Rating: | |
Category: | Books |
Genre: | Romance |
Author: | Vi Ứng Vật 韋應物 |
- 屬 - chúc: ở đây nghĩa chữ "Chúc" này thì có nhiều nghĩa, nhưng tôi chọn nghĩa "Phó thác", phó chúc, gửi cả, gửi gấm vào đấy.
Vi Ứng Vật
韋應物
秋夜寄丘員外
懷君屬秋夜,
散步詠涼天。
山空松子落,
幽人應未眠。
Thu dạ kí Khâu Viên ngoại
Hoài quân chúc thu dạ ,
Tản bộ vịnh lương thiên 。
Sơn không tùng tử lạc ,
U nhân ứng vị miên 。
Vi Ứng Vật
韋應物
TTM - Biên dịch thơ
Đêm thu gửi Khâu Viên ngoại.
Nhớ người gửi gắm đêm thu
Dạo quanh, vịnh ngắm đêm thu mát trời
Núi không quạnh, quả tùng rơi
Chắc người u ẩn cũng chưa giấc nồng.
TTM biên dịch.
PP. 23/10/2011
- Nhớ người gửi gắm đêm thu
Đêm thanh thiếp dạo, vịnh thu đôi lời
Núi hiu quạnh, quả tùng rơi
Hỏi người ở ẩn bên trời ngủ chưa..
TTM
Sau khi được thầy Bu góp ý chỉnh sửa, đã biên dịch lại lần 2.
PP. 25/10/2011 06:48AM
Hôm nay, chợt đọc được bài thơ của nhà thơ Vi Ứng Vật ở đời nhà Đường, vừa đọc câu đầu của bài thơ : "Hoài quân chúc thu dạ , " thì tôi không muốn ngủ nữa, mà cặm cụi đọc bằng tiếng Trung, rồi đọc nghĩa chữ Hán.. cái gì man mác trong tôi thế này.
Đọc bài thơ tôi chợt cảm nhận tấm lòng của người trong thơ, người viết đã đem tấm lòng hoài mong, nhung nhớ người quân tử để gửi gấm cả vào đêm mùa thu khuya khoắc như thế, thì nỗi nhớ ấy thật là đong đầy những thao thức trở trăn..
Những nỗi hoài mong vương vấn theo từng bước chân tản bộ của người thiếu nữ trong trời đêm mát lạnh của chiều thu, đến nỗi cảm thấy quả núi trống không tĩnh lặng đến mức nghe được tiếng rơi của quả tùng đang rơi rơi ở nơi ấy.
Và lòng chỉ hướng về người ở nơi ẩn xa khuất ấy, chỉ mong và tự hỏi " U nhân ưng vi miên", có lẽ người chưa ngủ ?
- Dù trời có cách xa
Có lẽ người chưa ngủ
Để thức cùng với ta.
....
TTM
PP. 23/10/2011
韋應物(公元 737─792),
是唐朝代宗大歷年間(766--779)有名的詩人。
Vi Ưng Vật (Công nguyên 737-792)
Là một thi nhân có tiếng ở triều đại nhà Đường
khoảng giữa năm Tông Đại lịch 766~792.
http://www.epochtimes.com/b5/3/2/5/c10336.htm
Có thể bạn không chọn bài thơ xuất sắc nhất của Vi Ứng Vật mà chọn bài nói lên cảm xúc dâng trào của mình trước mùa thu. Bu tui cũng lây cái cảm xúc đó và bàn góp dăm câu cho dù thơ thẩn chữ nghĩa bu này không được một dúm hihihi
Trả lờiXóa1- Về văn bản: Câu thứ 4 có bản chép "không sơn tùng tử lạc". Bu cho như vậy là phải. "Sơn" là danh từ đứng sau tính từ" không" để nói lên núi hiu quạnh, vắng vẻ, buồn, trống rổng.... Còn sơn không thì có thể hiểu là không có núi. Cũng như "không ngôn" là nói hảo, nói mà không làm, hoặc "nhân tài" là tài của người. Câu thứ 5 có bản chép là "Nhân ưng vị miên". Hán tự có nhiều chữ ưng, nhưng chữ ưng bộ tâm thì có thể đọc là ứng. Hình như đọc là ứng nghe thuận tai và có nhịp điệu hơn chăng. Trắc hoặc bằng còn tùy luật Đường cái này còn phải nói dài dài hehehe
2- Bạn đã tạo được cái không khí buồn thu, tuy nhiên do nệ vào bản gốc nên không chú ý đến vần lục bát làm giảm vẻ duyên dáng thướt tha như sợi tơ trời của thơ lục bát. Cụ thể : Hai câu đầu trùng nhau chữ "thu", hai câu cuối chữ "rơi" không vần với chữ "chưa". Bu đặc biệt quan tâm đến chữ "miên". Miên là nằm mê mệt, là không còn biết trời đất gì nữa. Ta thấm thía chứ miên của Trương kế "Giang phong ngư hỏa đối sầu miên". Ứng vị miên là ngủ chưa say , đang còn tỉnh rụi. Dịch "chưa giấc nồng" không sai nhưng sao thấy còn xa chữ miên quá . Hay là bu tui lẩn thẩn mà nói ra thế.
