Hôm thứ sáu vừa rồi chúng tôi trực chỉ từ Phnom Penh đi Siêm Riệp, khởi hành lúc 7g30 sáng đến 1g30 chiều đã đến nơi.
Cả đoạn đường đi, trời lúc mưa lúc nắng, mà tôi thì mong chiều hôm ấy trời nắng vì như vậy chúng tôi mới có thể leo lên ngọn núi Ba Kheng cao 1400m để ngắm hoàng hôn rơi. Nhưng đến nơi thì trời chiều hôm ấy lại đổ mưa.. Anh hướng dẫn viên thông tin cho chúng tôi biết rằng mấy ngày nay trời mưa nên sóng ngoài Biển Hồ cũng rất lớn có lúc sóng cao tới năm hoặc sáu mét, nên hỏi ý kiến tôi xem có nên đi thuyền ra ngắm Biển Hồ Tonle Sap hay không? Tôi nghĩ dù sao cũng đã đến đây, sẵn dịp nên đi kẻo chờ lần sau thì biết dịp nào các em mới có cơ hội đi lần nữa, nên tôi quyết định cứ đi, nếu mưa lớn quá thì chỉ đứng bên bờ ngắm mưa rơi trên Biển Hồ, còn nếu tạnh mưa thì mới leo lên thuyền ra sông..
Cho nên sau khi nhận phòng ốc ở khách sạn xong chúng tôi liền leo lên xe ra Biển Hồ. Đến nơi thì trời vẫn còn mưa phùn, dù cậu hướng dẫn viên ngần ngại, sợ nguy hiểm cho chúng tôi, nhưng cả đoàn đang hăng hái nên cũng.. chẳng sợ mưa rơi, thế là chúng tôi leo lên con thuyền nhỏ vừa cho số người trong đoàn là 7 người.
Cậu hướng dẫn viên dẫn đoàn chúng tôi là người Khmer, cậu này nói được Anh, Việt và Tây Ban Nha, nhất là đã đi du học tại Việt Nam, nên nói tiếng Việt rất rõ ràng, nhất là rất rành lịch sử hình thành đất nước Campuchia.
Lúc ngồi trên thuyền Cậu ấy cho chúng tôi biết, ở Phnom Penh người ăn xin nhiều nhất là người Campuchia, nhưng ở Tonle Sap này thì người ăn xin lại toàn là người Việt Nam!! Lúc trước tôi cũng từng nghe nói, đến lúc ngồi nghe như vậy tôi cũng chưa có ấn tượng gì lắm. Nhưng chiều hôm ấy lúc thuyền lướt trên sông, tôi mới thấy rõ việc này!
Tuy nhiên để tôi tuần tự kể về chuyến đi trên sông nước hôm thứ sáu vừa rồi cho các bạn xem đã nhé!
Đây mới chỉ là con kênh dẫn ra Biển Hồ, thế mà sóng to quá. Những chiếc thuyền con cứ lênh đênh với sóng to gió lớn trên sông nước như thế.. Hai bên bờ kênh mọc đầy cây Lộc Vừng (chưa có hoa) và cỏ lau sậy đang trổ hoa, nhìn vàng rực cả bên bờ.
Những ngôi nhà bè sát bờ sông, nhìn thấy rất nhiều người già trẻ em và cả bầy chó sinh sống trên bè.
Một ngôi nhà bè có hoa vàng..
Một ngôi trường người Việt của nhà thờ Tin Lành.
Thêm một ngôi trường Việt, nơi nuôi dạy trẻ em VN nghèo.
Một ngôi chùa Việt Nam, có những bữa cơm chay..
Con đường nối hai nhà là con thuyền nhỏ lênh đênh trên mặt nước..
Những ngôi nhà cứ san sát ven kênh như thế.
Ở cuối mút dòng kênh kia là đường ra Biển Hồ..
Chợt chúng tôi thấy chiếc thuyền nan này.. bà mẹ trẻ cứ chèo thuyền, đứa con ở ngay mũi thuyền cứ khóc ngặt nghèo.. mình ngồi ở thuyền lớn còn run, thế mà nhìn ba mẹ con chèo chống tôi thấy thật sợ.
