- Năm 1550, Dương Văn An là người đầu tiên viết về động Phong Nha. Động Phong Nha đã được chạm lên một trong Cửu Đỉnh Đại Nội triều Nguyễn ở Huế[3].
- Năm 1824, động Phong Nha được vua Minh Mạng sắc phong là "Diệu ứng chi thần". Ngoài ra còn được các vua nhà Nguyễn "Thần Hiển Linh"[16].
- Cuối thế kỷ 19, ông Léopold Michel Cadière, một linh mục người Pháp, thám hiểm động, khám phá các chữ viết của người Chăm và ông đã suy tôn Phong Nha "Đông Dương đệ nhất động". Tháng 7 năm 1924, nhà thám hiểm người Anh Barton sau khi khảo sát Phong Nha đã đánh giá rằng động Phong Nha có thể sánh ngang với các hang động nổi tiếng trên thế giới như động Padirac (Pháp), động sông Drach (Tây Ban Nha) về vẻ đẹp kỳ vĩ của hang động[17][4].
- Năm 1935, một người dân địa phương đã tình cờ phát hiện ra một động khô có cửa động nằm cách cửa động Phong Nha 1000 m, trên độ cao 200 m. Động này nằm trong khối núi đá vôi Kẻ Bàng thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch[23]. Đây là động có cảnh quan kỳ vĩ không kém động Phong Nha nhưng lại không có sông ngầm[24].
- Năm 1937, Phòng du lịch của Khâm sứ Pháp (ở Huế) đã ấn hành một cuốn tập gấp giới thiệu du lịch ở Quảng Bình, trong đó có giới thiệu về động Phong Nha. Địa điểm du lịch này đã được xếp hạng nhì ở Đông Dương thuộc Pháp. Trước năm 1990, đã có nhiều cuộc thám hiểm hang động của các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài nhưng chưa hé lộ nhiều về hệ thống hang động Phong Nha.
- Năm 1990, lần đầu tiên Đại học Tổng hợp Hà Nội đã cùng với Hiệp hội nghiên cứu hang động Anh (British Cave Research Association) đã phối hợp khám phá và nghiên cứu hang động trong khu vực này một cách sâu rộng. Cuộc khám phá hang động lần đầu được tiến hành năm 1990 bởi một nhóm các chuyên gia về hang động của Hiệp hội nghiên cứu hang động Anh và Khoa Địa chất Địa hình của Đại học Tổng hợp Hà Nội, do Howard Limbert chỉ huy. Nhóm thám hiểm này đã hoàn tất nghiên cứu động Vòm.
- Năm 1992, một nhóm gồm 12 nhà khoa học Anh và 6 giáo sư của Đại học Tổng hợp Hà Nội tiến hành cuộc thám hiểm thứ hai và đã hoàn tất thám hiểm 7.729 m thuộc động Phong Nha và 13.690 m thuộc động Vòm và các hang động lân cận.
- Cuộc thám hiểm thứ 3 vào năm 1994 bao gồm 11 nhà khoa học Anh và 5 nhà khoa học Việt Nam thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Chiều mưa, hết giờ làm việc, lại chỉ một mình .. thôi tự đi tìm tí việc để làm cho đỡ trống..
Không biết gõ gì ở Google nữa, nhưng lại thấy những hình ảnh của hang động đẹp quá thế này.
Tôi thì thích đi thăm thú các nơi lắm, mà cũng kỳ, hầu như tôi đi rất là nhiều nơi rồi, nhưng ở miền Trung thì tôi chỉ đến Qui Nhơn là ngừng lại, dù nhiều lần rất muốn đi đến Huế chơi mà vẫn chưa có dịp đi. Rồi miền Nam thì đi đến Hà Tiên thì ngừng lại, chỉ còn mỗi mũi Cà Mau mà cũng chưa có dịp đi nốt, dĩ nhiên là các hòn đảo thì chưa đi rồi. Còn miền Bắc thì cũng đã đi nhiều nơi, ngay nơi xa như Thái Bình cũng đã đi rồi, nhưng vẫn chừa cực bắc là chưa đi..