3- Bạn thử thoát ra khỏi câu chữ của Vi ứng Vật dịch lại lần nữa (thậm chí vài chục lần nữa ) và bám sát vần 6, 8 của thơ lục bát xem sao (tất nhiên có thể loại thơ khác)
4- Dịch giả Hải Đà lại đi quá xa Vi Ứng Vật nhưng đọc lên nghe thích quá.. Khâu Viên Ngoại là tên cụ thể mà ông ta chỉ cho là bạn. Lại bỏ đi cái địa điểm cụ thẻ là vịnh, tùng được cho là thông hihihi
Nhớ bạn đêm thâu thổn thức chờ
Trời thanh, dạo mát, động hồn thơ
Thông rơi lả tả bên đồi vắng
Khắc khoải năm canh ngủ vật vờ
Vợ đang đi làm tóc gội đầu giờ này giờ này bếp chưa đỏ lửa, bu tui ngừng gõ kiếm gì chống đói cái đã, chúc bạn đêm chủ nhật này có giắc mơ đẹp...
Anh Bu ơi! Cám ơn anh Bu đã góp lời bình.
Trả lờiXóaTrưa hôm nay, định nghỉ trưa sau một tuần làm việc hơi tất bật, nhưng M chợt thấy bài thơ ở trang Hán ngữ này, đọc - cảm xúc và viết ra, mà không kịp đi tham khảo thêm ý kiến luận giải ở các bậc cao nhân, nên rất cám ơn anh đã gửi vào đây với đầy đủ ý thơ.
Ở đây, M góp thêm ý mà anh nói ở (1):
Câu thứ tư có bản chép "Không sơn tùng tử lạc", thì ở bản gốc ở trang thơ Đường Trung Quốc này vẫn ghi là 山空松子落 Sơn không tùng tử lạc.
Thật ra ngữ pháp của chữ Trung Quốc thì cũng có khác với ngữ pháp của VN mình anh ạ. M thì không có học Hoa văn, nhưng thường nghe rồi đọc rồi nói chuyện với người bản địa, vì quen với ngữ pháp tiếng Việt, nên khi nghe ngữ pháp tiếng Hoa đọc lên cảm giác nghe như ngược, chẳng hạn "松子" ta đọc là "tùng tử" thì tiếng Việt dịch là quả tùng, hạt tùng hay giống tùng (hạt giống), ta thấy tiếng Hán nó nói ngược với tiếng Việt là thế.
Do đó M nghĩ câu thơ gốc viết "山空松子落 Sơn không tùng tử lạc" đúng hơn đó anh. Nhưng khi giải thích thì người ta lại có thể nói "không san tịch tĩnh năng thính đáo tùng tử lạc địa thanh "
Riêng chữ 應 Ứng mà anh hỏi ở đây, theo ngữ nghĩa thì
ở tiếng Anh người ta dịch là
1.should; ought to; need
ying
ㄧㄥˋ
1.to answer
2.to promise
3.to accept (a task, etc.)should; ought to; must
Mà trong văn nói thường hay dùng chữ 應該 : ứng cai
Tiếng Anh dịch là Should, ought to, must
Tiếng Việt mình thì tùy theo ngữ cảnh mà dịch là đáng lẽ, nên như thế, phải như thế, có lẽ thế..