Và tôi lại thấy mấy thuyền nan đậu gần bờ với đàn bà và con nít, hình như khi thấy thuyền của chúng tôi lướt qua thì họ chuyển động, đàn bà ôm chuyển con nít sang hai thuyền, lúc đầu tôi không hiểu, nhưng khi thuyền cập bến để chúng tôi tham quan khu nuôi cá sấu, cá tra thì tôi đã hiểu vì sao..
"Cho con xin tiền mua sữa,
hai ngàn đồng tiền VN cũng được..."
Chỉ có đàn bà và trẻ con
lênh đênh với cuộc đời..
Và lúc này thì Tôi đã hiểu vì sao mà thấy những con thuyền chở khách du lịch lướt đến thì nhưng cái thuyền nay này cũng lướt theo chúng tôi..
Tôi đi tham quan chỗ nuôi cá sấu và cá tra, sau đó leo lên nóc của ngôi nhà sàn để nhìn ra biển Hồ mênh mông, với chiều dài 760km, chiều ngang rộng lắm (tôi lại quên mất bao nhiêu cây số ngang rồi), phía sau lưng của tôi là con sông Tonle Sap (biển Hồ) nhìn ngút mắt.
Cả con kênh nhìn từ trên cao mà thuyền tôi vừa đi qua..
Vì sóng ở ngoài Tonle Sap rất lớn, nên chúng tôi chỉ đến cuối kênh, và thuyền đã quay ngược để trở về thành phố, nhìn lại vẫn thấy mấy thuyền nan cùng đàn bà và con nít người Việt Nam mình..
Dân tộc Khmer là dân tộc sống trên cạn, thường dùng gỗ, tre để cất lợp nhà sàn, tầng trên để người ở, tầng ở dưới để nuôi súc vậy chứ không sống ở sông nước như thế này. Sống chung với sông nước ở đây đa phần là dân Việt mình!
Con sông Biển Hồ đầy tôm, đầy cá ngon nổi tiếng... thế mà dân mình qua đây lại để đàn bà con nít thểu não, thất học và đi ăn xin.. Trên đường về, nghe anh Vannay nói chuyện, họ qua đây sinh sống không có cả giấy tờ tùy thân.. tôi chợt chạnh lòng..
TTM
SG. 02/08/2012
Viết cho ngày 27/7 tại Tonle Sap - Siêm Riệp.
Cả đoạn đường đi, trời lúc mưa lúc nắng, mà tôi thì mong chiều hôm ấy trời nắng vì như vậy chúng tôi mới có thể leo lên ngọn núi Ba Kheng cao 1400m để ngắm hoàng hôn rơi. Nhưng đến nơi thì trời chiều hôm ấy lại đổ mưa.. Anh hướng dẫn viên thông tin cho chúng tôi biết rằng mấy ngày nay trời mưa nên sóng ngoài Biển Hồ cũng rất lớn có lúc sóng cao tới năm hoặc sáu mét, nên hỏi ý kiến tôi xem có nên đi thuyền ra ngắm Biển Hồ Tonle Sap hay không? Tôi nghĩ dù sao cũng đã đến đây, sẵn dịp nên đi kẻo chờ lần sau thì biết dịp nào các em mới có cơ hội đi lần nữa, nên tôi quyết định cứ đi, nếu mưa lớn quá thì chỉ đứng bên bờ ngắm mưa rơi trên Biển Hồ, còn nếu tạnh mưa thì mới leo lên thuyền ra sông..
Cho nên sau khi nhận phòng ốc ở khách sạn xong chúng tôi liền leo lên xe ra Biển Hồ. Đến nơi thì trời vẫn còn mưa phùn, dù cậu hướng dẫn viên ngần ngại, sợ nguy hiểm cho chúng tôi, nhưng cả đoàn đang hăng hái nên cũng.. chẳng sợ mưa rơi, thế là chúng tôi leo lên con thuyền nhỏ vừa cho số người trong đoàn là 7 người.
Đang ở ngay đầu con kênh dẫn ra Biển Hồ.
Cậu hướng dẫn viên dẫn đoàn chúng tôi là người Khmer, cậu này nói được Anh, Việt và Tây Ban Nha, nhất là đã đi du học tại Việt Nam, nên nói tiếng Việt rất rõ ràng, nhất là rất rành lịch sử hình thành đất nước Campuchia.