Hôm nay nhìn thấy những hình ảnh của hang động ở Phong Nha được tác giả Orient Sea chụp đẹp quá, lại liên tưởng đến hang động ở vịnh Hạ Long, nhưng tôi chưa thể chụp được những tấm hình hang động đẹp như thế này..
Thôi đành cùng du lịch bằng hình ảnh này vậy... Mà tác giả chỉ ghi số của từng tấm hình mà không ghi tên hang động, tiếc thật.
Trước hết tôi gõ vào Google để tìm lịch sử phát hiện ra hang động này. Ah, có đây rồi.. Cám ơn "Thần Internet" nhé !
http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%E1%BB%9Dn_qu%E1%BB%91c_gia_Phong_Nha_-_K%E1%BA%BB_B%C3%A0ng
- Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tọa độ từ 17°21′ tới 17°39′ vĩ bắc và từ 105°57′ tới 106°24′ kinh đông, nằm trong địa bàn các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch và Sơn Trạch thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Phong Nha-Kẻ Bàng cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc[2], cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía bắc. Phía tây vườn quốc gia này giáp khu vực bảo tồn Hin Namno, một khu vực carxtơ nằm ở tỉnh Khăm Muộn, Lào.
Lịch sử khám phá hang động
Các văn tự khắc trên vách đá bằng ngôn ngữ Chăm Pa cổ cho thấy động Phong Nha được người Chăm phát hiện từ thời xa xưa khi vùng đất này còn thuộc Vương quốc Chăm Pa.
Việc thám hiểm các hang động trong khu vực này là một công việc khó khăn và nguy hiểm. Các đoàn thám hiểm đã mất nhiều thời gian với những khó khăn như: hang động sắc nhọn dễ gây thương tích, lòng hang hẹp, các sông suối ngầm có thể dâng lên đột ngột làm bít cửa hang, lượng ô xy trong nhiều khu hang động có thể không đủ[25].
Các kết quả thám hiểm, nghiên cứu này đã mang đến một sự hiểu biết toàn diện về hệ thống hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng và đã được làm cơ sở cho bảo vệ, quy hoạch và phát triển du lịch cũng như hoàn thiện hồ sơ để trình lên UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới[5].
Các nhà khoa học đã khám phá và nghiên cứu 20 hang động với tổng chiều dài 70 km hang động, trong số đó có 17 hang động tại khu vực Phong Nha và 3 hang động tại khu vực Kẻ Bàng. Năm 1999, các nhà khoa học của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga cũng tiến hành các khảo sát về hệ động thực vật ở khu vực Kẻ Bàng[4]. Động Phong Nha dài 7.729 m, có 14 hang, có dòng sông ngầm dài 13.969 m. Các thạch nhũ trong động trải qua hàng triệu năm kiến tạo từ nước có hòa tan đá vôi (CaHCO3) mà tích tụ thành những hình tượng lạ mắt như hình sư tử, hình ngai vàng, hình đức Phật v.v.
Năm 2005, Hội hang động Anh phát hiện một hang động khô, đặt tên Động Thiên Đường, lớn nhất và đẹp nhất tại Phong Nha-Kẻ Bàng[26]. Theo đánh giá, hang động Thiên Đường còn to lớn và đẹp hơn cả động Phong Nha.
Ngày 1 tháng 6 năm 2006, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam đã phát hành bộ tem chọn lọc Phong Nha-Kẻ Bàng[27].
Giai đoạn từ năm 2007-2008, đoàn khảo sát hang động của Hội hang động hoàng gia Anh đã khảo sát khu vực thượng nguồn sông Chày, khu vực hang Vòm, hố kast ở km12 trên đường 20 và một số hang động mới ở Thượng Hóa, Hóa Sơn, Dân Hóa, Trọng Hóa (thuộc huyện Minh Hóa), Trường Sơn (huyện Quảng Ninh). Họ cũng đã đo vẽ lại hệ thống hang động Phong Nha.