Mà ở câu này 幽人應未眠 U nhân ứng vi miên:
Nếu dịch sát nghĩa là người ẩn nhàn đáng lẽ chưa ngủ - nói rộng ra là Khâu viên ngoại ở ẩn nhàn nơi xa ấy có lẽ còn chưa ngủ! (chữ 未 ở đây dịch là "chưa" : "not or not yet " đó anh.
M chỉ dịch theo ngữ nghĩa của nó, nên trưa nay có tí cảm xúc của đêm thu, nhớ người đến tưởng chừng như ngọn núi tĩnh lặng đến mức nghe được cả hạt tùng rơi.. nên viết mà chưa tham khảo gì cả.
Đôi lời luận bàn với anh. Một lần nữa cám ơn anh nha! luôn mong anh đến cùng bình thơ xưa cùng M đó.
Cam on TTM da post entry nay len . Nhan day cung cam on anh Bu ve nhung tu tho hay. TBN tham gia may van tho khac nhe. Thoang nghe tieng vac dem khuya . Mong nguoi xa cung se chia noi long. Dem nay cung nho cung mong. Sau nha cay truc cay thong ngu roi. Qua tung run nhe choi voi. Nhu long ta nho ban noi xa nha.,.!
Trả lờiXóaCám ơn anh TBN đã ghé đọc.
Trả lờiXóaNhìn chữ không có dấu chắc anh vào Mul bằng điện thoại:
"Thoáng nghe tiếng vạc đêm khuya
Mong người xa cũng sẻ chia nỗi lòng.
Đêm nay cùng nhớ cùng mong.
Sau nhà cây trúc cây thông ngủ rồi
Qua từng run nhẹ chơi vơi.
Như lòng ta nhớ bạn nơi xa nhà..!"
Ôi! cám ơn anh về những vần thơ này, lời thơ như đã thấu hiểu nàng thơ trong nỗi hoài mong gửi cả vào trời thu về nơi ẩn nhàn của Khâu viên ngoại, trong một đêm thu vời vợi những nhớ mong này.
TTM Dich tho khong dau...gioi do !
Trả lờiXóaBài thơ đọc lên nghe như tiếng Mùa Thu vọng về qua tiếng lá, tiếng suối róc rách, cả tiếng sương rơi nhẹ lên lá...
Trả lờiXóaTổng hòa những tiếng đó lại, ta có một tiếng lòng Thu rất hiền...
Người sao thì dịch thơ ra làm vậy... Chị giỏi quá!
Minh lại khen chị rồi. Cám ơn em, chỉ là cảm xúc với ý thơ đó em.
Trả lờiXóaĐêm bình an em nhé.
Em cứ thấy ai biết làm thơ, biết dịch thơ là em phục lăn Chị à... Chị dịch thơ hay lắm. Em không biết nó có sát nghĩa không, nhưng như Chị và Anh Bulukhin lý giải thì thích quá...
Trả lờiXóaChị phát huy nghen Chị!
Em cứ thấy ai biết làm thơ, biết dịch thơ là em phục lăn Chị à... Chị dịch thơ hay lắm. Em không biết nó có sát nghĩa không, nhưng như Chị và Anh Bulukhin lý giải thì thích quá...
Trả lờiXóaChị phát huy nghen Chị!
Chị có dịch vài bài thơ mà chị thấy thích đó em!
Trả lờiXóaTùy tâm trạng từng lúc nữa em ạ.
Với Anh Bu bác học, thì chị không dám sánh rồi đó em. Nhưng được anh ghé đọc và bình thơ và bài dịch thì chị thấy vui và sẽ thấy mình thiếu xót ở đâu đó Minh ơi!
Trả lờiXóaNghe tuyệt quá chị ạ.
Trả lờiXóaChưa ngủ hở Yến ơi!
Trả lờiXóaChợt cảm xúc với thơ của người nên gõ vài giòng đó em.
