Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

Không khí nhiễm phóng xạ, có nên sử dụng nước mưa?

    Ngày 30.03.2011, 17:41 (GMT+7
    http://sgtt.vn/Thoi-su/142451/Khong-khi-nhiem-phong-xa-co-nen-su-dung-nuoc-mua.html

    Không khí nhiễm phóng xạ, có nên sử dụng nước mưa?


    SGTT.VN – Đã phát hiện phóng xạ I-131 trong không khí tại một số khu vực ở Việt Nam: Hà Nội, Đà Lạt, Lạng Sơn. Nhật cũng đã phát hiện phóng xạ trong nước biển với nồng độ cao. Vậy người dân có nên tiếp tục sử dụng nước mưa, nước biển?

    Tiến sĩ Nguyễn Hào Quang, giám đốc trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật và ứng phó sự cố (cục Kiểm soát và an toàn bức xạ hạt nhân) chia sẻ với SGTT.

    Hiện tổ công tác xử lý thông tin sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I (bộ Khoa học và công nghệ) đã phát hiện thêm phóng xạ I-131 trong không khí tại một số khu vực ở Việt Nam (Đà Lạt, Lạng Sơn). Xin TS cho biết nếu trong không khí có nhiễm phóng xạ thì người dân có nên tiếp tục sử dụng nước mưa hay không?

    Nhân viên tổ chức Hoà bình Xanh đang kiểm tra nồng độ phóng xạ tại làng Namie cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima 30km, ngày 26.3.2011. Ảnh: Reuters













    Đúng là hiện nay đã phát hiện thấy vết của đồng vị Iod 131 (I-131) tại Việt Nam, tuy nhiên theo tôi được biết kết quả đo nồng độ chất này trong không khí được trạm quan trắc tại viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân và viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đều nhỏ hơn hàng trăm ngàn lần so với giá trị giới hạn quy định và không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân, do đó người dân có thể yên tâm.

    Về việc sử dụng nước mưa, đối với các vùng gần sự cố sẽ phải quan tâm tới vấn đề này. Tuy nhiên, ở ta chưa cần phải quan tâm bởi nồng độ phóng xạ trong không khí còn quá thấp. Các trạm quan trắc sẽ tiếp tục theo dõi và thông báo khi nồng độ khí có xu hướng tăng nguy hiểm. Còn tính tới tình huống xấu nhất thì lúc ấy ta phải kiểm tra nồng độ phóng xạ trong nước mưa. Nếu nồng độ cao thì ta không nên sử dụng nước mưa nữa.


    Như vậy, nếu nước mưa nhiễm phóng xạ rơi vào rau củ quả, hoa màu thì chúng ta sẽ phải làm gì? Nên làm thế nào để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm xạ?


    Trường hợp nước mưa nhiễm phóng xạ rơi vào rau củ quả thì chắc chắn không nên sử dụng mà cần có kiểm tra để xác định đúng nồng độ phóng xạ trong đó.

    Hiện có hai hình thức nhiễm xạ,

    • đó là nhiễm xạ ngoài (bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bụi phóng xạ)
    • và nhiễm xạ trong (hít không khí nhiễm phóng xạ hoặc ăn phải thực phẩm nhiễm phóng xạ).


    Để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm xạ ngoài, phải tránh xa nguồn nhiễm xạ, trường hợp chịu ảnh hưởng thì cố gắng để thời gian bị ảnh hưởng bởi phóng xạ càng ngắn càng tốt. Cần che chắn người bằng cách trú ẩn vào các tòa nhà bằng bêtông, đồng thời đeo khẩu trang, găng tay, không ăn uống các chất nhiễm phóng xạ.


    Khi có sự cố hạt nhận và được yêu cầu bảo vệ bằng cách che chắn, người dân nên bình tĩnh vào các tòa nhà gần nhất. Cần đóng các cửa sổ, cửa ra vào, rửa tay và mặt kỹ lưỡng nếu từng ra ngoài, tắt quạt thông gió, quạt sưởi và đặt thức ăn, đồ uống vào hộp hoặc gói lại. Đặc biệt nên cởi bỏ quần áo nếu đã mặc vì có thể nó đã nhiễm xạ, quần áo đó cần được buộc chặt vào túi và mang đi tiêu hủy.


    Nhật đã phát hiện phóng xạ trong nước biển với nồng độ cao, nhiều độc giả quan tâm tới cơ chế lan truyền của phóng xạ, TS có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?