Tháng 4 năm 2009, đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội hang động hoàng gia Anh đã tiến hành thám hiểm khu vực vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng và các khu vực phụ cận. Họ đã phát hiện thêm 20 hang động mới với tổng chiều dài 56 km. Trong đợt khảo sát này, hội hang động hoàng gia Anh và Trường đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố phát hiện mới về hang Cha Lo (Minh Hóa) dài trên 5km. Đoàn cũng công bố mới về độ dài của các hang động chính như Phong Nha trên 57km (trước đây là 45km), Vòm trên 35km, đồng thời phát hiện hang Khe Ri là hang sông ngầm dài nhất thế giới[28]. Đặc biệt, đoàn thám hiểm cũng đã phát hiện một hang mới và tạm đặt tên là Sơn Động. Theo kết quả khảo sát, hàng này dài 6,5km, rộng hơn 150m và vòm hang chỗ cao nhất hơn 200m, kích thước gấp 4-5 lần so với hang Phong Nha, lớn hơn nhiều so với hang Deer tại vườn quốc gia Gunung Mulu tại Sarawak, Malaysia vốn được xem là hang động lớn nhất thế giới. Con sông ngầm ở hang này cũng lớn hơn nhiều lần so với sông ngầm ở hang Phong Nha. Hang này có dòng sông ngầm. nước và dòng chảy ngầm trong hang rất mạnh nên hiện đoàn thám hiểm chỉ khảo sát được một phần [29] Đoàn thám hiểm cũng đã tiến hàng khảo sát hố sụt karst (đá vôi) ở khu vực hang Vòm có tên là vực Tang với kết quả cho thấy hố sụt có độ sâu đến 255m. Tuy nhiên, đoàn thám hiểm vẫn chưa thể đo hết độ sâu của hố sụt này, nhưng qua đó đánh giá đó là hố sụt sâu nhất VN [30]
Hệ thống động Phong Nha
Cho đến nay, các nhà khoa học đã khảo sát 44,5 km hang động nhưng du khách bình thường chỉ có thể vào được 1500 m[4]. Hệ thống động Phong Nha có các hang động đáng chú ý sau:
- * Hang Tối: nằm trên thượng lưu sông Son. Hang này có chiều dài 5.258 m và cao 83 m,dài 736 m.
* Hang Chà An: dài 667 m và cao 15 m.
* Hang Thung: có sông ngầm dài 3351 m.
* Hang Én: dài 1645 m và cao 78,6 m, có bãi cát bên trong, là nơi sinh sống của én.
* Hang Khe Tiên: tọa lạc phía nam Phong Nha, dài 520 m.
* Hang Khe Ry: tọa lạc ở phía nam Phong Nha.
* Hang Khe Thi.
Hang động trong Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
01. Có phải sông Son không nhỉ?
02.
03.
04.
05.
06.
07.
08.
09.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
TTM. Sưu tầm.
PP. 18/08/2011
Đúng là Sông Son ở Kẻ Bàng đó cô. ^^ Đẹp lắm, cô nên ra đó. Có điều rất mất vệ sinh, buồn ghê.
Trả lờiXóaPhong Nha- Kẽ Bàng là nổi tiếng quá và Mun cũng phái đi lắm bà già ơi.
Trả lờiXóaBà già dẫn Mun đi nha bà già. hehee Mà hình như bà già cũng chưa đi hết đâu há.
Cave nào cũng lung linh, huyền ảo như tranh vẽ bà già ơi, Mun em mê quá à.
Trả lờiXóaMà cái cấu trúc trong đó Mun thấy sợ sợ, nếu chui vào đó 1 mình chắc Mun kg dám ạ. hic
Các hang động khi mình chụp ảnh màu đá hiện ra màu sắc đẹp lắm bà già ơi . Có lần NC đi Há Tiên chụp hình ở chùa Hang , mũi Nai , NC mới phát hiện ra điều nầy .
Trả lờiXóaVậy là đúng là Sông Son hả, tên ngộ ghê đó. Mất vệ sinh thì đáng nói thật.
Trả lờiXóaMiền Trung từ Qui Nhơn trở ra thì bà già chưa đi đó Mun ơi!
