- Con lặn lội đường xa đến thăm, ta không nỡ để con ra về tay không. Trời về khuya gió lạnh, con cầm đỡ tấm cà sa này xem đó như một món quà nhỏ của ta tặng.
- Hỡi kẻ đáng thương, ta ước gì có thể tặng con một vẫn trăng sáng vằng vặc của đêm nay.
- Cuối cùng thì ta cũng tặng được cho con người đáng thương kia một vầng trăng sáng rồi.
Một vị thiền sư nọ cất túp lều tranh trong rừng sâu để sống ẩn dật tu luyện không tranh đua với đời. Thiền su tiếp xúc với cỏ cây nhiều hơn với con người cho nên tâm hồn ông rất thanh thản vô vi.
Một đêm đêm trăng sáng vằng vặc, ông đi dạo chơi trong núi, giữa khung cảnh thanh tịnh huyền ảo đó, ông đột nhiên khai ngộ ra tự tính bán nhã (1) đã tiềm ẩn từ lâu trong người.
Nhà sư vui mừng rảo bước ra về, không ngờ nơi ông tu hành đang có một kẻ trộm viếng thăm. Tội nghiệp cho tên trộm, hắn không tìm thấy được vật gì quí giá trong túp lều tranh đành thất thểu bước ra thì chạm mặt nhà sư. Thật ra thì nhà sư đã về đến nhà từ lâu nhưng ông ngại sẽ làm cho tên trộm giật mình, vì vậy ông đã nấn ná phía bên ngoài đợi cho tên trộm bước ra, tay ông cầm sẵn chiếc áo cà sa bạc màu mà ông đã mặc nhiều năm trên người. Tên trộm hơi bàng hoàng chưa biết phải làm sao thì nhà sư đã lên tiếng:
Nói xong ông khoác chiếc áo cũ lên người tên trộm, con người đáng thương cảm thấy ngỡ ngàng, hắn lầm lũi ra đi mà không nói được một lời.
Nhìn theo kẻ trộm dần dần khuất vào bóng đêm, nhà sư thở dài lẩm bẩm:
Nhà sư không tặng được vầng trăng cho tên trộm cho nên ông cảm thấy xống xang. Trong đêm sáng trăng thanh tịnh này, không có gì đẹp và thanh khiết cho bằng ánh trăng. Khi ông muốn mang ánh trăng tặng cho người khác, ngoài cái đẹp của sự vật, còn có một ý nghĩa trong sạch và thanh thoát cho tâm hồn.
Từ ngàn xưa, những vị Đại đức của Thiền tông thường dùng ánh trăng để tượng trưng cho tự tính của con người, lý do là vầng trăng đêm mang ánh sáng dịu dàng, bình đẳng chiếu sáng khắp nơi. Làm thế nào để tìm cho được một ánh trăng sáng trong tâm hồn thường là mục tiêu của người theo đạo Thiền. Dưới con mắt của nhà sư, kẻ trộm kia bị dục vọng làm mờ đôi mắt, cũng như vầng trăng sáng bị mây đen che phủ. Một con người không tìm được hướng đi, không tự chiếu sáng lấy mình, chính là một điều vô cùng bất hạnh.
Sáng hôm sau, khi ánh bình minh đánh thức nhà sư dậy, ông mở mắt ra thì thấy tấm áo cà sa đã được xếp ngay ngắn đặt bên cạnh từ lúc nào. Nhà sư cảm thấy vui mừng hơn bao giờ hết, ông lẩm bẩm:
Chắc là bạn không thể ngờ là vầng trăng cũng có thể trở thành một món quà tặng. điều này kể ra cũng kỳ thú lắm nhỉ.
Trong cuộc sống thực tế của chúng ta, có những sự vật vô hình không thể nào làm quà tặng được. Dĩ nhiên là bạn không thể nào nói với người ăn mày ngoài đường như thế này: "Tôi tặng cho ông một chút từ bi. Chúng ta chỉ có thể dùng số lượng tiền bạc hoặc hiện vật nhiều hay ít để đo lường tấm lòng từ bi đó. Cũng như bạn không thể nào nói với người yêu của bạn rằng: "Anh tặng cho em 100 cái tình yêu", bạn chỉ có thể tặng cho nàng 100 đóa hoa hồng. Cùng từ số lượng hoa hồng, người ta có thể đo lường được mức độ say đắm và tấm lòng trung kiên với người yêu. Tuy rằng lối tính toán và đo lường này không phải lúc nào cũng chính xác. Đôi khi người tặng hoa hồng có thể lại là người thật lòng thương yêu và tình yêu của họ lại còn nồng nàn và chín chắn hơn cả những người tặng hột xoàn cho người đẹp nữa, bạn ạ.