    Phóng xạ ảnh hưởng tới con người nhanh nhất qua cơ chế lan truyền trong không khí. Các cơ chế lan truyền khác như nước hoặc thực phẩm… là rất chậm. Trên thực tế chúng ta cách Nhật Bản là khá xa, từ Nhật Bản tới chúng ta thì nồng độ phóng xạ bị pha loãng rất nhiều, do đó chúng ta không phải quan ngại lắm. Giống như sự cố Chernobyl ở Ukraine, đến Việt Nam chúng ta chỉ thấy vết, không ảnh hưởng nhiều.


    Về nước biển, nhìn vào số liệu của Nhật thì những nơi ở xa khu Fukushima thì nồng độ phóng xạ có tăng nhưng chưa đáng kể lắm. Cho nên chúng ta chưa phải quan ngại vấn đề này đối với nước biển Việt Nam.

    Trong tương lai các quan trắc của Việt Nam sẽ tiếp tục hướng ra môi trường biển, nhưng môi trường lan truyền nhanh nhất là không khí chúng ta còn chưa phát hiện ra thì những môi trường kia chắc chưa thể có.


    Mức độ lây truyền là như thế nào khi tiếp xúc với người đã bị nhiễm phóng xạ?


    Bản chất vấn đề là vật lý chứ không như virus. Ví dụ tôi nhiễm phóng xạ thì tôi chưa thể trở thành ngay một nguồn phóng xạ. Tất nhiên nếu tôi ngồi cạnh ai đó thì người đó cũng sẽ bị ảnh hưởng một phần chiếu xạ do người tôi phát ra, nhưng mức nhiễm xạ để trở thành một nguồn phóng xạ nó phải thực sự lớn. Cái này chỉ xảy ra với trường hợp bệnh nhân sử dụng đồng vị phóng xạ trong xạ trị, họ uống thuốc với lượng rất cao thì bức xạ ở họ mới có ảnh hưởng tới người xung quanh.

    Còn bình thường giả sử chúng ta có người bị nhiễm xạ ở Nhật về thì độ nhiễm xạ ấy cũng còn xa so với coi là nguồn bức xạ nguy hiểm cho người xung quanh. Thực tế, những người từ Nhật về qua trung tâm kiểm tra thì chưa phát hiện ra ai bị nhiễm phóng xạ cả.

      Được biết, các thiết bị đo nồng độ phóng xạ tại Việt Nam cho những kết quả khá chi tiết. Vậy hiện nay ở Việt Nam có bao nhiêu đơn vị có đủ năng lực đưa ra những kết quả này?

    Ở Việt Nam có:

    • viện Nghiên cứu an toàn bức xạ,
    • viện Năng lượng nguyên tử hay bộ Tư lệnh hoá học (bộ Quốc phòng),
    • viện Khoa học hạt nhân,
    • trung tâm hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ và ứng phó sự cố của cục Kiểm soát và an toàn bức xạ,
    • viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Trung tâm hạt nhân Thành phố Hồ Chí Minh…

    Đây đều là các đơn vị có đầy đủ các thiết bị đủ năng lực đánh giá các nhiễm bẩn phóng xạ này.

    Theo tiêu chuẩn thông thường thì nếu thực phẩm có nồng độ hoạt tính iod/xêzi là trên 1.000Bq/1kg thực phẩm thì sẽ bị cấm lưu thông trên thị trường. Còn nếu nồng độ nhỏ hơn 1.000Bq/1kg thực phẩm thì được lưu thông bình thường.

    Để phát hiện hàng hoá tại Việt Nam hiện nay có bị nhiễm phóng xạ hay không thì không thể dùng mắt thường, mà có thể sử dụng hệ thống máy phát hiện bức xạ dựa trên nguyên lý phát hiện tia gamma.

    (Tiến sĩ Nguyễn Hào Quang).


    Thanh Tuyền


    http://lehongtru.multiply.com/journal/item/56/56

    Copy bên nhà Trứ.


    Cách xử trí khi có sự cố phóng xạ



    Bạn làm gì nếu biết nơi mình ở có phóng xạ? Hoảng loạn, tung tin đồn không phải là giải pháp; mà phải bình tĩnh làm theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. Để tránh nhiễm xạ trong, có thể đeo găng tay, khẩu trang...


