Sáng nay trong những ngày cuối năm bận rộn, thiếu chút tiếng cười rộn rã... nhưng trong lúc tranh thủ đọc tí báo trước khi đi làm thì đọc được bài viết dí dỏm này của một tác giả ở San. Jose viết về "chả - nem", thật vui vui cũng cười vui được cho một ngày mới nên lại đưa về đây cho các bạn xem.. "Nụ cười ngàn thang thuốc bổ".
Chúc bạn bè một ngày mới cuối tháng 11 sắp qua đi trong bình yên.
TTM sưu tầm
PP. 24/11/2011
Chả - Nem
Ngô Đồng.
Trong tục ngữ Việt Nam có câu: “Ông ăn chả bà ăn nem” chẳng hiểu xuất xứ từ miền nào, miền bắc miền trung hay miền nam, miền nào cũng có chả, cũng có nem, miền nào nem – chả cũng ngon cũng là món đặc biệt! Chối cãi sao cũng không được, giải thích sao cũng không xong, khi hầu hết chín mươi tám phần trăm các ông các bà độ tuổi già hơn bốn mươi, nhất định hiểu câu “Ông ăn chả bà ăn nem” là ngoại tình, là thích tìm “của lạ.”
Làm chả kiểu người Bắc, là băm thịt thăn cùng đầu hành hoa (hành lá) cùng tiêu tỏi, nêm nếm vừa miệng, nắm thành miếng khoảng ba ngón tay tròn trịa, để lên chiếc vỉ kẹp lại, nướng trên than hồng, món chả này ăn với bún rau muống chẻ, rau diếp, rau mùi (ngò) rau thơm đủ loại, các nhà hàng gọi tên rõ ràng “bún chả Đồng Xuân” để thực khách biết món bún chả miền Bắc được bán ở chợ Đồng Xuân giữa thủ đô Hà Nội nổi tiếng ngày xa xưa, khác với món bún thịt nướng miền Nam.
Sự khác nhau của hai món bún này rất lý thú:
- Bún chả thì có đĩa rau xếp tỉ mỉ rau diếp (một loại rau sà lách mỏng lá lụa, ăn có vị ngọt, trồng lại trên đất San. Jose ăn có vị đắng) rau húng nhũi (mint) rau húng cây, mùi (ngò) tía tô, rau muống chẻ thật mỏng, kề bên đĩa bún có hai con bún trắng tinh, quan trọng nhất là bát nước mắm pha chanh điểm vài đóa hoa tỉa bằng cà rốt, chờ đợi miếng chả nướng vàng thả vào. Không chỉ là miếng chả thôi, lại còn vài miếng thịt vai nướng cháy cạnh để thêm thắt vào cho miếng chả thêm duyên. Khi ăn, người ta thong thả ngắt rau xếp vào bát, gắp tí bún để lên rau sao cho vừa một miếng, xắn miếng chả, lựa miếng thịt có mỡ nướng cháy cạnh, nhẹ nhàng chan tị nước mắm, sau cùng là nâng bát lên miệng. Đầu lưỡi hân hoan đón lấy trọn vẹn, bao hương vị dịu dàng như cái lạnh se se buổi sáng Hà Nội, được hơi ấm phả ra từ chiếc lò than hồng ôm ấp, tai nghe tiếng xèo vì mỡ từ chả thịt rỏ xuống, cùng lúc mùi thơm của hành bốc lên ngang mũi. Món quà sáng vương giả thảnh thơi, nhìn bà cụ răng đen khăn mỏ quạ, luôn tay trở vỉ thịt chả, ngừng phút nào cụ lại thoăn thoăt chẻ rau muống, quạt lò than, đứa bé sai vặt dọn mâm mời khách.
- Bún thịt nướng khác xa, trong cái tô to, xếp sẵn rau thơm, giá sống, dưa leo, rồi đến bún, thịt nướng từng miếng to, đậu phụng rang giã nhỏ, mỡ hành, đồ chua sắt sợi. Nước mắm pha nhiều vị ngọt được chan thẳng vào tô, người ăn chỉ cần trộn đều lên là ăn thoải mái.
Trong Nam, nói đến chả là nói đến giò lụa, nghe câu cho thêm miếng chả trong tiệm bánh cuốn, có nghĩa là thực khách muốn ăn thêm giò lụa. Đi chợ nghe câu: “bán cho cây chả” là hiểu người mua muốn mua cây giò lụa.
Người Bắc phân biệt giò và chả rất rõ ràng. Giò lụa – giò thủ - giò bò – giò gân là nói đến một loại thức ăn được gói tròn trong lá chuối theo hình ống, sau đó đem luộc trong nước sôi, dĩ nhiên giò chưa chín được gọi là giò sống, dùng để nấu bún mộc, hay nấu canh rau. Chả là một món ăn có hình dẹp tròn như:
- Chả chiên cũng làm từ thịt heo xay như cách làm giò lụa, để lên mặt đĩa dẹp ép xuống, sau đó rán trong dầu nóng.
- Chả quế, thay vì chiên, dùng một ống tròn, để giò sống chung quanh sau đó đặt ống chả nằm ngang, xỏ trục quay tròn trên lửa than hồng, vừa nướng vừa quét nước quế lên mặt chả. Khi chín cắt chả xếp lên đĩa.
Ngày xưa, trong các đám tiệc miền quê có mổ heo, ngả bò, người ta giã thịt nóng (thịt còn ấm vừa lóc từ con heo ra, không rửa nước) chỉ nêm nước mắm ngon, chút bột ngọt, tí hàn the (dĩ nhiên khi xưa chưa ai biết hàn the là chất độc, ăn vào chết sớm). Chiếc cối to giữa sân, hai thanh niên lực lưỡng giã chày nhịp nhàng, chỉ khoảng ba tiếng gói được chục cây giò là thường. Sau này tân tiến hơn, người ta dùng máy mô-tơ cho lưỡi bén quay tròn theo chiều ngang trong cái phễu bằng gang, các lò thịt cung cấp thịt nóng ban đêm, để thịt được xay khi trời mát, độ nóng phát ra từ mô-tơ không làm giò bị bệu.
Ngày còn bé, may mắn người viết sống kề bên nhà gói giò, làm bánh dầy nên tha hồ ngắm nghía cách làm giò sống, tha hồ được thử giò đầu, nhất là không ít lần được cho hẳn một cây giò xinh xinh, to bằng ba ngón tay, vì đã phụ lau lá, cắt dây lạt thật đều, nhất là nói chuyện líu lo.
Bây giờ, có máy xay thịt trong nhà, muốn làm giò kiểu ngày xưa không khó, các công thức được chia sẻ trên các trang gia chánh nhiều không kể hết. Bà bác họ nhờ làm giò lụa bỏ mối ở Orange County từ cuối thập niên 1980, mà gầy dựng cả một cơ ngơi bền vững cho con cho cháu. Bác đã nghỉ hưu không làm nữa, cho công thức dễ như đùa:
- 1kg thịt mông, bỏ da xay nhuyễn hai lần.
- 1 gói bột nổi cho vào chút nước hòa tan.
- 5 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh bột khoai tây, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê muối, 4 muỗng canh dầu ăn.
- Trộn tất cả vào nhau, cất tủ lạnh một đêm, muốn nhanh cất vào tủ đá 2 tiếng, sau đó dùng máy xay thịt xay cho đến khi thịt dẻo bóng là xong.
Công thức thì dễ, máy xay thì khó, máy phải có công suất thật mạnh, máy yếu phải chia ra xay ba bốn lần, mô-tơ bị nóng là giò không ngon, thành ra vừa xay được một chút lại tháo máy ra cất vào tủ lạnh, mất công vô cùng, nên ra tiệm gìo chả Bắc Hương – Phú Hương cho xong. Lạ lùng là ngày xưa ăn giò ngon ơi là ngon, thương con lắm mới trộn cơm cùng giò lụa cho ăn, nay thấy giò bỗng ngán.
Chuyện chả chuyện giò xong,
bây giờ mới ngó đến nem.
Miền bắc cũng có nem, được làm bằng thính gạo, da heo luộc, thịt luộc thái nhỏ như bì ăn cơm tấm trong nam, cùng giềng thính, nắm chặt ủ trong lá dâu, lá chuối đến khi chua ăn cùng rau thơm, lá sung, câu ca dao:
- "Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mải vui quên mất lời em dặn dò."
