- Hán dịch: Ðường, Tây Thiên Trúc, Sa Môn Già Phạm Ðạt Ma
- Thiển giảng: Vạn Phật Thánh Thành, Hòa Thượng Tuyên Hóa.
- Sao gọi là mặc? Mặc là im lặng, không có giảng giải gì thêm với họ. Tẩn là gì? Nghĩa là mọi người phải nên cho họ biệt lập, mọi người không được trao đổi, quan hệ gì với họ. Hãy dùng sự ‘im lặng sấm sét’ của Ðại chúng để giải hóa họ? Lời nói không lời ấy sẽ làm cho họ có một sức nén để bừng tỉnh! Ðiều này Ðức Phật có dạy rõ trong Giới luật.
Ðức Phật bảo: Còn có thắc mắc gì nữa không, ông cứ nói ra.
A Nan liền bạch: Bạch Ðức Thế Tôn! Lúc Ngài còn tại thế. Ngài là Ðấng Ðạo Sư của chúng con, vậy sau khi Ngài diệt độ, chúng con phải tôn ai làm thầy? Chúng con có phải tìm một vị thầy nào khác để thọ giáo không?
Ðức Phật bảo: - Không phải vậy! Sau khi ta diệt độ, các ông hãy lấy ‘Giới luật’ làm thầy, lấy Ba La Ðề Mộc Xoa làm thầy của các ông. Phàm là Tỳ kheo phải nghiêm trì Giới luật, lấy Giới luật làm thầy!
A Nan lại bạch Phật: Bạch Ðức Thế Tôn! Lúc Ngài còn tại thế, chúng con được hầu cận bên Ngài, vậy sao khi Ngài diệt độ chúng con biết dời đến trú xứ nào mà cư trú?
Ðức Phật dạy: - Sau khi Ta diệt độ, các ông hãy y theo ‘Tứ Niệm Xứ’ mà an trú. Tứ Niệm Xứ như ta đã từng dạy, các ông phải dùng ‘bốn loại quán’ này để an trú, ngỏ hầu tiến xa trên lộ trình đạo nghiệp.
A Nan bạch Ðức Phật tiếp: Con còn có vấn đề này nữa, vấn đề này rất trọng yếu hơn các vấn đề trước.
Ðức Phật bảo: Vấn đề gì nữa, ông cứ nói ra.
A Nan liền bạch Phật. Bạch Ðức Thế Tôn! Tất cả những lời dạy của Ngài được tuyên thuyết trong đời này. Sau khi Ngài nhập diệt, chúng con phải kiết tập Kinh điển, lúc biên tập chúng con nên dùng chữ gì để mở đầu các Kinh điển, xin Ngài Di giáo.
Ðức Phật liền dạy: - Vấn đề này? Ông nên dùng bốn chữ ‘Như Thị Ngã Văn’ để làm sự mở đầu cho các Kinh điển.
- Vì vậy, nên tất cả các Kinh Phật hiện giờ đều mở đầu bằng ‘Như Thị Ngã Văn’. Nghĩa là tất cả những Kinh pháp này là đích thân A Nan tôi tận tai nghe Ðức Phật tuyên thuyết. Tất nhiên Tôn giả A Nan là ‘Ða văn đệ nhất’ nên Ðức Phật đã mật ý phó chúc cho A Nan ‘tái phát âm’. Vì Tôn giả A Nan có một công năng kỳ lạ mà không ai có: Ðó là một điều nghe qua đều nhớ rõ mồn một, gọi là ‘quá nhĩ bất vong’, không bao giờ quên sót.
Bốn chữ ‘Như Thị Ngã Văn’ này có 3 ý nghĩa.- Thứ nhất là khác với ngoại đạo.
- Thứ hai tránh tranh luận.
- Thứ ba là đoạn lòng nghi.
- Thứ nhất là khác với ngoại đạo.
Kinh Văn:
NHƯ THỊ NGÃ VĂN: NHẤT THỜI, THÍCH CA MÂU NI PHẬT TẠI PHỔ ÐÀ LẠC GIÀ SƠN. QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT CUNG ÐIỆN, BẢO TRANG NGHIÊM ÐẠO TRÀNG TRUNG, TỌA BẢO SƯ TỬ TÒA. KỲ TÒA THUẦN DĨ VÔ LƯỢNG TẠP MA NI, BẢO NHI DỤNG TRANG NGHIÊM, BÁCH BẢO TRÀNG PHAN CHÂU TRÁP HUYỀN.
