Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Ngũ hành và ngũ âm trong âm nhạc Trung Hoa

    Ngũ hành và ngũ âm
    trong âm nhạc Trung Hoa



    Ngũ âm của âm nhạc cổ truyền Trung Quốc dựa trên thuyết Ngũ Hành
    (Ảnh của Đài truyền hình Tân Đường Nhân)















    Âm nhạc Trung Hoa là dựa trên hệ thống âm nhạc cổ truyền của Trung Hoa bao gồm 5 loại âm điệu, 5 nốt nhạc chính gọi là ngũ âm.

    Năm âm thanh này được sắp xếp thành:

    • Cung,
    • Thương,
    • Giốc,
    • Chuỷ,
    • và Vũ.


    Theo nguyên lý ngũ hành của Trung Hoa mà có liên hệ đến âm nhạc cổ điển Trung Hoa, các âm giai đều nối liền với một hệ thống những khái niệm về vũ trụ, cũng như là các hoạt động bên trong thân thể của con người.


    Người Trung Hoa không xem sự việc con người có ngũ tạng (5 bộ phận) bên trong như tim, gan, phổi, thận, tụy tạng và ngũ quan (5 cơ quan cảm giác): miệng, mũi, mắt, tai và lưỡi; với 5 ngón tay trên mỗi bàn tay là chuyện ngẫu nhiên.


    Theo truyền thống Trung Hoa, bất cứ âm giai nào trong ngũ âm đều có thể ảnh hưởng đến những cơ quan bộ phận bên trong của con người và có thể hoạt động như là một cơ cấu điều hòa. Âm nhạc có thể tăng cường sự điều tiết, khai mở ý tưởng, và điều hòa nhịp tim. Bởi vì người ta có những chỗ khác nhau, nội tạng của người này cũng khác người kia, nên âm nhạc cũng ảnh hưởng họ theo những cách khác nhau.


    Theo 5 âm giai căn bản, người ta có thể tìm ra những ảnh hưởng khác nhau trong thân thể con người.

    Lấy ví dụ:

    1. Âm giai của dây Cung được sắp hạng thuộc loại cao thượng, có liên hệ với Thổ (đất),

    • và ảnh hưởng đến bộ phận tụy tạng. Những người thường xuyên nghe loại nhạc như vậy thì sẽ trở nên lương thiện và nhẫn nhục.


    Dưới đây là bảng sắp hạng ngũ âm tương ứng với ngũ hành, phương hướng, tình cảm, các mùa, và các ngôi sao tinh tú:





    2. Âm điệu của dây Thương là nặng nề, giống kim khí, không bị bẻ cong.

    • Loại âm nhạc này ảnh hưởng phổi; nếu nghe thường xuyên thì người ta sẽ trở nên chân chính và thân thiện.



    3. Âm nhạc lấy căn bản là dây Giốc thì chào mừng mùa Xuân tới và đánh thức mọi đời sống trỗi dậy sảng khoái.

    • Loại âm nhạc này ảnh hưởng gan. Nghe nó thì người ta sẽ trở nên lương thiện và hòa giải.



    4. Âm nhạc với dây Chủy làm chủ là rất sôi nổi về tình cảm, giống như Hỏa.

    • Nó ảnh hưởng quả tim, khiến cho người nghe nó trở nên rộng lượng.



    5.
    Âm điệu lấy dây Vũ làm chủ là u sầu, giống như nước chảy êm đềm.

    • Nó ảnh hưởng quả thận. Lắng nghe những âm điệu này làm cho người ta cảm thấy đầu óc quân bình và nhẹ nhàng, “buồn nhưng không đau khổ”, “vừa ý nhưng không đi quá mức”, giống như những lời nói của cổ nhân Trung Hoa.


    Đây là những gì mà văn hóa của âm nhạc Trung Hoa đang cố gắng diễn tả.

    Cho dù là bất cứ loại tình cảm nào được âm nhạc diễn tả, nếu đi đến cực độ, nó có thể làm hại đến thân thể và sự lưu thông năng lượng của Khí.

    Bác sĩ Chen đang hành nghề y sĩ Trung Hoa cổ truyền, đồng thời cũng chuyên về khoa châm cứu tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington của Mỹ quốc, trong hơn 10 năm. Bà đến từ Đài Loan, và đã từng nhận ra sự liên hệ giữa âm nhạc và sức khỏe trong khi đang chữa trị các bệnh nhân bị suyễn. Bà đã đi thuyết trình về sự liên hệ giữa âm nhạc và sức khỏe từ năm 2004.

    Zhiping Chen
    (Theo The Epoch Times)


      TTM sưu tầm.
      Đọc bản gốc tiếng Anh tại đây.