Ắt hẳn là nắm nem kiểu vừa kể ở trên. Rồi không hiểu tại sao từ cái nắm nem miền bắc khi vào đến miền trung cũng cái nắm nem ấy, thay vì chỉ có da heo, người ta dùng thủ, có tai mũi lưỡi luộc xong thái mỏng, uớp với nước mắm nấu đường, cùng thính mè rang, nhất là củ riềng bằm nhuyễn lại được gọi là tré . Hình ảnh cái tré rất lạ, nắm thật chặt gói trong lá ổi – lá vông cho không bị mốc, có nơi dùng lá chùm ruột, sau đó dùng rơm bó lại hai đầu.
Nem miền nam, được làm bằng thịt heo, cùng da heo lạng mỏng thái chỉ- trộn muối diêm, tỏi ớt, lót một lớp lá vông, lá ổi, sau đó gói chặt trong lá chuối, sao cho thật kín để thịt lên men chua.
Ngoài món nem sống này, người miền nam có món nem nướng, dùng thịt xay, trộn muối diêm cho thịt trở đỏ lên men chua cùng tỏi thật nhiều, sau đó nặn thành hình tròn nhỏ chung quanh que tre, và đem nướng, các bà các cô rất thích món nem nướng này, vuốt một cây nem, đặt lên bánh tráng mỏng đã nhúng nước mềm, có rau sống, chút bún, cuốn tròn dài thẳng thớm, chấm vào bát tưong pha đặc biệt, cho vào miệng cắn buổi trưa rảnh rỗi thì còn món quà vặt nào ngon hơn được.
Không hiểu có sự pha trộn nào không trong các món chả - nem ba miền, trong khu ăn uống Century Mall người ta nhất định là nem Tuy Hòa – Nha Trang ngon nhất, rồi câu “Ông ăn chả - bà ăn nem” là thế nào? Ông miền bắc – bà miền nam hay sao?
Bà chị nghe xong cười như nắc nẻ, bảo: “Cô khéo mà tơ tưởng chả với nem. Nói trắng ra là họ chán cơm nhà, thèm phở thèm đặc sản ấy mà. Ở Mỹ này thì ông ăn hamburger – bà ăn hotdog.”
Tết sắp đến, định gói vài cây giò, ủ ít nem, nắm ít tré ăn tết mà bận tìm xem chả với nem dính dáng gì với chuyện ngoại tình của ông của bà đến hết cả thì giờ. Có lẽ gọi điện thoại đặt mua cho tiện việc, nhất là giúp các cụ ở nhà, không phải đi làm tám tiếng, có thì giờ gói nem, nắm tré, kiếm chút tiền mua vé máy bay về Việt Nam, cho con cho cháu.
Ngô Đồng.
Ông và Bà ở miền Bắc, miền Nam ắt hẳn có kiểu ăn Nem và ăn Chả khác nhau đây! Tuy rằng bản chất như nhau, nhưng có lẽ mỗi kiểu, mỗi khác nhau! Chắc thử mới....biết hết cái ...Hay!Heeeeeeeeee
Trả lờiXóaNghe cái giọng cười thì giống Bicon...!!!!
Trả lờiXóaHeeeee. Có tật giật mình . vô xem tưởng nói về mình . Hóa ra không phải nên đi ra - yên trí
Trả lờiXóaHeeeeeeeeeeeee với Bống nè... Bống làm M bùn cừi quá đi thôi!
Trả lờiXóaEm định tìm cái chương trình "Hỏi xoáy đáp xoay" có giáo sư Cù Trọng Xoay nói về "Ông ăn chả, bà ăn nem" để cho luôn vào đây mà vẫn chưa tìm được. Kết luận một câu là hai ông bà có sở thích giống nhau thích ăn nem chả nhưng vì chí hướng khác nhau nên mỗi người đi ăn một hướng cùng với người khác, he he.
Trả lờiXóaNem ngon nguoi moi them nem. Cha ngon (chang ngon)sao lam nguoi them qua ta !?
Trả lờiXóa" Chả chả -Nem nem
Trả lờiXóaChả ăn thì đừng
Lem nhem zí Nem
Nem nem-Chả chả
Vợ nhà như...cơm nguội !
Nhưng là Phở tái láng giềng...
Chả chả- Nem nem..."
...