Nghĩa:
Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ, Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi trên bảo tòa Sư tử trong đạo tràng Bảo Trang Nghiêm, là cung điện của Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát thị hiện ở núi Phổ Ðà Lạc Già. Chỗ ấy toàn dùng vô số ngọc báu ma ni để trang nghiêm, treo xung quanh là tràng phan làm bằng trăm thứ quý báu khác.
Lược Giảng:
- "Như thị ngã văn":
‘Như thị’ là tín thành tựu
‘Ngã văn’ là văn thành tựu
"Như thị" có nghĩa: Ðúng là như vậy, hoàn toàn đáng tin cậy. ‘Như’ có nghĩa là bất biến, không thể nào khác được. ‘Thị’ là như vậy, hoàn toàn là chính xác. ‘Như thị’ nghĩa là hoàn toàn như thật, hoàn toàn đích xác, không gì thay đổi được. Mọi Kinh Phật đều mở đầu bằng bốn chữ "Như thị ngã văn". Vì sao có nguồn gốc bốn chữ này? Bốn chữ này là do A Nan tiếp chỉ từ Ðức Thích Ca Mâu Ni Phật lúc sắp nhập Niết bàn đã Di giáo lại.
Lúc Phật Thích Ca sắp nhập Niết bàn, tuy A Nan đã chứng đến nhị quả nhưng vẫn còn sự cảm động lưu luyến không dứt. Biết vậy, A Nan cầu thỉnh Phật phải trụ thế, chưa có thể viên tịch, nhưng vẫn không được. Cầu thỉnh không được thì làm sao? Ông ta khóc, khóc oà lên đầm đìa nước mắt, mọi cái đều quên hết. Vì sao vậy? Vì ông ta rất ái mộ Phật.
Quý vị xem trong ‘Kinh Lăng Nghiêm’, A Nan vì sao xuất gia? Là vì thấy Phật ‘tướng hảo quang minh, có đủ ba mươi hai tướng tốt, và tám mươi vẻ đẹp’ Ông ta liền sanh ái kiến và tự nhủ lòng: ‘Ồ, tướng hảo Ðức Phật tốt như thế, tôi nguyện ở mọi lúc mọi nơi theo làm thị giả hầu cận Ðức Phật, dẫu có khó nhọc bao nhiêu tôi cũng nguyện theo’. Sơ tâm xuất gia vì lòng ái mộ như thế, nên lúc Ðức Thích Ca sắp nhập Niết bàn, ông ta vẫn còn mang ái kiến, không muốn thấy có điều đó, nên liền khóc than cầu khẩn.
Như quý vị biết A Na Luật Tôn giả là một vị đệ tử bị mù, tuy bị mù nhưng trong tâm rất sáng tỏ. Lúc đó, A Na Luật vẫn biết Ðức Phật Thích Ca sắp nhập Niết bàn, mà cứ thấy A Nan mãi khóc lóc không ngớt như thế, nên ông ta đến bên cạnh A Nan nói rằng:
Này A Nan! Ông khóc gì vậy?
A Nan nói: Ðức Phật Thích Ca sắp nhập Niết bàn, làm sao thầy bảo tôi không khóc! Không có cách nào mà không khóc cả?
A Na Luật nói: Ồ! Bây giờ thầy đang có nhiều việc trọng yếu phải làm mà! Thầy khóc có ích lợi gì cơ?
A Na Luật nói vậy, A Nan cũng tỉnh ra một chút và ngớt khóc.
A Nan nói: À, có việc quan trọng, việc quan trọng gì?
A Na Luật liền nói: Ðức Phật sắp nhập diệt, chúng ta phải thỉnh vấn, là sau này kết tập Kinh Tạng, thì tất cả những điều Ðức Phật tuyên thuyết sau này, sẽ kết tập thành Kinh điển thì phải mở đầu Kinh điển như thế nào?
A Nan đáp: Việc này quan trọng đấy, đó là việc phải làm, còn việc gì nữa không?
Tôn Giả A Na Luật nói: Lúc Ðức Phật còn tại thế chúng ta được theo Phật mà an trú, sau này Ðức Phật nhập Niết bàn rồi chúng ta phải ở trú xứ nào?
A Nan ngừng một lát rồi bảo: Ồ! Giờ tôi như lẩn thẩn, nếu thầy không bảo tôi có lẻ tôi không nghĩ ra. Việc này cũng khá trọng yếu đấy! Còn việc gì nữa không?
A Na Luật lại bảo rằng: Lúc Phật còn tại thế, Phật là Ðấng Ðạo Sư của chúng ta, sau khi Phật nhập Niết bàn, chúng ta nên tôn ai làm thầy? Chúng ta nên tiến cử ai làm lãnh tụ Tăng đoàn, một người đại biểu của Tăng già mà mọi người phải tuân thủ?