    > Uống gì để phòng nhiễm phóng xạ?/ Làm gì để tránh phơi nhiễm phóng xạ?


    Dưới đây là những hướng dẫn xử trí cho người dân do Chính phủ Nhật đưa ra, được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ KH&CN) dịch ra tiếng Việt.


    Khi có sự cố hạt nhân (tức là có sự rò rỉ phóng xạ khỏi cơ sở hạt nhân), để bảo vệ cơ thể mình khỏi nhiễm xạ ngoài, bạn cần:
    • Bảo vệ bằng khoảng cách (tránh càng xa nguồn phóng xạ càng tốt)
    • Bảo vệ bằng thời gian (thời gian tiếp xúc phóng xạ càng ngắn càng tốt)
    • Bảo vệ bằng che chắn (trú ẩn vào các tòa nhà bằng bê tông)


    Để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm xạ trong
    , bạn nên:

    • Tránh việc hít phải chất phóng xạ (đeo mặt nạ, khẩu trang hoặc găng tay)
    • Tránh việc hấp thụ các chất phóng xạ (không uống hoặc ăn nước và thức ăn nhiễm xạ)




    Tùy thuộc vào số lượng, phóng xạ có thể gây hại cho sức khỏe con người.
    Trên hình là các nguồn phóng xạ tự nhiên mà con người nhận được mỗi năm.
    Trong các loại vật liệu thì chì có tác dụng ngăn cản tia phóng xạ tốt nhất.



    Nếu được yêu cầu trú ẩn trong nhà
    , bạn cần chạy vào tòa nhà, công sở nơi gần nhất, và thực hiện các yêu cầu như trên hình để đảm bảo an toàn tối đa.


    Nếu được yêu cầu sơ tán
    , bạn cần bình tĩnh cho việc này và làm theo các chỉ dẫn như hình vẽ trên.

    Hãy chắc chắn là bạn đã mang theo thiết bị cần thiết và những thứ quý giá như đài phát thanh, đèn pin, tiền mặt, sổ tiết kiệm, con dấu, quần áo để thay, khẩu trang, khăn tay, thức ăn đồ uống.



    Nếu đã bị phơi nhiễm phóng xạ
    , bạn phải rửa và làm sạch nếu thấy cần thiết, đề nghị được kiểm tra mức độ phơi nhiễm. Các chuyên gia sẽ giúp bạn.

    Đ.S.


9 nhận xét:

  1. Lam ơi! xem lại cách xử lý sự cố nhé.

    Trả lờiXóa
  2. Đọc để biết cách đề phòng bà con ơi...

    Trả lờiXóa
  3. Đọc để biết cách đề phòng bà con ơi...

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn chị thật nhiều nè! Ngày vui chị nhé!

    Trả lờiXóa

  5. Em đã chép lại bài này và đọc dần. Hôm nọ đọc trên BBC có bài bình luận đại khái người ta không hiểu sao lại sợ khi nghe nói đến phóng xạ ngay cả khi không hiểu tác dụng của phóng xạ là gì!

    Trả lờiXóa
  6. Ngồi trước TV hoặc màn hình máy tính lâu quá,nghe điện thoại di động nhiều quá,ăn thức ăn nấu trong lò vi sóng thường xuyên quá,đó cũng là những nguồn lây nhiễm phóng xạ đấy các bạn ạ !

    Trả lờiXóa
  7. Vậy thì tối không online nữa vậy.

    Trả lờiXóa
  8. Phải online để phóng xạ nó ngán mình chứ..Hehe.Mình càng phòng xa thì nó càng phóng xạ đấy ! Hihihi...

    Trả lờiXóa
  9. Cái lưỡi không xương à không cái ngón tay gõ lung tung nhiều đường lắc léo.. hihi...
    M zìa tới nhà rồi, tính ở lại cái đỉnh Liangbian đó, nhưng lạnh quá nên phải xuống núi ngay anh H ạ..

    Trả lờiXóa

Bạn từ đâu đến..



Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

free counters


Pageviews: 374,323 - 23/09/2016

Sắc tím Đài Đông

Sắc tím Đài Đông

Sương khói




Suy tư vầng trán thêm gầy
Em ơi! khói thuốc vàng tay vẫn buồn..





Và mây vẫn trôi giữa dòng đời.......
................ bụi bặm...
..... Người đi qua đời.. chợt.. ...
............cũ đến chẳng còn quen.......
................. TTM