Trả lờiXóaTTM nói chính xác ngữ pháp Việt ngược ngữ pháp Hoa, bu minh họa ý kiến đó vài dẫn chứng
Trả lờiXóaNgười việt nói: Sông Hồng người Hoa nói: Hồng Hà
Người Việt nói Sông Hương người Hoa nói: Hương Giang
Người Việt Nói: Trời Xanh người Hoa nói: Thanh thiên
Như vậy Người Việt đặt danh từ (Sông, Trời ) trước tính từ (Hồng, Hương, Xanh). Còn người Hoa thì ngược lại, họ đặt tính từ (Hồng, Hương, Thanh) trước danh từ Hà, Giang, Thiên)
Nếu Vi Ứng Vật viết "Sơn Không" tức ông ấy đã đặt danh từ "Sơn" trước tính từ "Không" như người Việt sao ???. Bu tui nghi ngờ độ chính xác của các văn bản, vì qua nhiều đời tam sao thất bản. Thiền sư Lê Mạnh Thát đã lập luận như bu để chứng minh "Lục Độ Tập Kinh" do người Việt viết ra chứ không phải người Hán. (sách đóng gói mất rồi không dẫn cụ thể được, hẹn lúc khác). Mạnh Tử nói "Tận tín thư như vô thư" là hay lắm vậy
Bu hoàn toàn không thắc mắc gì về chữ ứng ( 應 )
Trả lờiXóaNhư đã nói ở còm đầu tiên, chữ ứng với bộ tâm ( 心 ) có thể đọc là ưng. nhưng dùng ứng như bạn là hay vì câu thơ có nhịp điệu và uyển chuyển hơn. Bu đưa ra vấn đề này vì có bản viết là "U nhân ưng vị miên". Hình như bạn hiểu nhầm ý bu nên dùng cả tiếng Anh để dẫn giải... hehehe
Có lẽ thế ..hihiiiiiii sory anh nha!
Trả lờiXóaMình đang nói chuyện với nhau mà còn nhầm ý, thì trách sao đọc văn thơ người xưa đến nỗi tam sao thất bản phải không anh Bu.?
"Thoáng nghe tiếng vạc đêm khuya
Trả lờiXóaMong người xa cũng sẻ chia nỗi lòng.
Đêm nay cùng nhớ cùng mong.
Sau nhà cây trúc cây thông ngủ rồi
Qua từng run nhẹ chơi vơi.
Như lòng ta nhớ bạn nơi xa nhà..!"
TBN xin sửa một từ RỒI thành VÙI : sau nhà cây trúc cây thông ngủ vùi !
Chị M giói thiệu những bài thơ của những tác giả ít nổi tiếng nhưng thật hay và có tâm trạng của chị nữa nên anh em càng thấy thú vị. Em phỏng dịch lại bài này nhé:
Trả lờiXóaNhớ anh không ngủ đêm thu
Một mình lững thững ru tình heo may
Giật mình nghe hạt tùng bay
Ngỡ như người ấy đến đây với mình...
Còn chữ Sơn không, em hiểu là Không gian của núi, thỉnh giáo bác Bu và bác M ạ.
Toro ơi! cám ơn em về bài thơ rất hay của em.
Trả lờiXóaRiêng về Sơn Không em đọc lời giải thích của chị ở comment nhé.
Thiều Chữu giải thích: Không gian 空間 là nói về chiều ngang suốt vô hạn.
Trả lờiXóaVậy thì một chữ "không" trong "Sơn không" không thể xem là không gian mà nó chỉ là tính từ chỉ sự vắng vẻ như là hiu quạnh rổng không của núi. Bu vãn cho là chữ ấy phải là Không sơn
M vẫn nói là "Núi như trống không đến nỗi ta nghe được cả tiếng quả tùng rơi" Nghĩa là chữ "không" ở đây là động từ chứ kg phải là tĩnh từ anh ạ.
Trả lờiXóaCũng như ta có thể nói "đến nhà mà tay không thế à!" hay "Chỉ cần bạn mang người không đến nhà tôi thì đã quí lắm rồi.. " hiiiiiii không biết M luận như vậy có đúng với ngữ cảnh này kg nữa anh Bu ơi!
1-Bu đã tìm ra vài bài thơ này ghi là KHÔNG SƠN, hôm nào bàn tiếp
Trả lờiXóa2- Nói thêm về cách dịch câu "Tản bộ vịnh lương thiên"
Nghĩa chữ vịnh
泳 Vịnh (Bộ thủy) Đi ngầm dưới nước, một vùng biển lỏm vào đất liền (Vịnh bắc bộ, vịnh Thái Lan...)
