Rating: | |
Category: | Books |
Genre: | Romance |
Author: | Bạch Cư Dị - 白居易 |
花非花.
白居易
花非花,
霧非霧,
夜半來,
天明去。
來如春夢不多時,
去似朝雲無覓處 !
Hoa phi hoa.
Bạch Cư Dị
Hoa phi hoa ,
Vụ phi vụ ,
Dạ bán lai ,
Thiên minh khứ 。
Lai như xuân mộng bất đa thời,
Khứ tự triều vân vô mịch xứ !
Trưa nay đọc bài viết của anh Bulukhin: "Một thoáng chiều" , thì tự nhiên trong tôi lại ngân nga "Hoa phi hoa. Vụ phi vụ... chẳng là hoa cũng chẳng là sương.." Thế là trưa về không ngủ, lục quyển 絕妙好詞 - "Tuyệt diệu hảo từ" mà tôi mang từ Taiwan về từ độ nọ ra tìm lại bài thơ..
Tôi tạm dịch, nếu có gì thiếu xót mong các bạn bỏ qua cho nhé. Chỉ là ngâm nga tí vần thơ xưa, những cảm xúc bất biến theo thời gian, những cảm nhận ở một lúc nào đó thật là đáng trân trọng biết bao.
Hoa phi hoa ! (Hoa không phải là hoa)
Bạch Cư Dị
Chẳng là hoa
Chẳng là sương
Nửa đêm đến
Ánh minh về.
Đến như xuân mộng không nhiều thủa.
Đi tợ mây trời biết tìm đâu..
TTM phỏng dịch.
PP. chiều 25/8/2011
Hoa phi Hoa (hoa chẳng là hoa)
Trả lờiXóaVụ phi vụ (Sương chẳng là sương)
Giống hoa mẫu đơn nhỉ
Trả lờiXóaHoa ở trên màu hồng là hoa đào. Còn hoa mẫu đơn thì cũng gọi là hoa Trang đó Bống ơi!
Trả lờiXóaBi đi chôm về cho CG tài liệu đấy!
Trả lờiXóaHoa Phi Hoa
Hoa phi hoa, vụ phi vụ,
Dạ bán lai, thiên minh khứ.
Lai như xuân mộng kỷ đa thì,
Khứ tự triêu vân vô mịch xứ.
Dịch Nghĩa:
Hoa Chẳng Phải Hoa
Hoa chẳng phải hoa, sương chẳng phải sương,
Nửa đêm rồi, trời đã sáng.
Đến như giấc mộng xuân chẳng mấy hồi,
Đi như mây sớm chẳng biết đâu mà tìm.
Dịch Thơ:
Hoa chẳng phải hoa, sương cũng chẳng,
Đêm nửa đêm rồi, trời đã sáng.
Đến như xuân mộng chẳng bao lâu,
Đi như mây sớm không tăm dạng.
Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Hải
-- Bản dịch của Phụng Hà: --
Hoa chẳng hoa,
Sương chẳng sương.
Nửa đêm ai đến,
Lên đường rạng đông.
Đến mang bao mộng xuân nồng,
Đi như mây sớm, phiêu bồng phương nao?
-- Bản dịch của Nguyễn Tâm Hàn --
Chả phải hoa
Chả phải sương
Nửa đêm tới
Sáng lên đường
Lại trao tình thắm tô Xuân mộng
Mây sớm tan vèo biệt cuối phương
Bài dịch cũng hay đó Bicon ơi!
Trả lờiXóaNăm đó khi đọc nguyên gốc chữ Hán, vì cô đọc chữ ô vuông đó sẽ dễ hiểu hơn đọc chữ Hán Việt mà, chữ ô vuông đó cô sẽ dễ dịch ra tiếng Việt của mình hơn. Và cô đã phóng tác ngay lúc đó như sau:
Trả lờiXóaChẳng là hoa
Chẳng là sương
Nửa đêm em đến
Sáng em về..