( zụ này nghe dân...gian ca trù ca ẻo như thía nhe chị hai, Vynn không bít mô...hô hô !;)))
Một bài tổng kết thú vị . Thanks chị.
Trả lờiXóaThật ra em khoái Nem hơn chả . Chả biết mình có ngược đời ? hè hè
Trả lờiXóaem thich an cả nem-chả kep trong banh mi nha ba gia. Hehe.
Trả lờiXóaDoc rat hay ba gia oi, dung la nem-cha nha.
Thế thì: Sáng Nem, Chiều Chả...Tối Bánh mì chay Heeeeeeeeee
Trả lờiXóatưởng đâu ông ăn chả bà ăn nem chứ... hehehe..
Trả lờiXóaVới chị, chỉ có nem chả Nha Trang là ngon nhất và năm nào cũng gửi mua từ Nha Trang vào. Sống ở SG từ 1995 nhưng chưa bao giờ ăn chả nem SG...
Trả lờiXóaĐúng là chả lụa ở Nha Trang ăn ngon hơn trong này đó chị.
Trả lờiXóaVậy hôm nào tìm được thì đem qua nhé BTT ơi!
Trả lờiXóaTóm lại là nem cũng ngon mà chả cũng ngon đúng không anh Edward ơi!
Trả lờiXóaGiời ạ!! Vynn mà hem bít thì ai bít vào đây nè giời..!
Trả lờiXóaĐọc cũng vui hén Andro ơi!
Trả lờiXóaNgon đó nhỏ à.. túm lại là ăn cả chả và nem như anh Edward.. hehe
Trả lờiXóaBicon nói được thì làm được đó nhé!!!
Trả lờiXóaTưởng hay nhỉ !! hihiiiiiiiiiii
Trả lờiXóaNem Tuy Hòa - Ninh Hòa ngon chị nhỉ! lâu rồi kg được ăn.
Trả lờiXóaĐể có dịp thì ăn thử, có khi có ăn qua rồi lại quên.
Trả lờiXóaCủa Hà Nội NY ăn thử chưa? Heeeeeee Ngon rất ....Hà Nội Hiiiiiiiiii
Trả lờiXóaChả Gửi là Chả người ta,
Trả lờiXóaChả mình tự Kiếm mới là Chả...Ta...
Heeeeeee Chị Hà nhỉ?
Có người nhắc khéo trâu rằng
Trả lờiXóaTrâu hãy ăn cỏ đồng làng trâu ơi…
Đồng làng trâu muốn lắm thay
Ngặt vì làng chặn lối rồi còn đâu
Rào đơn rào kép hai đầu
Chặn như muốn đuổi trâu sang làng người
Để trâu khóc đứng khóc ngồi
Đói ăn còm cõi ai thời biết cho
Chặn lối thì thật gay to
Sao làng gọi bảo đừng lo chờ làng
Trâu muốn ăn cỏ đồng làng
Ta đây lại sợ lệ làng bắt vây
Cỏ đồng làng tốt lắm thay
Thơm non mướt mượt ngây say cánh cò
Đồng xa mỏi gối âu lo
Ta còn lưỡng lự làng cho hỡi người
Đồng làng cỏ mọc tốt tươi
Nhưng mà làng giữ chẳng thời cho ăn
Lẽ nào chịu đói mần răng
Trâu đành kiếm cỏ của làng kề bên
Bao giờ cho đến tháng giêng…
Nếu làng cho phép ta liền về ăn
Làng bên tuy có khó khăn
Nhưng mà cũng phải liều thân vượt vào
Đồng làng đợi mãi làm sao
Lệ làng liệu có phá rào được chăng
Đêm khuya trăng sáng mênh mang
Riêng trâu thui thủi bẽ bàng cỏ khô
Cỏ khô mắc nghẹn phát dồ
Đói lòng cũng phải nam mô cửa Thiền
Còn ta trâu sứt chân kiềng
Có ai chăn dắt ta liền theo không
Hỡi cô cắt cỏ má hồng
“Cô chửa có chồng còn đợi chờ ai”
Buồm giăng gió cứ lặng hoài
Để thuyền đợi mãi bến này sao đang
Làm ơn cô hãy tắt ngang
Dắt Trâu len lén kẻo làng rầy la
Cỏ đồng gần, cỏ đồng xa
Mong cô giúp đỡ như là Thánh Tăng
Gió ơi sao gió khẽ khàng
Chỉ hây hẩy thổi buồm giăng giăng buồn
Cải ngồng trôi ngược về nguồn
Gió thu đưa đẩy chuồn chuồn tung tăng
Hỏi rằng người có cho chăng
Hay là làm của dành riêng một người
Hay là đợi đến tháng mười
Thu về cỏ úa còn thời gì đâu…?