Trả lờiXóaChị cũng ngạc nhiên nghĩ chắc người ta chiếu đèn chụp chứ nhỉ, sao màu sắc đẹp quá.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaEm thích những thạch nhũ đủ màu. Đẹp quá chị ạ.
Em cũng có dịp tham quan một lần, mê mẩn trước sự kỳ diệu của thiên nhiên....
Trả lờiXóaOi !Dep qua .Minh da den xem toi anh 34 .Do Chi sieu tam , Cam-on Chi M.....cua tui A !
Trả lờiXóaEm đã có dịp ghé động Phong Nha. Tuyệt đẹp ! Bao giờ hang Sơn Đòong mở cửa thì chắc phải ra xem nữa !
Trả lờiXóaChị thích xem hình động Phong nha không để em kiếm lại gủi cho chị .
Trả lờiXóaEm đã đi rồi thì cho chị hình em chụp đi. Vì chị chưa ra tới ngoài đó bao giờ cả.
Trả lờiXóaHình như chụp hình thì nó ra màu sắc như thế, Andro đã đi rồi thì để Andro trả lời xem sao?
Trả lờiXóaĐộng Phong Nha đọc sơ qua cứ ngỡ Động Phòng Nha hahahah( đùa chút cho vui ). Chúc chị ngày vui. Em đi ngủ
Trả lờiXóaEm buồn ngủ quá đấy CK à.
Trả lờiXóaĐường vào chiều mưa !
Trả lờiXóaHồ nước ngầm trong động
Cửa động
Trả lờiXóaĐộng Bi Ký này mới thứ dữ nè
Trả lờiXóaNhìn gần thấy mấy chữ phạn ngoằn ngoèo
TRời, quá đẹp đó Andro ơi! chị già phái à nha..
Trả lờiXóaĐể tối tối chị xem đem lên trên entry cho nó xịn luôn nha Andro ơi.
Trả lờiXóaEm chỉ bổ sung mấy cảnh mà orientsea chưa post thôi.
Trả lờiXóaHang Sơn Đòng còn đẹp hơn gấp bội. Chưa biết chừng nào mới cho vào xem.
Mà hình ảnh màu sắc tự nhiên như Andro chụp hả, chị cứ tưởng phải dùng đèn xử lý chứ..
Trả lờiXóaCó Andro chụp hình là chị thấy yên tâm đây là hình thật rồi.. quá đẹp quá diệu kỳ đi.!
Tấm hình toàn cảnh đẹp đó Bicon ơi!
Trả lờiXóaTrả lờiXóa
Mấy màu xanh đỏ là do Ban quản lý họ gắn đèn màu chiếu lên chị ạ !
Trả lờiXóaVậy là chị lại nhầm nữa rồi..hihi. Nên để ánh đèn tự nhiên để ra màu hiện thực thì chắc sẽ đẹp hơn nhỉ?
Trả lờiXóahttp://dantri.com.vn/c728/s728-509916/hut-hon-phong-nha.htm
Trả lờiXóaHút hồn Phong Nha
(Dân trí) - Động Phong Nha dài gần 8km, với vẻ đẹp hút hồn, kỳ vĩ, xứng đáng với tên gọi “Nam thiên đệ nhất động”. Phong Nha có trên 20 buồng với hành lang chính dài tới 1.500m và nhiều hành lang phụ dài hàng trăm mét.
Động Phong Nha thuộc vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc huyện Bố Trạch và huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía Nam.
Các hang ngoài cùng có trần cao hơn mặt nước khoảng 10m. Các hang phía trong, từ hang thứ 4 trở vào, trần hang cao đến 25-50m. Từ buồng thứ 14, du khách theo các hành lang khác đi sâu hơn nữa dưới mặt đất đến những buồng hang to rộng...
Khó có thể mô tả hết vẽ đẹp hùng vĩ của động Phong Nha bằng lời. Hãy cùng Dân trí tận mắt chiêm ngưỡng và tự cảm nhận...
Ngoài cửa hang
Bến thuyền đợi khách đi vào động.
Phạm Ngọc Bằng