Đến như giấc mộng xuân không đợi
Đi tựa mây trời biết tìm đâu..
Chị cũng thích thơ Đường ạ? Quỷ khoái lắm.Quỷ rất thích bài Trường Hận Ca của Bạch Cư Dị, Vô đề của Lý Thương Ẩn. :)
Trả lờiXóaThấy Hoa phi hoa của chị lại nhớ Trúc Chi Từ
Trả lờiXóaSơn đào hồng hoa mãn thượng đầu.
Thục giang xuân thủy phách sơn lưu
Hoa hồng dị suy tự lan ý.
Thủy lưu vô hạn tự nùng sầu.
Thì cũng đọc bài nào mình thích đó em.
Trả lờiXóaMấy bài dịch sưu tầm của Bi hay quá M.
Trả lờiXóaMấy câu nầy là trong cuốn Cánh Hoa Chùm Gởi của Quỳnh Giao mà Gia Gia hay ngân nga một mình.
Trả lờiXóaĐúng rồi đó Nilan ơi, hồi nhỏ chị cứ ôm quyển Cánh hoa chùm gửi mà đọc tới mê.
Trả lờiXóaChẳng phải ma
Trả lờiXóaVẫn là người
Yêu đời ,yêu bạn cùng thời đó thôi
Đêm tàn, mai nắng lên rồi
Người đi xa nhớ...người ngồi nhà trông
( vịnh mấy câu của Bicon cho vui !)
-- Bản dịch của Nguyễn Tâm Hàn -- dịch thơ Bạch Cư Dị
Trả lờiXóachứ Bicon mà làm thơ thì còn hay hơn bản dịch này nữa đó anh Rừng ơi!
Chỉ là sương
Trả lờiXóaChỉ là khói
Bước từ mộng ảo ghé trần khơi
Đêm tàn, mai nắng người đâu tá!
chẳng là sương
chẳng là hoa.!!
Lai như xuân mộng bất đa thời,
Trả lờiXóaKhứ tự triều vân vô mịch xứ !
Đến như giấc mộng xuân ít ỏi
Đi như mây sớm biết tìm đâu...
Bài này có lẽ ảnh hưởng đến Chế Lan Viên khi viết :" Hoa súng trắng/ Hoa súng hồng, mày có phải hoa không?", đúng không chị. Chị là gốc Hoa hay Việt đấy chị?! Hii, phụ nữ thích chữ Hán hơi hiếm đấy ạ.
Đoán thử xem Toro ơi!
Trả lờiXóaCG ơi, HT chẳng làm thơ được, nhưng lại rất thích thơ của người khác cơ.
Trả lờiXóaNgười làm, người ...hưởng, thật ....Công bằng CG nhỉ?
Anh Rừng giỏi thơ thật, Bi ....dốt lắm. Huuuuuuuuuu
Chẳng phải tỉnh
Trả lờiXóaChẳng phải ngơ
Ban ngày thỉnh thoảng vẫn nằm mơ
Hoa quỳnh mới nở không khuya nữa
Người mới quen người, thơ vẫn thơ
Bicon mà nói vậy thì Cô khóc huhu... đó... huhu.
Trả lờiXóaNgười Rừng làm thơ hay
Trả lờiXóaGiữa tỉnh và cơn say
Trở về nơi rừng vắng
Vẫn lúy túy cơn say..
Để bàn về bài thơ "Hoa phi hoa" của Bạch Cư Dị bu nghĩ không thể không đề cập đến vài nét về sự thăng trầm trong công danh sự nghiệp cùng những tầng vỉa văn hóa nơi tâm tưởng ông do xã hội Trung Hoa thời ông sống (772 - 846) hun đúc nên. Thời trẻ, song song với tư tưởng xã hội, đấu tranh cho lí tưởng công bằng, nhân đạo, ông làm quen với Phật và Lão. Sau khi thất bại, ông sinh ra bi quan, ý chí tiêu trầm, trở về với tư tưởng tri túc bảo hòa của Lão, tìm vô sinh, quay lại đường giác của Phật. Về già ông sống ở Lạc Dương, tha hồ vui thú với điền viên, tiêu dao cùng thơ rượu. Hoa phi hoa là một biểu hiện khá rõ con người Bạch Cư Dị phần cuối đời.