Thế nhưng trên cõi đời này, có nhiều điều như tình bạn, tình yêu, chính nghĩa, hạnh phúc, bình an, trí tuệ đều là những thứ vô giá mà chúng ta không thể nào dùng những từ hữu hình để đo lường. Đây cũng là điều làm cho giữa con người và con người có những hiểu lầm nhau trên giá trị của những sự việc vô hình trừu tượng. Con người thường dùng những vật hữu hình để diễn đạt những tí nhiệu của tâm linh, như là tình yêu thương, lòng hiếu thảo, sự biết ơn chẳng hạn. Thế nhưng trong quá trình để đo lường những sự việc vô hình đó chắc chắn thế nào cũng có những chênh lệch, mà sự chênh lệch này thường khiến cho bạn bè hiểu lầm, tình ruột thịt trở thành thù nghịch, kẻ yêu nhau trở thành nghi kỵ, thù ghét nhau.
Những tình cảm vô hình giá trị đó có một sự tiếp cận với triết lý của Phật học: "Chỉ có thể lãnh hội mà không thể truyền đạt".
Thí dụ như một cái siết tay thân mật giữa đôi bạn thân, một nụ hôn nồng cháy của đôi tình nhân, một nụ cười âu yếm giữa vợ và chồng, một tiếng kêu mẹ thân yêu thắm thiết, hoặc một lời cầu chúc đẹp đều là những món quà tặng cho nhau quí giá nhất mà không có một khối lượng tiền nào có thể mua được.
Trên thế gian không có một phương thức cố định nào có thể huấn luyện cho con người biểu lộ những tình cảm vô hình đó. Thế nhưng theo tôi nghĩ, phương pháp duy nhất để huấn luyện cho bản ngã có thể đạt được những tình cảm này là chúng ta hãy quay lại phán xét về chính bản thân, tìm nhiều phương thức để làm giàu nhân cách, nhiệt tình, vô tư thì tự nhiên những tình cảm vô hình bạn dành cho kẻ khác sẽ biểu hiện một cách rõ ràng trên gương mặt.
Khi sự chân thành của bạn có thể lộ qua sắc diện thì lúc đó bạn có thể tặng một vần trăng cho kẻ khác mà chắc chắn đối phương sẽ dễ dàng nhận được món quà quí giá này.
Nếu lúc nào chúng ta cũng giữ được tấm lòng trong sạch, tính tình khoan dung, tự tâm yên tĩnh, lục căn thanh tịnh (2) thì đừng nói một ánh trăng mà nhiều ánh trăng cũng có thể làm quà tặng cho kẻ khác được, ánh trăng không chỉ đơn thuần dùng để tặng cho nhau mà còn có thể chiếu sáng lẫn nhau, soi đường cho nhau, hồi hướng (3) cho nhau.
Vì vậy, khi nhà sư nói với tên trộm: "Ước gì ta có thể tặng cho con một vầng trăng sáng", đó chính là tiếng nói của một tấm lòng từ bi, trong sạch. tấm lòng từ bi đã khiến cho kẻ trộm cảm nhận được và xấu hổ vì hành động bất lương. Hắn đã ngộ đạo và quay lại con đường phúc thiện tràn đầy ánh sáng.
Lâm Thanh Huyền
------------
(1) Bát nhã :
- dịch từ chữ Hán "Ban Nhược", là trí tuệ của con người để nhìn thấy được đạo lý của những sự việc. Đơn thuần, trí tuệ có thể hoặc thiện hoặc ác, nhưng bát nhã thì chỉ hình dung cái trí tuệ thần thiện mà thôi.
(2) Lục căn thanh tịnh:
- Lục căn chỉ sáu giác quan cảm nhận của con người:
- Mắt (nhãn căn
Tai (nhĩ căn)
Mũi (tỉ căn)
Lưỡi (thiệt căn)
Thân (thân căn)
Ý (ý căn)
Nếu như con người có thể tự tu luyện để sáu giác quan này trong người được thanh tịnh không vướng bận chút bụi bặm thì bản thân người đó đã tu luyện đến một trình độ cao siêu.
(3) Hồi hướng:
Dùng công đức tu luyện của bản thân chuyển tặng lại cho kẻ khác, giúp ích cho chúng sinh, để mọi người cùng một lòng hướng Phật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét