- Hội nghị Alma-Ata về Chăm sóc sức khỏe ban đầu, 1978:
Hội nghị quốc tế về Chăm sóc Sức khỏe Ban đầu được tổ chức từ ngày 6-12 tháng 9-1978 tại Alma-Ata, Kazakhstan, do WHO và UNICEF bảo trợ, với 134 nước- trong đó có Việt Nam- và 67 tổ chức quốc tế tham dự. Hội nghị đưa ra Bản Tuyên ngôn nổi tiếng về CSSKBĐ là Tuyên ngôn Alma-Ata, gồm 10 điểm, là chiến lược y tế toàn cầu nhằm đạt mục tiêu “Sức khỏe cho mọi người”.
Tình hình sức khỏe của mọi người trước Hội nghị Alma-Ata được Tổ chức Sức khoẻ Thế giới (WHO) nhận định như sau:- - 80% dân chúng không được chăm sóc sức khỏe một cách thỏa đáng và tình trạng sức khỏe nói chung là không thể chấp nhận được;
- - Nhân sự, kinh phí và trang thiết bị phân phối không công bằng – tập trung chủ yếu ở đô thị trong khi đa số dân chúng sống ở vùng nông thôn;
- - Hệ thống y tế rập khuôn theo Tây phương, là một hệ thống chủ yếu dựa vào điều trị, vào bệnh viện với kỹ thuật học cầu kỳ, tốn kém, không quan tâm đến bối cảnh kinh tế văn hóa và nếp sống của người dân địa phương;
- - Đào tạo theo kiểu cũ, không phù hợp;
- - Môi trường xã hội và thiên nhiên thay đổi. Nhiều bệnh tật mới xuất hiện, phức tạp, phản ánh tình trạng kinh tế – xã hội – chính trị, nên không thể giải quyết vấn đề đơn thuần bằng cách tiếp cận lâm sàng, cá thể như trước mà đòi hỏi phải có một phương pháp tiếp cận mới.
- - 80% dân chúng không được chăm sóc sức khỏe một cách thỏa đáng và tình trạng sức khỏe nói chung là không thể chấp nhận được;
- - Tại Madrid, 2003, Hội nghị đã đưa ra những định hướng chiến lược cho SSSKBĐ nhằm đạt Mục tiêu Sức khỏe cho mọi người (Health for All) ở thế kỷ 21 và Mục đích Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) do Liên Hợp Quốc đề ra.
- - Tại Argentina, 8/2007, Hội nghị quốc tế về Sức khỏe cho Phát triển của WHO khẳng định lại, SSSKBĐ vẫn là chìa khóa để đạt mục đích Phát triển thiên niên kỷ với nhiều cơ hội và thách thức mới.
- Phúc trình của Tổ chức sức khỏe thế giới 2008 (WHO The World Health Report 2008 – khẳng định lần nữa: Chăm sóc sức khỏe ban đầu: “ Bây giờ hơn bao giờ hết!”
- Bất công, bất bình đẳng.
- Quá tốn kém, nghèo nghèo thêm.
- Ngày càng chuyên sâu, manh mún, không toàn diện. Không an toàn. Nhiều tai biến.
- Định hướng sai. Nặng điều trị, kỹ thuật cao, tốn kém. Thương mại hoá, tập đoàn hoá.
- Y tế cơ sở bị xói mòn, sụp đổ, nhẹ phòng bệnh.
- 1) Giáo dục sức khỏe
- 2) Dinh dưỡng
- 3) Môi trường – Nước sạch
- 4) Sức khỏe bà mẹ trẻ em – Kế hoạch hóa gia đình
- 5) Tiêm chủng mở rộng
- 6) Phòng chống bệnh dịch địa phương
- 7) Chữa bệnh và chấn thương thông thường.
- 8) Thuốc thiết yếu.
- 9) Quản lý sức khỏe
- 10) Xây dựng và củng cố mạng lưới y tế cơ sở.
- Cam kết chính trị (Political commitment):
Sức khỏe là yếu tố của sự phát triển, tạo sự ổn định về chính trị- xã hội, không thể coi chăm sóc sức khỏe là một việc làm tốn kém mà phải đầu tư tương xứng. Phải có một hệ thống y tế công bằng và bình đẳng, mang tính nhân văn. Đây là sự cam kết chính trị của mỗi quốc gia. - Tham gia cộng đồng (Community Involvement)
Sự tham gia tích cực của cá nhân và cộng đồng là một yếu tố quyết định thành công trong SSSKBĐ: tự trách nhiệm, tự lực, tự quyết, từ giai đoạn lập kế hoạch, đến triển khai và kiểm tra giám sát, tận dụng mọi tài nguyên sẵn có của cộng đồng. - Phối hợp liên ngành (Multisectoral Cooperation)
Phát triển sức khỏe phải là sự phối hợp hoạt động trong khu vực y tế và những hoạt động của các khu vực khác, đặc biệt là giáo dục, nông nghiệp, chăn nuôi, công nghiệp, nhà ở, giao thông, công trình công cộng… - Kỹ thuật học thích hợp (Appropriate Technology)
Là sự phối hợp giữa phương pháp, kỹ thuật và trang thiết bị, cùng với người sử dụng chúng – góp phần giải quyết các vấn đề sức khỏe một cách phù hợp và có hiệu quả. - - Các bệnh dịch mới: HIV/AIDS, SARS, H5N1, …
- - Bệnh cũ bộc phát: Lao, Sốt rét, Ung thư, Tiểu đường, tâm thần…
- - Các bệnh dịch không lây, mạn tính –> gánh nặng y tế lâu dài
- - Bệnh do hành vi lối sống
- - Yếu tố nguy cơ: môi trường, rượu, thuốc lá…
- - Dinh dưỡng (béo phì, suy dinh dưỡng)
- - Thiếu vận động
- - Thương tích: bạo hành, vũ khí, chiến tranh, tai nạn giao thông
- - Trẻ tật nguyền (bệnh thai nhi)
- - Hệ thống y tế lỗi thời, lạc hậu, đào tạo không phù hợp.
- - Xã hội già đi –> bệnh mạn tính, gánh nặng kinh tế xã hội.
- Toàn cầu hóa, Kỹ nghệ hóa và Đô thị hóa.
- Môi trường sống biến đổi.
- Di dân => thay đổi cấu trúc cộng đồng.
- Chọn giới tính, gây xáo trộn cân bằng sinh học.
- Gia tăng khoảng cách giàu nghèo, nhu cầu săn sóc sức khỏe phức tạp.
- Hệ thống giá trị gia đình, cộng đồng bị sói mòn, tan rã.
- Lối sống cạnh tranh, căng thẳng, ít vận động.
- Nhiều yếu tố nguy cơ: Rượu, thuốc lá, ma túy, mại dâm, sai dinh dưỡng…
- • CSSKBĐ không đối nghịch với khu vực điều trị ở bệnh viện mà có sự liên hệ các cấp.
- • CSSKBĐ không phải là không tốn kém, cần đầu tư đúng mức để đạt hiệu quả cao.
- • Mô hình cần đa dạng, phù hợp, sáng tạo; đáp ứng nhanh nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng phức tạp của người dân, trên tinh thần gần dân; tiếp cận dựa vào dân số mục tiêu; quan tâm nâng cao chất lựơng cuộc sống (QOL);
- • Dựa trên chứng cứ (evidence-based indicators), không áp đặt;
- • Đặt trọng tâm chăm sóc sức khỏe đúng nơi, đúng lúc, đúng chuẩn;
- • Kết hợp CSSKBĐ và các chức năng Y tế công cộng;
- • Quan tâm bệnh mạn tính;
- • Quan tâm kinh tế y tế, quản lý y tế và đào tạo nhân lực.
“Chăm sóc sức khỏe ban đầu”?
Chú Đỗ Hồng Ngọc kính mến,
Con thấy trên O2TV giới thiệu sắp có chương trình “Chăm sóc sức khỏe ban đầu”, được hiểu một cách đơn giản là chăm sóc ho hen cảm mạo… hay phòng tránh sớm các loại bệnh cho các đối tượng, như vậy có đúng với tên gọi này không? Con nghe nói “Chăm sóc sức khỏe ban đầu” là một chiến lược của Tồ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện đang triển khai trên nhiều nước và cả ở nước ta?
Nhờ chú giải thích giùm. Cám ơn Chú nhiều.
TN.
Thân gởi TN,
Thuật ngữ Chăm sóc Sức khỏe Ban đầu (Primary Health Care) thường gây hiểu lầm ở 2 chữ BAN ĐẦU ( dễ tưởng là cơ sở, là sớm, là sơ bộ, là lúc còn bé nhỏ…). Thực ra “Chăm sóc sức khỏe ban đầu” là một triết lý, một chiến lược quan trọng của ngành Y, nhằm đạt Mục tiêu Sức khỏe cho mọi người (Health for All) ở thế kỷ 21 và Mục đích Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals).