A Nan đáp rằng: Ồ! Thầy nói điều này cũng rất quan trọng, đó là điều thứ ba, còn có điều gì nữa không?
A Na Luật Tôn giả bảo: Ðiều thứ tư là lúc Ðức Phật còn tại thế, có một số Tỳ kheo tha hóa, phạm giới gọi là ‘ác tính Tỳ kheo’ thì Ðức Phật có thể chế phục và giáo huấn được. Sau này Ðức Phật đã nhập diệt thì các ‘ác tính Tỳ Kheo’ này làm sao có biện pháp nghiêm trị?
A Nan đáp: À! Ðiều này cũng rất quan trọng, còn có vấn đề gì nữa không?
A Na Luật nói: Không còn nữa! Những vấn đề tôi muốn đề cập tôi đã nói hết. Còn chính thầy còn thắc mắc vấn đề gì nữa không? Tự thầy nghĩ lại xem!
A Nan đáp: Chính tôi cũng không còn vấn đề gì, bốn điều này đã đủ rồi!
Vì thế Tôn giả A Nan vội vàng đến chỗ Ðức Phật mà thỉnh vấn:
Bạch Ðức Thế Tôn! Ngài đã sắp nhập Niết bàn, bây giờ chúng con có mấy vấn đề thắc mắc, kính xin Ðức Phật từ bi chỉ giáo.
Ðức Phật bảo: Vấn đề gì, ông cứ trình bày ra!
A Nan liền bạch Phật: Bạch Ðức Thế Tôn! Lúc Ngài tại thế, Ngài có thể giáo hóa được hạng ‘ác tính Tỳ kheo’, còn sau khi Ngài diệt độ rồi thì làm sao có thể hoán cải được họ. Dạ! Ðây là điều thứ tư lẻ ra con không nên hỏi trước, nhưng cũng có thể làm điều thứ nhất để tham vấn Ngài.
Ðức Phật đáp rằng: Ác tính Tỳ kheo làm sao chế phục ư?
Các Ngài phải dùng pháp ‘Mặc tẩn’ để bắt đầu hoán đổi họ.
Thứ nhất là khác ngoại đạo:
Sao gọi là khác ngoại đạo? Vì tất cả những kinh điển của ngoại đạo. một khi mở đầu thường dùng hai chữ A [ ] và ÚM [ ]. A nghĩa là ‘Vô’ . Úm nghĩa là hữu, mở đầu liền nói ‘Vô hữu’ hoặc ‘hữu vô’. Ngoại đạo có kiến giải rằng, tất cả vạn hữu có hai đạo lý, một là ‘hữu’ và một là ‘vô’.
‘Hữu’ có nghĩa là chấp thường.
‘Vô’ nghĩa là đã chấp đoạn.
Nói như vậy thì bất kể cái gì, không phải là ‘vô’ thì nghĩa là ‘hữu’ mà không phải là ‘hữu’ thì là ‘vô’. Nói tóm lại là không thể chấp nhận hai phạm trù ‘hữu vô’ này cũng tức là không thể đưa ra hai kiến giải một đằng là ‘đoạn kiến’, một đằng là ‘thường kiến’
Ở đây nói ‘Như Thị Ngã Văn’ này cũng không phải chấp đoạn, cũng chẳng phải chấp thường, cũng không phải là ‘hữu’ chẳng khẳng quyết là ‘vô’. Ðó là sự khác nhau với kiến giải ngoại đạo là ở chỗ này vậy.
Thứ hai là tránh tranh luận.
Lúc ấy, Tôn giả A Nan chỉ mới chứng Nhị quả Tư Ðà Hàm, tuy về sau lúc kết tập Kinh Tạng A Nan đã chứng được Tứ quả A La Hán, nhưng cũng là một vị A La Hán rất nhỏ tuổi. Trong lúc các vị như Ðại Ca Diếp, Tu Bồ Ðề đều là các vị trưởng thượng, tuổi cao tác lớn, lạp tuế cao thâm, đức độ tròn đầy. Vì A Nan là người tuổi còn trẻ như thế, nên lúc thăng tòa kết tập Kinh Tạng, thì sợ trong đại chúng có người tranh chấp. Bạn cũng muốn là đệ nhất, tôi cũng muốn là đệ nhất, nhưng vì ‘đệ nhất’ chỉ có một người, không thể có nhiều người. Vậy thì nhiều vị A La Hán như thế sẽ tiến cử vị nào? Cho người tuổi lớn thì sợ người tuổi nhỏ không cảm phục, chọn người tuổi nhỏ thì người tuổi lớn không bằng lòng, chọn người trung niên thì cũng chẳng biết chọn ai là hay nhất? Cho nên sẽ không có cách nào sẽ xử lý được sự kiện này, nếu như Ðức Thế Tôn không Di huấn lại.