23 nhận xét:

  1. Bài viết này hay lắm chị à.:)
    So lần dây vũ dây văn,
    Bốn dây to nhỏ theo vần cung, thương. :)

    Trả lờiXóa
  2. Chị cũng thấy thật là ngộ em nhỉ!

    Trả lờiXóa
  3. Vâng, mình thử xem mình, qua âm nhạc thì thuộc dạng cá tính nào anh Núi nhỉ!

    Trả lờiXóa
  4. Tham khao nhieu tinh tot de hoan thien ca tinh cua ban than!

    Trả lờiXóa
  5. Đọc entry của Chị bao giờ cũng có thêm những kiến thức bổ ích.
    Em xin lỗi Chị khi có suy nghĩ như vầy: người Trung Hoa hình như làm gì, viết gì, chơi gì cũng nhắm đến những ý tứ sâu xa. Em coi truyện kiếm hiệp Kim Dung, thấy có rất nhiều kiếm khách sử dụng âm nhạc và nhạc cụ như một thứ võ công. Trong Tiếu Ngạo giang hồ là một. Trong Thần Điêu Đại hiệp là hai...Hay trong Lục Mạch Thần kiếm...Sự lý giải âm nhạc của họ bao giờ cũng nhắm vào chân-thiện-mỹ. Nhưng em chỉ không hiểu lúc họ ..vẽ đường lưỡi bò trên biển Đông và đánh vào biên giới nước ta năm 79, hay xúi giục người Cambode tàn sát nhau thì họ chơi thứ âm nhạc gì hén Chị?

    Trả lờiXóa
  6. Em quên so sánh hai thời kỳ của hai xã hội hở em!
    Người lãnh đạo và đại bộ phận người TQ bây giờ không phải TQ của Khổng Tử và của những năm 1900 trở về trước nữa, mà là của thế kỷ thứ 20, và thế kỷ thứ 21 thì kết thừa của thế kỷ thứ 20 chứ không có gì kế thừa của ngày xưa nữa em ạ.

    Tuy nhiên chị tin rằng cũng như người VN mình thôi. Sẽ còn đâu đó những người TQ của thời đại mà ta và thế giới chứng kiến quá trình phát triển của họ. TQ và Ai cập là cái nôi của văn mình nhân loại mà em. Ngay tờ giấy mà ta đang dùng cũng cội nguồn phát minh từ TQ đấy thôi.

    Tuy nhiên cũng do cứ nội chiến cứ tranh dành hơn thua lẫn nhau cuối cùng châu Á mình thua châu Âu Mỹ, và người da trắng lại thừa hưởng những phát mình đó. Tụi mình học sử thì biết rồi mà em.

    Trả lờiXóa
  7. Dạ, nhưng em cũng cứ thắc mắc hòai Chị à... heehe!

    Trả lờiXóa
  8. Thì chị nói rồi đó, hai ý thức hệ, thì làm sao em tìm được ở người mới với ý thức hệ của ngày xưa được hở em. Từ từ ý thức thay đổi khi biết tìm lại chân thiện mỹ thì họa may.

    Mà chị đọc thấy trong văn hóa của họ, vẫn còn đâu đó rất là nhiều người tốt đó em.

    Trả lờiXóa
  9. Dạ, em biết Chị à. Nhưng vẫn cứ thấy tiếc tiếc và tức tức sao đó... hehe, em đúng là đứa lấy bụng tiểu nhân đòi lạm bàn điều cao siêu... nên em phải xin lỗi Chị trước là vậy...

    Trả lờiXóa
  10. Chị thì tiếc, vì những năm 60, bao nhiêu người tài phải bị đày về nông thôn về vùng xa vùng thảo nguyên.. tiếc biết bao nhiêu, bây giờ là hệ lụy của cả một quá trình tẩy não thay đổi tư duy đó.

    Trả lờiXóa
  11. Đọc xong HT mới hiểu ngô nghê chút xíu, HT dốt âm nhạc mà, Cảm ơn CG nhé!

    Trả lờiXóa
  12. Ồ ! Em cũng hay nghĩ ngợi về ảnh hưởng của âm nhạc lên sức khỏe con người nhưng chỉ mơ hồ thôi, không ngờ người Trung Hoa đã có cả một kho lý luận về chuyện này từ ngàn xưa ! Thật siêu việt, thật uyên bác.
    Em sẽ cố tìm hiểu thêm để áp dụng cho các bệnh nhân của em !

    Trả lờiXóa
  13. Chị thấy cũng hay lắm đó Andro à. Chị nghĩ đông tây y, tôn giáo, âm nhạc.. kết hợp lại thì trị được cả cái bệnh của thân và tâm nữa đó em nhỉ!
    Rất vui và cảm động khi thấy VN mình có rất nhiều bác sĩ có tấm lòng như Andro.