Lúc ngồi trên thuyền Cậu ấy cho chúng tôi biết, ở Phnom Penh người ăn xin nhiều nhất là người Campuchia, nhưng ở Tonle Sap này thì người ăn xin lại toàn là người Việt Nam!! Lúc trước tôi cũng từng nghe nói, đến lúc ngồi nghe như vậy tôi cũng chưa có ấn tượng gì lắm. Nhưng chiều hôm ấy lúc thuyền lướt trên sông, tôi mới thấy rõ việc này!
Tuy nhiên để tôi tuần tự kể về chuyến đi trên sông nước hôm thứ sáu vừa rồi cho các bạn xem đã nhé!
Đây mới chỉ là con kênh dẫn ra Biển Hồ, thế mà sóng to quá. Những chiếc thuyền con cứ lênh đênh với sóng to gió lớn trên sông nước như thế.. Hai bên bờ kênh mọc đầy cây Lộc Vừng (chưa có hoa) và cỏ lau sậy đang trổ hoa, nhìn vàng rực cả bên bờ.
Những ngôi nhà bè sát bờ sông, nhìn thấy rất nhiều người già trẻ em và cả bầy chó sinh sống trên bè.
Một ngôi nhà bè có hoa vàng..
Một ngôi trường người Việt của nhà thờ Tin Lành.
Thêm một ngôi trường Việt, nơi nuôi dạy trẻ em VN nghèo.
Một ngôi chùa Việt Nam, có những bữa cơm chay..
Con đường nối hai nhà là con thuyền nhỏ lênh đênh trên mặt nước..
Những ngôi nhà cứ san sát ven kênh như thế.
Ở cuối mút dòng kênh kia là đường ra Biển Hồ..
Chợt chúng tôi thấy chiếc thuyền nan này.. bà mẹ trẻ cứ chèo thuyền, đứa con ở ngay mũi thuyền cứ khóc ngặt nghèo.. mình ngồi ở thuyền lớn còn run, thế mà nhìn ba mẹ con chèo chống tôi thấy thật sợ.
Và tôi lại thấy mấy thuyền nan đậu gần bờ với đàn bà và con nít, hình như khi thấy thuyền của chúng tôi lướt qua thì họ chuyển động, đàn bà ôm chuyển con nít sang hai thuyền, lúc đầu tôi không hiểu, nhưng khi thuyền cập bến để chúng tôi tham quan khu nuôi cá sấu, cá tra thì tôi đã hiểu vì sao..
"Cho con xin tiền mua sữa,
hai ngàn đồng tiền VN cũng được..."
Chỉ có đàn bà và trẻ con
lênh đênh với cuộc đời..
Tôi đi tham quan chỗ nuôi cá sấu và cá tra, sau đó leo lên nóc của ngôi nhà sàn để nhìn ra biển Hồ mênh mông, với chiều dài 760km, chiều ngang rộng lắm (tôi lại quên mất bao nhiêu cây số ngang rồi), phía sau lưng của tôi là con sông Tonle Sap (biển Hồ) nhìn ngút mắt.
Cả con kênh nhìn từ trên cao mà thuyền tôi vừa đi qua..
Vì sóng ở ngoài Tonle Sap rất lớn, nên chúng tôi chỉ đến cuối kênh, và thuyền đã quay ngược để trở về thành phố, nhìn lại vẫn thấy mấy thuyền nan cùng đàn bà và con nít người Việt Nam mình..
Dân tộc Khmer là dân tộc sống trên cạn, thường dùng gỗ, tre để cất lợp nhà sàn, tầng trên để người ở, tầng ở dưới để nuôi súc vậy chứ không sống ở sông nước như thế này. Sống chung với sông nước ở đây đa phần là dân Việt mình!
Con sông Biển Hồ đầy tôm, đầy cá ngon nổi tiếng... thế mà dân mình qua đây lại để đàn bà con nít thểu não, thất học và đi ăn xin.. Trên đường về, nghe anh Vannay nói chuyện, họ qua đây sinh sống không có cả giấy tờ tùy thân.. tôi chợt chạnh lòng..
TTM
SG. 02/08/2012
Viết cho ngày 27/7 tại Tonle Sap - Siêm Riệp.
Câu chuyện dòng sông...
Trả lờiXóaĐọc xong chợt thấy chạnh lòng
Trả lờiXóaChạnh lòng quá chị ơi ! Họ vất vả quá .