Như thế nên dùng bốn chữ ‘Như Thị Ngã Văn’ nghĩa là điều ấy không phải là ý bạn, cũng chẳng phải là ý tôi mà cũng chẳng phải ý của bất cứ một ai cả. Ðó là tất cả những điều mà Ðấng Ðạo Sư tuyên thuyết, nay được kết tập mà không một ai có quyền ‘can gián’ vào đó. Bạn cũng không phải là đệ nhất, tôi cũng không phải là đệ nhất, không có đệ nhất nên mọi người không có sự tranh chấp gì cả.
Thứ ba là đoạn các nghi.
Bốn chữ ‘Như Thị Ngã Văn’ này là được Ðức Phật phó thác Di huấn lại. Cũng có nghĩa là những điều sau này được chép lại trong Kinh điển là điều ‘chắc thật’. Ðức Thế Tôn Di huấn là bốn chữ ‘Như Thị Ngã Văn’, trong mật ý là Ðức Phật đã tin chắc và xác quyết lại một lần nữa, là những Kinh điển sau này được Tôn giả A Nan ‘tái thuyết’ thì đều là sự thật. Vì Bảo Tạng Kinh trong ‘Tạng thức ký ức’ của A Nan cũng là Bảo Tạng Kinh mà Ðức Thế Tôn đã từng tuyên thuyết.
Vì thế bốn chữ này cũng là đại biểu cho ‘Kim khẩu’ của Ðức Phật, nên trong Tăng đoàn và chúng sanh về sau không ai còn có thể thắc mắc, hay nghi hoặc nhữngđiều trong Kinh Tạng nữa.
- ‘Như Thị’ là tín thành tựu.
‘Ngã Văn’ là văn thành tựu.
‘Nhất thời’ là thời thành tựu.
‘Thích Ca Mâu Ni Phật’ là chủ thành tựu.
‘Tại Phổ Ðà Lạc Già Sơn’ là xứ thành tựu.
‘Lục thành tựu’ này là một sự ‘xác quyết chắc thật’ về những gì xung quanh một Pháp Hội mà Ðức Thế Tôn đã từng thuyết pháp.
‘Phổ Ðà Lạc Già’ là tiếng Phạm. Trung văn dịch là ‘Tiểu Bạch Hoa’, vì trên núi này có nở một loại hoa Tiểu Bạch nên gọi núi này là Tiểu Bạch Hoa Sơn hay còn gọi là Phổ Ðà Lạc Già Sơn.
‘Quán Thế Âm Bồ Tát cung điện’, đó là cung điện thị hiện của Ðức Quán Thế Âm.
‘Bảo Trang Nghiêm Ðạo Tràng Trung’: Là ở trong đạo tràng này đều làm bằng thất bảo rất trang nghiêm. Chính trong đạo tràng này Ðức Thế Tôn ngồi trên bảo tòa Sư tử để đăng đàn thuyết pháp.
Hay quá... Nói như vậy mới thấy, ý nghĩa sâu xa của "Như thị ngã văn"- không phải nghe ai đó nói- nếu chỉ căn cứ vào ngôn từ.
Trả lờiXóaCòn nếu cũng không tin ông A Nan, em rằng ông ấy thêm bớt thì chịu rồi, nhưng những Phật tử cùng thời, đã từng nghe Phật giảng pháp và nhiều lần nghe A Nan trùng tuyên lại ngay sau đó thì biết A Nan đã ghi lại chính xác hay không. Chữ "trùng tuyên" là của thầy Thích Nhất Hạnh.
Hihi.. chị không có mở ra đâu, share mỗi cho em xem trước, chờ anh PNH viết bài đọc cho vui em nhé.
Trả lờiXóaChị đọc nhiều về giải thích từ Như Thị Ngã Văn này rồi, còn của Thầy Thích Thanh Từ (Hòa Thượng TTT) nữa tựu trung cũng vậy.
Trả lờiXóaMà Thầy Tuyên Hóa (hòa thượng Tuyên Hóa) giảng cũng rất hay đó, rãnh em vào trang của ông mà xem.
Thế ạ, Thank chị!!!
Trả lờiXóaVô tình kỳ này em lại biết thêm một số kiến thức Phật giáo. Hay thật.
Chị chuẩn bị bay về VN đây. Bye em.
Trả lờiXóa