Tháng mười ruộng mật ao sâu
Trong veo cá cũng buồn đau ẩn mình…
Tòm tem con sáo thu mình
Ngỡ như Thị Hến đi rình của chua
“Chính chuyên chết cũng ra ma
Lẳng lơ chết cũng khiêng ra ngoài đồng”
Cứ như Màu Thị lại xong
Cuộc đời là mấy phòng không làm gì
Nghĩ suy tính tới tính đi
Cỏ xanh gắng đợi làng chi không làng…?
Nếu không sẽ thật bàng hoàng
Uổng công trâu đợi lệ hàng hàng rơi…
Thôi đừng nhắc khéo làng ơi
Trâu ta ngóng đợi có thời cho đâu
Đợi hoài có lẽ dài râu
Vướng rào mắc giậu biết đâu đường về…
Ruột gan trâu cứ bề bề
Đời ai lại có nhường thê thiếp nào
Thôi đừng than vãn hô hào
Lối riêng riêng có ai nào đi chung…
Trâu đây thuộc giống anh hùng
Dám làm dám chịu nổi khùng thành “GAY”
Một mình trâu thật khổ lây
Cỏ đồng một Tổng để đây sầu lòng…
Ngẫm ra ngạn ngữ thâm cùng
Ngàn năm đúc kết vẫn hùng hồn ta:
“Chính chuyên chết cũng ra ma
Lẳng lơ chết cũng khiêng ra ngoài đồng”…
“Mang thân là gái có chồng
Chín đêm trực tiết nằm không cả mười
Em nói ra đây sợ chúng chị em cười
Má hồng bỏ góa thiệt đời xuân xanh”…
Đói lòng trâu nhịn sao đành
Làng ơi… người có thương tình trâu không
Đêm về gió rít bão giông
Lẽ nào lạnh lẽo lạt lòng sao đang…!!
Có cho không hỡi bớ làng…!
Thời gian thác đổ trên ngàn chảy xuôi
Bồ hòn ngậm đắng khen bùi
Nếu còn duyên phận tiếc thời làm chi
Hãy cho.. cho phắt…cho đi…!
Chần chừ chi mãi khổ vì nhau thêm
Đêm đông ngựa hý Sông Tiền
Nhớ TRÂU làng khóc buồn phiền ủ ê
Lỡ mai làng có cho thì
Trâu đây cũng chẳng thèm gì nữa đâu
Sương giăng ngọn cỏ rầu rầu
Lăn tăn chi nữa mà đau hỡi làng…!
Trâu đây rất muốn liều sang
Đợi hoài ruột héo… võ vàng làng ơi
Cửa đóng… xin then đừng cài
Liều thân làng nhé kẻo hoài XUÂN ĐI… !
bài viết hấp dẫn quá chị, em thấy cả chả và nem đều ngon !
Trả lờiXóaChị cũng nghĩ thế.
Trả lờiXóaNăm nay chị sẽ gửi mua nem chả Nha Trang, M ăn thử nhá.
Trả lờiXóaNhân cái vụ này mới thấy, các bài điếu văn hay ca ngợi người chết chung thủy... quả là không nên vì võ đoán. Ngay cả vợ hay chồng cũng không biết chắc vị hôn phối với mình đã ăn nem ăn chả khi nào hay chưa?... Khái niệm chung thủy xem ra là từ rất rất nhạy cảm. Hii...
Trả lờiXóaQuan điểm của Toro về vấn đề này thì thế nào?
Trả lờiXóaGay go khi bàn về việc này đó Toro ơi!
Vẫn đúng ở mọi trường hợp....khi người quá cố đồng ý không ....cãi lại Heeeeeee. Người đang sống ai lại cố chấp người đã ra đi...(Cho dù lúc sống có ăn Nem hoặc Chả vài lần)Heeeeee
Trả lờiXóa