詠 Vịnh (Bộ ngôn) Ngâm vịnh, đọc văn thơ đến chỗ có âm điệu phải kéo dài ra gọi là vịnh.
Câu thơ của Vi Ứng Vật
散 步 詠 涼 天。
(Tản bộ vịnh lương thiên)
Bạn dịch là: "Dạo quanh vịnh ngắm đêm thu mát trời" .Dạo quanh vịnh tức là dạo quanh vùng đất cong cong ôm lấy biển? Chữ Vịnh bộ ngôn ( 詠 ) được hiểu như chữ vịnh bộ thủy ( 泳 ) ???
"Tản bộ " M dịch là dạo quanh đó anh.
Trả lờiXóaCòn "Vịnh" là ngâm vịnh của chữ Vịnh có bộ ngôn đó anh..
hihi.. M dịch cho nó vần tí ti ý mà..
Hôm nay thầy giáo khó quá đó nha !!
Hình như M còn nợ anh một bài thơ ... thôi bỏ qua anh Bu nhé. Hướng về phía trước thôi
Trả lờiXóaĐúng là cô này vừa đi tản bộ trong đêm thu, hẳn là trăng sáng, vừa đi vừa ngâm nga, chữ Vịnh, có bộ ngôn, chứ không chỉ đi loanh quanh ạ...
Trả lờiXóaĐúng là vừa đi tản bộ vừa ngâm nga vịnh cảnh trời thu trăng thanh gió mát đó. Chữ "lương" mà tụi chị trong văn nói thì đó nghĩa là "mát" đó. Do đó "lương thiên" ở đây là trời mát mẻ.
Trả lờiXóaToro ơi! dĩ nhiên là đi dạo thì không thể đi mãi tới cùng trời cuối đất đc, nên chỉ đi quanh cái phạm vi mà nàng đang dạo, còn tâm hồn thì ngóng đến nơi xa nơi có Khâu Viện ngoại..
Do đó nếu mà dịch phóng hơn nữa, thì chị sẽ viết là "Dạo quanh, vịnh ngắm trời thu mịt mùng.."
hihi
Dạo quanh, vịnh ngắm đêm thu mát trời
Trả lờiXóaVới người Việt cái dấu phảy sau chữ quanh là cần thiết. Không có nó ai cũng nghĩ là dạo quanh trên bờ vịnh
Vâng, nên M thấy nên thêm vào để khi đọc tránh hiểu nhầm ý.
Trả lờiXóaCám ơn thầy nha.
Nhớ người gửi gắm đêm thu
Trả lờiXóaĐêm thanh thiếp dạo, vịnh thu đôi lời
Núi không quạnh, quả tùng rơi
Hỏi người ở ẩn bên trời ngủ chưa.
Anh Bu ơi! M biên dịch lại rồi, anh vào xem nhé.
Trả lờiXóa1- Qua trao đổi (mà cô giáo cho là khó tính) thì bản dịch này khá hơn rất nhiều. Ta phải chấp nhận hai chữ thu trùng nhau như để nhấn mạnh cảm xúc mùa thu mảnh liệt vậy.
Trả lờiXóa2- Chữ quạnh là nôm hoàn toàn Việt, chữ không lại dính vào Hán Việt, nói không quạnh nghe nữa Tàu nữa ta mà đã là dịch ra thơ Việt thì cố gắng phả hồn Việt vào càng đậm càng hay. Nên chăng dịch "Núi hiu quạnh, quả tùng rơi"
3- "Đêm thanh thiếp dạo, vịnh thu đôi lời" là được. Chữ thanh bao hàm mát mà tác giả gọi là "lương thiên". Đưa vào chữ Thiếp làm câu thơ da diết. Nỗi nhớ thiếp chàng đôi khi làm động đến trời đất. Có điều ông Vi Ưng Vật nhớ bạn hay nói hộ tâm trạng một em chân dài nào đó? hihihi
Thì Văn thơ là người mà, nên khi đọc ta hòa cảm xúc của ta với thi nhân, rồi sau đó ngộ nhận rằng hình như đó là ý thơ ta gửi gắm... hihi, mà ở đời thì người tri kỷ tri âm cũng rất da diết mà nhớ nhau, nhưng thiếp chàng nhớ nhau thì đúng là động trời động đất thiệt.