Trả lờiXóaBài thơ 26 từ mà có đến 2 chữ "phi" (không phải), 2 chữ "khứ" (đi), 2 chữ "lai"(đến), một chữ "vô" (không) gợi ta nghĩ đến sự biến dịch của 64 quẻ của dịch kinh. Nhưng chú ý kĩ vào tựa đề "Hoa phi hoa" thì thấy giáo lý Phật giáo Đại thừa hằn vào quá rõ. Nó cũng là cách nói " vạn pháp giai không" của nhà Phật. "Phi hoa" không phải không có bông hoa, mà bông hoa kia chỉ là giả hữu, không thật có như ta tưởng. Những thành tố tạo nên nó đang biến hoại đi từng sát na. Cũng như ta mất 1 giây đồng hồ giới thiệu với bạn bè: "đây là cô A". Nhưng khi người nghe nhận ra được cô A thì cô ta đã chết đi sống lại hơn 740752 lần, và người giới thiệu, người nghe, cũng thay đổi đi ngần ấy lần. Vậy thì ai trong số ba mẫu người ấy có tự tính để được gọi là thật có? Ban đêm nhìn một ngôi sao lấp lánh ta bảo có một ngôi sao, nhưng thực ra ngôi sao kia đã bị hủy diệt hàng ngàn năm trước mà ánh sáng của nó đến mắt ta chưa kịp tắt. Tức là có một ngôi sao mà cũng không có ngôi sao ấy. Kinh Ma ha bát nhã ba la mật đa Tâm kinh nói: " Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc" . Kinh Kim Cang có câu: " Cái gọi là phật pháp tức không có Phật pháp nên gọi là Phật pháp". Cũng như Bạch thi sĩ nói "Hoa phi hoa" (hoa mà không phải hoa), "Vụ phi vụ" (mù mà không phải mù) vậy. Với nhận thức trên bu tui cho rằng "Hoa phi hoa, vụ phi vụ" mà dịch thành "Chẳng phải hoa, chẳng phải sương" (Bản dịch của Nguyễn Tâm Hàn) thì chưa lột tả được độ sâu cảm xúc của họ Bạch. Vì chỉ tay vào quyển sách ta có thể bảo: chẳng phải hoa, lại chỉ tay vào ngọn lá cũng có thể nói: chẳng phải sương. Xét ra không sai nhưng không can dự gì vào bài thơ "Hoa phi hoa" của Bạch Cư Dị . Bỏ đi chữ "hoa" và chữ "vụ" trước chữ "phi" trong hai câu trên là tước hết hồn vía của bài thơ. Nhân thể bu giới thiệu một bản dịch của Hải Đà để chủ nhà và các bạn tham khảo.
Như hoa mà chẳng phải hoa
Giống mù mà chẳng phải là mù sương
Nửa đêm chợt đến lạ thường
Sớm mai thức giấc lên đường lại đi
Đến như thoáng mộng xuân thì
Rồi như mây sớm lại đi phương nào?
Vâng, cám ơn anh Bu đã luận bàn về bài thơ.
Trả lờiXóaDù muốn chỉ thể thơ với ba chữ như nguyên văn, M cũng không nên dịch bỏ chữ "hoa" và chữ "sương" ở đầu, vì như vậy sẽ không lột tả hết hàm ý của Bạch Cư Dị.
Hoa chẳng phải là hoa
Sương chẳng phải là sương
Nửa đêm thì lại đến
Trời nắng sáng lại đi
Đến như giấc mộng xuân ít ỏi
Đi tựa mây trời biết về đâu...