Trả lờiXóasợ thiệt ..và tội ghê ..! Số phận con người ???
Trả lờiXóaCon van nho nhu in cai cam giac lan dau tien ra Bien Ho - Con cam giac nhoi o tim...
Trả lờiXóaTôi mê mải với Ang Co, nên...
Trả lờiXóaCảm ơn..Cảm ơn phóng sự của bạn...
Chi lam em nho lai tat ca, tu ngoi nha co hoa Hoang anh vang den lop hoc va nhung dua tre... Rat buon khi thay dong bao minh vay.
Trả lờiXóaÔi chẳng khác gì ở miền Tây VN :)
Trả lờiXóaCuộc sống khắc nghiệt vẫn từng ngày, từng giờ diễn ra ven sông. Càng đi càng thấy con người càng nhỏ bé mà kiên cường quá đỗi.Thương nhất những thân phận phụ nữ với tay ẵm tay bồng.... Mà HT cũng khỏe đi quá nhỉ?! ;-)
Trả lờiXóaThực mắt nhìn thấy còn thấy buồn hơn đó Bống ơi!
Trả lờiXóaQuá vất vả đó Vườn ơi!
Trả lờiXóaMình ngồi trên thuyền lớn có máy chạy mà còn sợ, trong khi đó mấy mẹ con ngồi ở đầu mũi thuyền vừa khóc vừa chèo thấy mà sợ đó TM ơi!
Trả lờiXóaHầu như người VN mình ai đến dòng kênh này cũng thấy buồn cả.
Trả lờiXóaVâng, ai đến cũng mải mê với Angor cả. Câu chuyện dòng sông chỉ có ở dòng sông biết mà thôi.
Trả lờiXóaThật đau lòng cho người Việt mình đó em, họ chẳng có chữ nghĩa gì, chỉ hàng ngày cả người ướt át với bụi của sóng nước!
Trả lờiXóaThì họ từ miền tây giáp ranh VN - Campuchia qua đây sinh sống đó HKD ơi!
Trả lờiXóaTrong khi đó, nhìn vào trong nhà sàn thấy đàn ông ngồi trong nhà!! chắc chỉ uống rượu.!!
Trả lờiXóaDưới bàn chân có gắn chữ "thiên di" đó anh K ơi!
Trả lờiXóaĐúng dịp này, một năm trước, trong 1 tour thăm Cambodia, trong đoàn hầu hết ai cũng đóng thêm $20 US để được đi tour Biển Hồ này.
Trả lờiXóaVà tất cả đêu thất vọng, riêng những người Việtnam trong đoàn đều cảm thấy thương và nhục cho xứ sở mình khi anh tourguide cứ nhấn mạnh "Quý vị thấy đó, tất cả đều là người Việtnam...."
Cũng những đứa bé trong hình này, cũng vẫn con trăn đó, cũng những tiếng khóc, những nét đau khổ giả tạo đó!
Rốt cuộc có lẽ gần như cả thế giới đều thấy "cái ăn mày của người Việt" trên Biển Hồ ...
Ngay khi về, vài người bạn Mỹ và chúng tôi đã viết thơ cho Bộ ngoại giao và Đại sứ Quán Việtnam hy vọng xóa bớt nét chàm đen nơi đất khách.
Chuyên nếu muốn, những người cầm quyền ở VN có thể giải quyết một cách quá dể dàng, quá dể dàng so với đưa hàng trăm ngàn, hàng triệu người dân, quân chế độ cũ đi tù, đi kinh tế mới!
Đúng không nào? hahaha
Bạn cười vui hay cười vì vết chàm của nhúm người ở Biển Hồ vậy hở bạn TCDN?
Trả lờiXóaKhông biết cười với ý gì nhưng lần đầu tiên em thấy kiểu cười quá VÔ DUYÊN !
Trả lờiXóaXã hội nào cũng có kẻ giàu người nghèo. Ai cũng mơ đến một xã hội toàn bích, một thiên đường nơi hạ giới, và mơ cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Cho nên cái nghèo hôm nay đâu phải là nhục. Biết đâu sau này một trong những đứa trẻ ấy lại làm Tổng thống thì sao.