    Trả lờiXóa
  14. Ngũ Hành sanh khắc luận là một lý thuyết khái quát hóa mọi vận động của vũ trụ và con người,được phát triển từ tư tưởng của kinh Dịch.Âm nhạc cũng là một vận động của tự nhiên giới (tiếng chim hót,tiếng nước chảy,tiếng sóng tiếng gió,tiếng sấm tiếng mưa) có liên hệ mật thiết tới vận động tâm sinh lý của con người.Mỗi nền văn hóa khác nhau có những hình thức âm nhạc khác nhau,nhưng đều tuân theo một nguyên lý như nhau.

    Biết xử dụng âm nhạc trong cuộc sống là biết tái lập sự quân bình của tâm sinh lý kết hợp với những biến động của môi trường bên ngoài,mang lại chất lượng cao cho cuộc sống cá nhân và xã hội.

    Trả lờiXóa
  15. bulukhin said
    Bu tui đặc biệt quan tâm đến bài "Ngũ hành và ngũ âm trong âm nhạc Trung Hoa". Những vấn đề cần bàn tới là:
    1- Thuyết âm dương ngũ hành có phải là phát mình của người Hán phương bắc hay là của người Bách Việt phương nam.
    2- Cung, Thương, Giốc, chũy , Vũ có liên hệ thế nào với Họ xự xàng xê cống của âm nhạc ngũ cung của Việt Nam như thế nào
    3- Đã âm dương ngũ hành thì có tương sinh tương khắc. Vấn để này thấy trong nhạc 7 âm của phương Tây rất rõ vậy thì nhạc ngũ cung của Việt và Trung Hoa thể hiện tương sinh tương khắc như thế nào
    4- và ..........
    TTM mê âm nhạc, có thấy những điều trên cần bàn đến để cho bài viết của bạn phong phú thêm lên không ??

    Nếu được bàn rõ thì quá hay anh ạ! Mà M thì chỉ nghe, đọc và cảm nhận chút ít thôi chứ chưa có đủ kiến thức để bàn việc này nữa. Anh viết đi, M sẽ cố gắng học hỏi, mà vấn đề này Andro cũng quan tâm giữa âm nhạc và cách điều trị bệnh nữa đó.

    Trả lờiXóa
  16. Được mấy anh bàn luận sâu về lãnh vực này thì M cũng được hiểu thêm về lãnh vực mà mình chỉ có chút ít cảm nhận này.

    Trả lờiXóa
  17. Kinh Lễ nói "Cung là vua, Thương là tôi thần, Giốc là dân, Chũy là sự việc trong nước, Vũ là vật chất. Năm điều này mà không hỗn loạn thì mới hài hòa không ngưng trệ…Cung mà loạn thì (chính trị ) tan hoang, bậc vua chúa sẽ sinh ra kiêu ngạo xa xỉ; Thương mà loạn thì (chính trị) đảo lộn, bầy tôi thần đốn mạt; Giốc mà loạn thì đáng lo sợ, dân chúng oán hận; chũy mà loạn thì đáng bi ai, sự việc sẽ mệt mỏi; Vũ mà loạn thì nguy đến nơi, vật chất tài lực cùng tận. Cả năm âm ấy (Cung, Thương, Giốc, Chũy, Vũ) đều loạn thì trật tự đảo lộn, gọi là suy đồi. Tình trạng như vậy xảy ra nhất định quốc gia sẽ có ngày diệt vong".

    TTM xem thử ở xứ ta đang loạn âm nào hay là đã loạn luôn cả ngũ cung ? ....Huhuhu

    Trả lờiXóa
  18. M trích một phần trong Quẻ Dự 預, để thấy người xưa nói về Âm nhạc.




    C. VŨ KHÍ

    Các loại vũ khí (đạo cụ) cổ có: Mao 毛, Vũ 羽, Can 干, Thích 戚.

    Múa Văn dùng Mao và Vũ.
    Múa Võ dùng Can và Thích.[12]

    Nhạc có một phần kích, nên hết sức quan trọng đối với vua chúa xưa vì nó kích động và thanh lịch hóa tâm thần,[13] nên các trường đều phải học nhạc. Mỗi triều đại lại có một khúc nhạc tiêu biểu cho chí hướng, hoài bão và công trình của triều đại.

    1. Thời Hoàng Đế 黃 帝
    có nhạc khúc Hàm Trì 咸 池, ý muốn nói vua đã làm cho đạo đức phát huy, thi triển được khắp nơi.

    2. Vua Nghiêu 堯
    có nhạc Đại Chương 大 章, ý nói lên lòng mong muốn cho nhân nghĩa đại hành, phát độ chương minh.

    3. Vua Đế Khốc 帝 嚳
    có nhạc Lục Anh 六 英, Chuyên Húc 顓 頊 có nhạc Ngũ Hành 五 莖.

    4. Vua Thuấn 舜
    có nhạc Tiêu Thiều 簫 韶. Thiều nghĩa là kế tục, ý nói vua Thuấn muốn tiếp tục con đường của vua Nghiêu.