1- Kiến nghị
Trả lờiXóaHoa chẳng phải hoa
Sương chẳng phải sương
Nửa đêm vừa đến
Sáng đã lên đường
Đến như giấc mộng xuân ít ỏi
Đi tựa mây mù biết về đâu
2- Có bản ghi là "Triêu minh khứ" thay vì "Thiên minh khứ". Triêu minh sát nghĩa buổi sáng hơn. Vụ là mù nhưng để cho dễ đọc ta chấp nhận dùng chữ sương vậy. "Khứ tự triêu vân vô mịch xứ" là đi tựa mây mù không biết chìm vào đâu. Chao ôi dịch là phản, bu nghĩ sao nói vậy thế thôi.
Anh Bu ơi!
Trả lờiXóa1. chữ 霧 này dịch Hán Việt là vụ, theo tự điển Thiều Chửu như sau:
霧 vụ
Sương mù.
Nguyên nhân cũng như mây, xa đất là vân 雲 mây, gần đất là vụ 霧 mù.
Đỗ Phủ 杜甫 : Hương vụ vân hoàn thấp 香霧雲鬟濕 (Nguyệt dạ 月夜) Sương thơm làm ướt mái tóc mai.
Tản Đà dịch thơ : Sương sa thơm ướt mái đầu.
2. Riêng 天明去 căn cứ vào quyển "絕妙好詞 - Tuyệt diệu hảo từ" mà M mang từ Taiwan về cũng ghi là "天明去 Thiên minh khứ"
Và căn cứ trang này http://baike.baidu.com/view/52301.htm , thì cũng ghi 天明去 đó anh. Do đó mình đành chấp nhận là "Thiên minh khứ". Và nếu đọc và nói từ chữ Hán 天明去 thì hiểu sát nghĩa là "khi ánh sáng ban ngày đến thì lại đi" hay "khi bầu trời sáng thì lại đi"...
Vâng, đúng như anh nói, dịch là phản, và đôi khi ta dịch phản lại ý của thi sĩ, nhưng đôi khi cũng tùy vào tâm trạng mà bản thân ta có những cảm nhận cũng khác hơn ý của chủ nhân câu thơ đó.. mà dù sao phỏng dịch thì cũng nên sát với ý thơ của thi sĩ.
Và M cũng đồng ý với anh là khi ngâm nga đọc "花非花, 霧非霧 Hoa phi hoa; Vụ phi vụ..." thì ta cũng có hình dung đến:
佛說非身, 是名大身 Phật thuyết phi thân, thị danh phi thân.
Hay 我相即是非相, 人相, 眾生相, 壽者相即是非相.. Ngã tướng tức thị phi tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng tức thị phi tướng..
Hiii học trò TTM học Phật pháp và học chữ vuông vuông này không tới đâu.. làm anh Bu bức xúc mà phải "Chao ôi .." mãi thôi.. Nhưng M sẽ xin lãnh hội việc chỉ bảo của anh đó, cám ơn anh nha.
Bài bình của bác Bu thật chí lý, đúng là phải để chữ Hoa, chữ Vụ trong phần dịch mới sát với ý tác giả, Hoa mà không phải Hoa, Sương mù mà không phải Sương mù... như một hình tượng để nói về triết lý sắc không của nhà Phật. Nếu ta có được tinh thần vô chấp, không chấp vào hình dung sắc tướng của vạn vật vốn vô thường thì đời đỡ đau khổ phải không các bác...
Trả lờiXóaNghe anh Bu giới thiệu nhưng em sang đọc thôi ..vì phải đi ngay ,khi về sẽ cùng chung vui với các bạn lớn :)
Trả lờiXóaGió không đủ khà năng hiểu được hết cái thâm thúy của lý lẽ nhà Phật và thơ Bạch Cư Dị nhưng cũng xin được nêu suy nghĩ của riêng mình, hy vọng sẽ được học hỏi thêm ở anh Bu , chị huynhtran và bạn Toro về điều này .