Trả lờiXóaVậy M sẽ đưa thêm bài dịch sau lên trên cho đất trời nổi sóng luôn hihiiiii
Nhưng câu "Sơn không tùng tử rơi" thì ý của thi nhân là "Nỗi nhớ bạn đến mức độ cảm thấy núi cũng trở nên trống không không còn gì cả đến mức người nhung nhớ ấy nghe được cả tiếng của quả tùng rơi ở trong núi" đó. Do vậy dịch là hiu quanh thì là vắng vẻ cô quạnh buồn thiu, cũng chấp nhận được nhỉ?
Trả lờiXóaCô ơi, con rình qua nay xem comment của các Cô Chú thấy hay ghê..........
Trả lờiXóacon chúc mừng Cô có bạn bình thơ Cô nhé, thời buổi này thật hay và hiếm ghê đó Cô ơiiiiiiiiiiiii
con xin góp ý, khi con còn ở phổ thông, học một bài thơ chữ Hán, đều có 3 phần:
1. bản chữ Hán
2. bản dịch nghĩa
3. bản dịch thơ
con nghĩ nếu có thêm phần dịch nghĩa thì những đối tượng.... dở ẹt như con cũng có thêm cơ hội học từ Hán đó Cô!
Trùi ui ! người ta đang lúc cảm xúc thơ lai láng mà lại đi sâu vào phân tích ngữ nghĩa nữa thì cạn mất cái cảm xúc thì sao hở Heo mập ơi!
Trả lờiXóaKhi nào cần phân tích thì cứ viết và tranh luận tóe lửa ở comment thì đủ và rất là đáng nhớ đó! phải không bác sĩ nhỏ ơi!
Ý kiến của bạn rất xác đáng. Với người dịch thì có thể viết thành thơ khi cảm xúc dâng trào sau khi đọc văn bản. Nhưng với người đọc không thông thạo ngoại ngữ đó thì họ không cảm thụ được hết ý vị bài thơ, thậm chí nghi ngờ chất lượng dịch. Cho nên trước khi dịch thành thơ nên dịch ra văn xuôi cho sát từng chữ từng câu. Từ đó mới cấu trúc nó thành thơ. Như vậy cũng phù hợp với quy luật là nhận thức văn xuôi đến trước nhận thức thơ. Từ một bản dịch văn xuôi nhiều người dich thành nhiều bài thơ khác nhau. Nói đâu xa, chính TTM đã dịch bài này hai lần, lần sau thành công hơn lần trước đấy thôi
Trả lờiXóaÔi ! toàn là những lời góp ý xác đáng của cả ông anh Bác học và cô cháu Bác sĩ thế này thì người biên dịch này trước hết rất tri ân hai bác cháu, sau nữa tự hứa với lòng là hãy nén cảm xúc lại và phải theo bài bản để biên dịch thơ trước mà thôi.
Trả lờiXóaChứ vội đưa cảm xúc của mình nhanh quá, thì dịch ra thơ cũng lủng củng so với thơ của Cổ nhân... mà người không biết Hán Việt thì cũng không hiểu ngữ nghĩa của bài thơ, mà chỉ hiểu qua thơ được biên dịch, sẽ không hiểu hết ý thơ của cổ nhân.
Thật là cám ơn ý kiến rất chân thành của hai bác cháu và bạn bè nhé.
"cô cháu Bác sĩ"
Trả lờiXóaBệnh nhân bu được gặp bác sĩ là may mắn lắm rồi
trời đất cái gì vậy nè............. hicccccc, nếu được chọn thì con thích được gọi là Heo mập hơn đó a.... BS đó nghe xa cách và...... nói chung là con không thíchhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh đâu. huhuhuhu
Trả lờiXóaChú Bu cứ gọi con là Trang hay Heo mập cũng được ạ :D
(con cũng rình xem thơ họa của nữ sĩ TTM bên guestbook chú rùiii, hihihi)