Trả lờiXóaKính Chị HT :)
Trả lờiXóaBiết là đã làm RẤT nhiều người khó chịu, nhưng xin đừng để ý đến "hahaha" vì đó không là tiếng cười,
Và đó chỉ chỉ là trademark chấm câu từ rất lâu của tôi thôi! hahaha
Cu nhin thây canh sông nuoc voi doi sông lam lu cua nguoi dân Cam ....rôi lai nghi dên sô phân cua nguoi dân Viêt ..thây thuong qua chi a ....
Trả lờiXóaVì trong từ điển hay trong điển tích tiếng Việt hay trong tự điển tiếng Anh cũng không có chữ " hahaha" = "trademark chấm câu", nên khi đọc đến đoạn cuối của TCDN tôi mới không hiểu vì sao? và chợt "chạnh lòng" vì không hiểu vì sao mà bạn lại cười? nên đành phải hỏi lại cho kỹ đó TCDN ơi!
Trả lờiXóaCám ơn bạn đã ghé thăm trang Mul của bà già này nha!
Vâng, chị không nghĩ nghèo là cái nhục, tuy nhiên chị thấy xã hội cũng giống như trong một gia đình có vài đứa con,
Trả lờiXóacó đứa thì chí thú làm ăn chân chính, lo tu sửa, lo vun vén trước sau cho bản thân và lo cho cha mẹ;
có đứa con thì chỉ biết lo và biết cho bản thân mình no đầy mà không nghĩ đến cha mẹ và anh em..;
có đứa thì lười nhếch nhác chẳng lo làm ăn chỉ biết sống dựa vào người khác;
có đứa thì làm điều không hay nên mang tai tiếng cho gia đình..;
có đứa lo làm ăn mãi mà không đủ ăn..
v.v.. và v.v...
Cho nên trong một gia đình như thế, nhìn vào ta thấy có đứa con ta thấy đáng thương, có đứa thì ta thấy đáng trách, có đứa thật là đáng kính..
Và khi chị nhìn thấy người dân ở đây, chị chỉ thấy tại sao nhiều người đến đây lập nghiệp đã làm giàu với đồng nước mênh mông ấy, mà dân mình qua đây lại cứ lênh đênh với sóng nước như vậy, nên chợt chạnh lòng đó NY ơi!
Mình chỉ là người dân bình thường, nhìn thấy người đồng hương mình sống như vậy thì thấy cũng buồn đó NT ơi!
Trả lờiXóaNgười Việt mình tha phương kiếm sống có người thành công, có người cũng thất bại. Thành công nhiều phương diện thế nào, thì thất bại cũng vậy. Có người thất bại thì đứng lên được, có người thì không, em nghe ông bà mình hay dạy: Chưa đóng nắp quan tài thì đừng nói sai đúng.
Trả lờiXóaNhưng em cũng không thiệt hiểu là những người phụ nữ chọn cách sống như vậy, họ không nghĩ đến tương lai mấy đứa trẻ sao?
Lúc T.Mai qua Campuchia có đến Biễn Hồ thấy mấy đứa trẻ từ những chiếc ghe nhỏ chồng chềnh mà chúng nhảy qua đò lớn của mình cái một để xin thấy thương lắm,T.Mai cho chúng tiền,nhưng anh hướng dẩn cứ nói cô cho một vài đứa,cả đám lại ùa theo nhảy qua đò ai chịu nổi.
Trả lờiXóaCho nên chúng ta đừng bao giờ kêu khổ quá
Trả lờiXóahttp://farm9.static.flickr.com/8286/7707929706_c642b93764_s.jpg
Trả lờiXóabien ho khac nghiet.toi cung tung o kompong som nhung khong co canh nguoi viet di an xin,chi co di benh vien ban mau song qua ngay cho nhung ke khon cung.khong ai cho tien, chi khi chet nam co quap ke ben co chiec non la,nguoi qua duong bo tien vao de dong gop cho chi phi chon cat ma thoi.mong cho nguoi viet o bien ho kha hon, som thuc hien giac mong doi thuong noi deo heo hut gio xu nguoi.
Trả lờiXóaChị cũng đồng tình như cách suy nghĩ của Mập. Chẳng ai nói ai hay ai tài được. Khi chết thì nhắm mắt xuôi tay, nào có mang gì theo. Nhưng khi sống thì dù ta ở nơi nào cũng nên chọn cách sống bình thường như bao người khác, chứ như những nhóm đàn bà con nít này thì thấy tội cho cái nghiệp đời của họ quá.. phải không em?