Trả lờiXóaTheo Gió thì ý nghĩa bài thơ “Hoa phi hoa” của Bạch Cư Dị nói về cái mong manh của cuộc đời , cứ như cách ông nói : “Dạ bán lai.Thiên minh khứ” là ta thấy được ngay cái “Có”, cái “Không” giữa cuộc đời chỉ mong manh như cái chớp mắt. Hoa tượng trưng cho thân phận con người , Sương tượng trưng cho mọi lợi danh mà con người luôn đeo đuổi ..Cả Hoa và Sương đều mang vẻ lóng lánh của cái đẹp nhưng thật ra nó rất mong manh, có đó rồi mất đó, mà có lẽ nhờ trải qua cuộc đời thăng trầm cộng thêm với những điều ngộ ra từ ý nghĩa Sắc_Không của Đạo Phật, Bạch Cư Dị đã có cái nhìn đầy Đạo trong Thơ như thế ...
Cũng vì thế Gió đồng ý với anh Bu khi diễn nôm bài thơ nếu bỏ chữ HOA và chữ VỤ trước chữ Phi sẽ làm mất đi cái thâm thúy mà bài thơ muốn gửi gắm ...Tuy nhiên nếu để ý thêm ta sẽ thấy hình ảnh của Hoa và Sương lại được BCD dùng với LAI và KHỨ, một động từ ẩn dụ của sự mong manh, của cái mất_còn mà con người hoàn toàn bất lực...sự bất lực này được thấy rõ nhất ở 2 câu thơ cuối:
Lai như xuân mộng bất đa thời.
Khứ tự triều vân vô mịch xứ.
Với cách hiểu bài thơ như thế,Gió mạo muội diễn Nôm bài thơ theo ý mình, mong được sự góp ý của những người bạn lớn.
BÀI 1:
Hoa chẳng phải hoa
Sương chẳng phải sương
Nửa đêm rực rỡ
Sáng đã tàn hương
Đến như giấc mộng xuân tan vội
Đi như mây sớm biết đâu lường..!
Bài 2:
Là hoa , là sương mà chẳng phải
Nửa đêm vừa đến sáng đi mau
Đến như giấc mộng xuân giây lát
Đi tựa mây trời chẳng biết đâu..!
Nhờ chị M làm chữ lớn hơn hộ Gió nhá
Trả lờiXóaGiáo lý đại thừa chủ trương "phi hữu, phi không. Diệc hữu diệc không". Bu nghiền ngấm và tâm đắc lý thuyết này nên thấy "Hoa phi hoa" của Bạch Cư Dị thì "bình loạn" hơi thiên về duy lí. Tuy nhiên trước khi "say sưa" với giáo lý đại thừa bu tui có viết " Bài thơ 26 từ mà có đến 2 chữ "phi" (không phải), 2 chữ "khứ" (đi), 2 chữ "lai"(đến), một chữ "vô" (không) gợi ta nghĩ đến sự biến dịch của 64 quẻ của dịch kinh". Bài viết của gió đi sâu vào khía cạnh biến dịch này một cách mềm mại và thuyết phục. Khi Bạch Dị thốt lên bài thơ là ông chiêm nghiệm cuộc đời thăng trầm của chính mình, trong đó tư tưởng Khổng- Lão- Phật thành một tổng hòa. Rõ ràng ông làm thơ theo cảm xúc thi sỹ chứ không phải đang gõ mõ tụng kinh như một nhà sư thực thụ. Bu nhấn mạnh vào khía cạnh Phật giáo cốt để khẳng định không thể bỏ chữ "hoa" và chữ "vụ" trước chữ "phi". "Không phải hoa","không phải sương" thì chỉ vào bất cứ cái gì cũng có thể nói như thế được. Bản dịch của gió: "Là hoa, là sương mà chẳng phải" tức cũng là một cách nói "hoa phi hoa" "vụ phi vụ". Tạm gọi cách nói của gió mềm mỏng, nữ tính, còn cách nói của họ Bạch hơi trực ngôn vào giáo lí đại thừa.
