể lại những lời Phật nói trong buổi Kết tập lần thứ nhất, sau khi Phật diệt độ của Ngài A nan, một đệ tử của Phật và cũng là người có trí nhớ phi thường. Kinh Phật hay lấy những thí dụ và so sánh hoặc ẩn dụ. Mỗi một kinh Phật đều có chủ đề riêng biệt của nó. Những lời giáo huấn của Ðức Phật, là cội nguồn của trí huệ để hướng dẫn con người biết về các chân lý và cách khai mở trí huệ sẵn có của chính mình.

    Phật dạy con người tỉnh thức, bằng những lời lẽ giản dị, mộc mạc, được lặp đi, lặp lại nhiều lần, ở những nơi khác nhau, để cho mọi người nghe và nhớ, nhằm mục đích chuyển mê thành tỉnh. Kinh Phật là sự nối kết những gì Ðức Phật thuyết giảng lại với nhau, giống như kết một tràng chuỗi, để cho những ai đang cần sự kết nối này và cũng là nền tảng căn bản không thay đổi cho từng hệ học Phật. Học kinh Phật có thể giúp trí não tăng thêm tinh thần làm việc sẵn có của mình, đồng thời tạo thêm sức mạnh cho niềm tin thêm và cũng là phương tiện để tìm sự thanh thản tâm hồn sau những ngày làm việc cho những tấm lòng thành mộ đạo.

    Học kinh Phật có nhiều cách khác nhau như nghe giảng trong các lớp tu học tại các chùa, các trường hay tự tham khảo những đạo lý hàm chứa trong Kinh tại nhà hoặc thư viện của các thiền môn… Nên nhớ rằng, sự nội chứng của Phật là những giáo lý căn bản nguyên thủy của Ngài, nhưng phương tiện thuyết giáo ở mỗi địa phương theo thời gian trong lịch sử đã tạo thành những giáo lý khác nhau.Tuy không mẫu thuẫn trên đại cương, nhưng có chút khác biệt đối với từng nhu cầu thuyết giáo của các căn cơ. Nếu người học kinh Phật không khảo sát kỹ quá trình này sẽ bị hoang mang khi nghiên cứu và sẽ có nhiều điều hoài nghi.

    Điều cần biết Mỗi bộ kinh Phật đều có tên riêng và tên chung. Tên riêng là tên dùng để chỉ đặc biệt cho bộ kinh có tên riêng của nó, thí dụ như "Phật thuyết A Di Ðà" và tên chung là tên phổ thông trong kinh nào cũng có. Kinh Phật là những lời của Đức Phật dạy, bắt nguồn từ cuộc sống, từ hoàn cảnh và con người hiện hữu, nhằm đem lại sự an lạc, hạnh phúc cho con người. Ngài đưa ra những giới luật chung nhằm xây dựng một nền tảng cho sự thăng tiến trong việc tu, hành. Giới luật của Ngài không phải là những giáo điều ràng buộc hay hăm dọa những người học Phật, mà là sự tự nguyện hoàn toàn của mỗi người trong sự luôn thức tỉnh thật sự, để tạo nên một ý thức đạo đức cho những hành động trong cuộc sống của chính mình và với mọi người xung quanh trong gia đình và xã hội. Căn bản học Kinh Phật đơn giản và dễ hiểu qua bốn câu Kinh Pháp Cú sau :

    Chớ làm các điều ác

    Hãy làm các hạnh lành

    Giữ tâm ý trong sạch

    Ấy lời chư Phật dạy

    Ðức Phật giác ngộ là do tự mình tu hành mà được Chánh quả, rồi đem phương pháp tu hành để chứng được quả vị mà dạy lại cho tất cả những người học Phật, hầu mong giúp họ cũng chứng

    được Phật quả Bồ đề như Ngài. Do đó Ðức Phật mới cần nói pháp cho mọi người nghe để học và hành.

    Trích trong Tinh Hoa Phật Học của TS Huệ Dân,

    Kính bút

    TS Huệ Dân

    Trả lờiXóa

Bạn từ đâu đến..



Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

free counters


Pageviews: 374,323 - 23/09/2016

Sắc tím Đài Đông

Sắc tím Đài Đông

Sương khói




Suy tư vầng trán thêm gầy
Em ơi! khói thuốc vàng tay vẫn buồn..





Và mây vẫn trôi giữa dòng đời.......
................ bụi bặm...
..... Người đi qua đời.. chợt.. ...
............cũ đến chẳng còn quen.......
................. TTM