Trả lờiXóaTM ơi! Đúng như thế, tình hình ăn xin ở Phnom Penh cũng thế mà ở Siem Riep cũng thế, hôm đó vừa cho 2 thuyền, thì thuyền thứ 3 và thứ 4 đến, thế là lại cho thêm.
Trả lờiXóaNghĩa là chúng ta vẫn sướng hơn bao người phải không hở anh Bu ơi!
Trả lờiXóaCách đây khoảng gần 10 năm trước, tôi đến Tonle Sap cũng kg thấy cảnh này, sau này chỉ ghé Angor nên chỉ nghe mà kg thấy, không ngờ lần này trở lại lại thấy cảnh này, nên thấy chạnh lòng đó bạn Darbluemx ạ.
Trả lờiXóaTrên hồ Tonle Sap
Trả lờiXóa(Bu chụp năm đi CPC)
Hình năm xưa anh đi Biển Hồ chụp đó hả anh Bu ơi!
Trả lờiXóadoc toi cung buon long vi minh cung la nguoi vn.nguoi campuchia khong co thoi quen cho an may tien.nay nguoi viet lam an may tren dat khach chac nham vao dan di du lich.hoi oi.an may international . buon thay.
Trả lờiXóaBU chụp cách nay 5 năm
Trả lờiXóaMột ngày tháng 3
Trả lờiXóaVâng, thật tình nhìn thì rất chạnh lòng, và cũng suy nghĩ, không biết làm sao để mà thay đổi được thói quen này của những người dân Việt ở nơi này.! Thấy có nhà thờ có chùa, nhưng việc giáo dục dân Việt ở nơi này có ý thức dân tộc hay ý thức sinh tồn của người dân chắc cũng khó!
Trả lờiXóaAnh Bu ơi! mấy tấm hình anh chụp thật .. thật điêu tàn đó.
Trả lờiXóaCám ơn anh.
Đứa bé định dơ tay ra đằng trước xin tiền nhưng tay nó bị tật không đưa thẳng ra được phải để lên trán. Nổ lực vô vọng ấy làm nó sắp khóc...
Trả lờiXóaNếu anh không nói ra, chỉ xem hình thì cũng không biết là cháu bé bị tật anh ạ! Bất hạnh hay bình thường thì ta còn phải xem tâm trạng của cháu bé. Còn chúng ta nhìn thấy thì thấy cả một phận người!
Trả lờiXóaCảm ơn chị...Thật là một phóng sự phong phú với nhiều hình ảnhc ủa thực tế Biển Hồ...Em có cảm tưởng mình mới du lịch đến Biển Hồ sau khi xem entry này. Chị hay qúa chị ơi !
Trả lờiXóaNhìn cảnh bà mẹ chèo thuyền mà đứa con khóc ngặc nghèo...cũng nhưcâu nói::
Trả lờiXóa...."Cho con xin tiền mua sữa,
hai ngàn đồng tiền VN cũng được..."
Thật chạnh lòng chị ơi !
Nhìn hình ảnh người Việt của mình tha phương.Buồn quá Chị ạ.:(((
Trả lờiXóaVẫn chưa ra tới Biển Hồ, chỉ ở trong một nhánh kênh của Biển Hồ thôi đó CT ơi!
Trả lờiXóaNăm xưa đi đển Siêm Riệp bằng tàu cao tốc, cảnh hai bên bờ đẹp, dân cũng nghèo vậy, nhưng ngày đó còn chụp hình bằng phim lười scan nên không có hình minh họa, chứ Biển hồ mênh mông lắm.
Mình cũng không hiểu vì sao, sống ở sông nước tối thiểu cũng đủ bữa ăn, vậy mà họ còn đi xin. Thật là khổ.
Trả lờiXóaTha hương tất nhiên là buồn rồi. Nhưng lại thêm nghèo nữa càng thấy khổ hơn.
Trả lờiXóaCũng là người đi chậm chân khi lò mò tới entry này muộn nhất. Đi nhiều, thấy nhiều đôi khi lại khổ tâm nhiều M à.
Trả lờiXóa