Trả lờiXóaGió ơi ! M không sửa được đâu, mà tự Gió sửa theo cách hôm trước nói rồi đó.
Trả lờiXóa詩非詩
Trả lờiXóa語非語
Em làm hoài không được ,nhưng ko cần ...thế đọc được rồi chị ạ !
Trả lờiXóaVâng , Gió cũng nghĩ thế ..Hoa và Sương hay bất cứ thứ gì thì cũng đến để đi thôi ...
Trả lờiXóaKhi dịch Gió cũng dựa vào ý thơ nhiều hơn nghĩa từ ...và đúng là hơi mềm mỏng hơn cái khẳng định của thuyết Sắc _ Không trong Thơ của Bạch Cư Dị ..:)
Các nhà ..luận học ...
Trả lờiXóaNgỡ như hoa,chẳng là hoa
Trả lờiXóaNgỡ như sương đục,chẳng hòa cùng sương
Giữa đêm sâu dáng tỏ tường
Tinh mơ tan biến khi dương quang về.
Mộng xuân mấy thủa đê mê
Chỉ như mây thoảng chiều quê hôm nào.
YÊN HỒNG phóng tác theo cảm xúc của mình từ bài thơ Hoa Phi Hoa của Bạch Cư Dị.Vì bài thơ này chứa đựng tư tưởng triết học Phật Giáo sâu sắc công với cảm xúc đặc biệt của thi nhân qua Hán ngữ,nên mình không dám dịch (mà có dịch nỗi đâu ! hehe...),nhưng mình cũng thật sự xúc động rất nhiều khi đọc nguyên tác bài thơ này...
Ngỡ là nàng đến chẳng là nàng
Trả lờiXóaNgỡ là giọt sương, sương chẳng sang
Nửa đêm nàng đến sương cũng đến
Rạng sáng nàng sương cũng biến tan..
Mộng xuân một thủa mênh mang
Đến rồi đi dạ những mang mang nơi nào..
Vâng, M đọc bằng chữ Hán, nên cũng có những cảm xúc thật khó mà nói nên lời anh ạ.
Trả lờiXóaNên cũng chẳng dám luận bàn.
Chẳng phải thân
Trả lờiXóaChẳng phải sơ
Vào mạng thấy người ấm áp
Mạng out người hóa hư vô.
Đến như xuân mộng, làm ta nhớ
Đi như mây trắng khó ai quên...
Tặng hai bác T.M
Mình biết bài thơ này từ hồi nhỏ xíu, đâu 11,12 tuổi gì đó, đúng là từ Cánh hoa chùm gửi của Quỳnh Dao. Hồi ấy, dì Út của mình thích tiểu thuyết Quỳnh Dao và thế là mình cũng đọc ké! Không hiểu nhưng thấy thích và cứ mường tượng cảnh Gia Gia đi trong vườn và tiếng đọc vang vang...
Trả lờiXóaCó lẽ cũng do ấn tượng từ hồi đó, mình vẫn thích bản dịch sau:
Chẳng phải là sương chẳng phải hoa
Nửa khuya em đến, sáng em về
Đến như giấc mộng xuân không đợi
Đi tựa mây trời không định nơi
Đọc comment của các bạn, thấy mình vẫn còn lâu lắm mới ngộ ra Hoa phi hoa vụ phi vụ...
Rồi thì cũng có người quên..
Trả lờiXóaQuên hoa lay.. trước ngõ
Quên sương trên.. mái đình..
Đúng là của Quỳnh Dao đó Thunhan ơi! dạo ấy M mê truyện của QD lắm.
Trả lờiXóaNhư một bài haiku
Trả lờiXóaLặng nghe, các đàn anh, đàn chị. Đúng là "hoa phi hoa".
Trả lờiXóaHoa chẳng là Hoa
Trả lờiXóaSương chẳng là sương...!