Hiện nay, với những thay đổi nhanh chóng về mô hình bệnh tật, về dân số học, về kinh tế xã hội, Chăm sóc sức khỏe ban đầu vẫn là chìa khóa của chính sách y tế nhằm chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện và công bằng, nhân bản, gắn sức khỏe với sự phát triển chung của quốc gia. Phúc trình của Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) 2008 vẫn khẳng định “Chăm sóc sức khỏe ban đầu: Bây giờ hơn bao giờ hết!” (Primary Health Care, Now more than Ever) đã nói lên tầm quan trọng chiến lược của nó.
Câu hỏi của TN rất hay nên chú gởi tài liệu dưới đây để chia sẻ. Cần tham khảo thêm tài liệu của Bộ Y tế: “Chăm Sóc Sức Khỏe Ban Đầu ở Việt nam trong tình hình mới” (NXB y học, 2006).
Thân mến,
Chú Đỗ Hồng Ngọc.
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
(SĂN SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU)
PRIMARY HEALTH CARE
BS. Đỗ Hồng Ngọc(*)
Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) không phải là sự săn sóc sức khỏe cơ bản, ở tuyến trước, dành cho các nước đang phát triển, cho người nghèo, dân quê; trái lại nó là một chiến lược y tế nền tảng, phổ quát, có tính nhân bản, công bằng và bình đẳng, trong đó sức khỏe được coi là yếu tố của sự phát triển, với sự cam kết chính trị (political commitment) của mỗi quốc gia. CSSKBĐ hiện vẫn là nền tảng triết lý và chính sách y tế của Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO), nhằm xây dựng một hệ thống y tế phù hợp, đáp ứng tình hình mới với sự thay đổi nhanh chóng về mô hình bệnh tật, về dân số học và về kinh tế- xã hội.
Như ta biết, “Sức khỏe là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh hay tật”(WHO 1946) và CSSKBĐ được định nghĩa:
“ là sự chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên những phương pháp và kỹ thuật học thực tiễn, có cơ sở khoa học và được chấp nhận về mặt xã hội, phổ biến đến tận mọi cá nhân và gia đình trong cộng đồng, qua sự tham gia tích cực của họ với một phí tổn mà cộng đồng và quốc gia có thể đài thọ được ở bất cứ giai đoạn phát triển nào, trên tinh thần tự lực và tự quyết. Nó là một bộ phận hợp thành vừa của hệ thống y tế Nhà nước – mà trong đó, nó giữ vai trò trọng tâm và là tiêu điểm chính – vừa của sự phát triển chung về kinh tế xã hội của cộng đồng. Nó là nơi tiếp xúc đầu tiên của người dân với hệ thống y tế, đưa sự chăm sóc sức khỏe đến càng gần càng tốt nơi người dân sống và lao động, trở thành yếu tố đầu tiên của một quá trình săn sóc sức khỏe lâu dài “ ( Tuyên ngôn Alma-Ata, 1978).
Trong thuật ngữ Chăm sóc sức khỏe ban đầu thì từ “Ban đầu” là dễ gây nhầm lẫn nhất, dễ hiểu theo nghĩa “sớm, mới đầu, còn nhỏ, sơ bộ, cơ sở…”. Thực ra không phải vậy. “Ban đầu” – được dịch từ chữ “Primary” – bao gồm những ý nghĩa như sau:
- Đó là sự chăm sóc sức khỏe
- 1) Thiết yếu;
2) Kỹ thuật học thực tiễn, khoa học, được xã hội chấp nhận;
3) Phổ biến đến tận cá nhân và gia đình;
4) Tự lực, tự quyết;
5) Tham gia tích cực;
6) Phí tổn vừa phải;
7) Gần gủi nơi người dân sống và lao động;
(8) Nằm trong sự phát triển chung về kinh tế – xã hội của địa phương.
Từ Hội nghị Alma-Ata 1978 đến nay, đã có 4 hội nghị quốc tế khác xem xét lại toàn bộ chiến lược CSSKBĐ để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.
Bởi vì vẫn còn đó trong Y tế:
Các yếu tố nội dung của CSSKBĐ:
Có 8 yếu tố nội dung tối thiểu của CSKBĐ do Alma-Ata đề ra:
Ngoài 8 yếu tố tối thiểu trên, mỗi quốc gia đề thêm các yếu tố cần thiết khác,
như Việt Nam đề thêm 2 yếu tố sau đây (trở thành 10 yếu tố):
Nguyên tắc tiếp cận CSSKBĐ:
Để thực hiện thành công CSSKBĐ, phải dựa trên các nguyên tắc tiếp cận :
Chiến lược CSSKBĐ trong tình hình mới:
Vấn đề sức khỏe:
Ảnh hưởng kinh tế- xã hội:
Mô hình CSSKBĐ trong tình hình mới:
Kết luận
Tóm lại, trong tình hình mới, với những thay đổi nhanh chóng về mô hình bệnh tật, về dân số học, về kinh tế xã hội, CSSKBĐ vẫn là một chìa khóa của chính sách y tế toàn diện, nhân bản, gắn sức khỏe vào sự phát triển của đất nước.