    5. Vua Đại Võ 大 禹
    có nhạc Đại Hạ 大 夏, ý nói vua Đại Võ nối tiếp về đường lối của hai vua Nghiêu và Thuấn; muốn cho thiên hạ được thái bình.

    6. Nhà Ân 殷
    có nhạc Đại Hộ 大 濩, ý nói nhà Ân sẽ cố phục hưng, bảo hộ nền đạo đức của các thánh vương xưa.

    7. Nhà Chu 周
    có nhạc Đại Chước 大 勺, cũng gọi là Đại Vũ, ý nói là sẽ châm chước để luôn theo đường lối của hai vua Văn, Võ.[14]

    Thế mới hiểu rằng: người xưa mượn lời thơ để nói lên chí hướng và hoài bão của mình, rồi phổ vào ca nhạc vũ để lời thơ trở nên bất diệt, hoài bão của mình được quảng thi, quảng diễn, nhờ đó ảnh hưởng sâu xa đến dân chúng.[15]

    Tục truyền rằng khi thiên hạ đã thái bình thịnh trị, Hoàng Đế bèn truyền Linh Luân 伶 倫 phải chế tạo nhạc khí để diễn tả lại cảnh thái hòa (harmonie universelle). Như vậy là muốn đưa đến cảnh thái hòa… Nhạc lý tưởng nhất là khi được đem trình diễn cho vua tôi cộng hưởng, tượng trưng được sự đại hòa lạc trong nước như Mạnh Tử đã nói trong thiên Lương Huệ Vương chương cú hạ.

    Người xưa cho rằng: Xét thanh thì biết âm, xét âm thì biết nhạc, xét nhạc thì biết cách trị dân trị nước.

    Ta giải như sau: Trong trời đất cái gì cũng có tinh, có thô, cái gì cũng đều có thể tinh luyện cho thành thanh cao được. Vì vậy nhà làm chính trị khi đã lo xong phần ngoại cảnh, phần cơm áo cho dân rồi, thì phải lo tinh luyện cho tâm thần của dân chúng trở nên thanh cao khiết tịnh, có nhân cách hoàn toàn để cùng nhau sống trong cảnh thái hòa.

    Đàng khác, con người sinh ra chính là để tinh luyện tâm thần mình trở nên cao khiết, cho lòng mình trở nên khúc nhạc tuyệt vời, để cho hòa nhịp cùng khúc nhạc vũ trụ. Sự tinh luyện, sự phát triển tài đức con người tiềm ẩn trong lòng mình sẽ đem lại cho mình một niềm vui chân thực và cao quý, chứ con người chúng ta sinh ra không phải để đắm mình vào thú vui ô trọc. Đi vào đường ấy là nghịch thiên, nghịch lý, sẽ bị tử vong.

    Như vậy vui hay Dự (nói trong quẻ Dự) là thú vui hòa cùng mọi người, thú vui tinh thần cao khiết do công phu tu luyện phát sinh, lại được bảo trợ bằng sự cẩn mật đề phòng, chứ không phải là thú vui hưởng thụ sa đọa. Hiểu thế ta mới biết tại sao quẻ Dự lại gồm đủ các nghĩa: Vui hòa, Dật dự, Dự phòng, Nhạc.

    http://nhantu.net/DichHoc/queDu/queDu.htm#_ftn1

    Trả lờiXóa
  19. Hai địa chỉ này đang chung chung qúa chưa giải quyết được những vấn đề mà bu tui nêu ra...

    Trả lờiXóa
  20. Đôi khi nghĩ kỹ thì ta thấy giựt mình và đau lòng anh Bu ạ.
    Con người ta như vô cảm đi với tất cả.

    Trả lờiXóa
  21. M chỉ đang đi tìm xem người ta nói gì mà thôi, tạm lưu vào đó để khỏi đi tìm nữa anh ạ.

    Trả lờiXóa

Bạn từ đâu đến..



Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

free counters


Pageviews: 374,323 - 23/09/2016

Sắc tím Đài Đông

Sắc tím Đài Đông

Sương khói




Suy tư vầng trán thêm gầy
Em ơi! khói thuốc vàng tay vẫn buồn..





Và mây vẫn trôi giữa dòng đời.......
................ bụi bặm...
..... Người đi qua đời.. chợt.. ...
............cũ đến chẳng còn quen.......
................. TTM