Phát triển sức khỏe không phải là một gánh nặng của quốc gia mà trái lại, là yếu tố tối cần thiết để phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, do đó cần đầu tư đúng mức nhằm chăm sóc sức khỏe toàn diện và công bằng cho người dân, đạt mục tiêu Sức khỏe cho mọi người thế kỷ 21 và Mục đích phát triển thiên niên kỷ.
Việt Nam là một trong những nước đầu tiên cam kết thực hiện Mục đích Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc và đã có một số thành tựu nhất định. Ngành y tế Việt Nam với quan điểm xuyên suốt: Con người là vốn qúy của xã hội và sức khỏe là vốn quý của con người. Phòng bệnh là chính, điều trị là quan trọng. Mạng lưới y tế 4 cấp từng được đánh giá cao, nhưng hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn trong tình hình mới. Chăm sóc sức khỏe ban đầu “bây giờ hơn bao giờ hết” sẽ là chiến lược mang lại sức khỏe cho mọi người.
(Tp.HCM, 8-2011)
…………………………………………………………………………………………
(*) Trưởng Bộ môn Khoa học hành vi & Giáo dục sức khỏe, Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Nguyên Giám đốc Trung tâm Truyền thông- Giáo dục sức khỏe Tp.HCM
minh phai chăm soc suc khoe ban dau cua minh thoi ba gia oi.
Trả lờiXóaMun kg the doc phone het, ma luot sơ a ba gia vi dài. Hehe
Tối đọc nha.. nhớ giữ gìn nhan sắc đó..hee
Trả lờiXóa“Sức khỏe là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh hay tật”
Trả lờiXóaNhư vậy: Bicon chưa ...khỏe...Huuuuuuuu
Vậy thì lo cho chữa tinh thần và thể chất ... cho sảng khoái đi nhé Bicon ơi!
Trả lờiXóatinh thần khỏe mạnh quyết định thể chất mạnh khỏe đó Bicon à.. ..hihi
Đúng như TTM ! Bản thân mỗi người nên gìn giữ "sức khỏe" trước tiên cho bộ não . Sau đó là cơ thể!
Trả lờiXóaAnh Núi ơi! M chỉ giỏi động viên người khác thôi đó.. huhu..
Trả lờiXóaThế mà tưởng mình khỏe....Tưởng ....Dưa bở. Hiiiiiiiii
Trả lờiXóaDưa bở mới ngon đó Bicon à.. hii
Trả lờiXóaMun cung giong anh Bicon ne. hic hic......
Trả lờiXóaVay la anh em minh chua khoe tum lum ta la het roi anh Bi oi.
Anh Nui cung noi 9 xac luon ne.
Trả lờiXóaVay la em phai bo sung suc khoe nhieu lam ne.
Em thay dưa dẻo moi ngon nha ba gia. hehee
Trả lờiXóaO VN minh toan de phat hien benh ra la "bac si lac dau" kg ba gia oi!
Trả lờiXóaNguoi dan minh phan dong ngheo kho nen kg co thói quen di kiem tra suc khoe dinh ky 6 hoac 9 thang/1 nam nua... nen biet bi benh la nang roi. hic
Huhu.. bà già cũng rứa. Lười đi khám định kỳ lắm.. mà có sao đâu, đời người chỉ 1 lần chết thôi mà...hii
Trả lờiXóaBà già nói dưa bở ngon thì là ngon đó nha.. Mun đen thui...
Trả lờiXóaTrời, Mun potay vì mới nghe "triết gia" TTM nói về cái chít nhẹ "tựa lông ngỗng" nha! hahaaaaaaaaaaaaaa
Trả lờiXóahahahaaa... Ok, dưa bở ngon, một mình bà già ăn nha!
Trả lờiXóaBốn đứa cùng cười nha.. hahaaaaaaaa
Trả lờiXóaMun làm bác sĩ nha, ai khám mại dzô há.
Trả lờiXóaBịnh nhân nhìn thấy bác sĩ trợn mắt rứa thì chạy mất đó..haha
Trả lờiXóahá há... tại mắt bác sĩ to mà bị lé xíu bà già ơi, kg có trợn đâu nha.
Trả lờiXóacảm ơn cô !
Trả lờiXóa