Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

Cuộc đua chạy trốn một thảm họa hạt nhân !

Thứ Ba, 15/03/2011, 14:07 (GMT+7)

Cuộc đua chạy trốn một thảm họa hạt nhân

http://tuoitre.vn/The-gioi/429071/Cuoc-dua-chay-tron-mot-tham-hoa-hat-nhan.html


TTO - Đài NHK ngày 15-3 mô tả Nhật Bản đang chạy đua với thời gian để ngăn chặn việc các thanh năng lượng tan chảy đang diễn ra với tốc độ khẩn trương nhất từ tối ngày 14 đến nay.

>>  Cháy lò phản ứng hạt nhân số 4

Các khả năng: Sơ đồ này cho thấy nhiên liệu phóng xạ có thể bị thổi lên các tầng khí quyển bên trên và được các luồng gió mang đi khắp Thái Bình Dương.

Tokyo đã xin sự trợ giúp từ Mỹ và cộng đồng quốc tế để kiểm soát ba lò phản ứng đang có dấu hiệu nóng lên nhanh chóng vì hậu quả của trận động đất kinh hoàng ngày 11-3.


Báo Anh Daily Mail mô tả một kịch bản tồi tệ nhất có thể là vụ tan chảy hoàn toàn các thanh nhiên liệu hạt nhân và gió mùa theo hướng từ đông sang tây sẽ kéo theo những đám mây hạt nhân lan đi khắp Thái Bình Dương.


Thủ tướng Naoto Kan trong ngày 15-3 đã lên truyền hình hối thúc người dân sống trong vòng bán kính 30 km của nhà máy hạt nhân Fukushima số một không ra khỏi nhà. “Mức phóng xạ rất cao, và có khả năng sẽ còn tiếp tục rò rỉ”, ông Kan cảnh báo dân chúng.


Chánh văn phòng nội các Yukio Edano cũng thừa nhận mức độ phóng xạ hiện giờ có thể ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe con người và cảnh báo có những dấu hiệu cho thấy các thanh nhiên liệu đã tan chảy ở cả ba lò phản ứng trong nhà máy.


“Chúng tôi không thể kiểm tra trực tiếp, nhưng rất có khả năng điều này đã xảy ra”, ông Edano nói. Trong một thông báo tại Tokyo, Đại sứ quán Pháp nói những đợt gió mang theo chất phóng xạ với mật độ thấp có thể tràn tới Tokyo trong vòng 10 tiếng đồng hồ.


Kịch bản ác mộng

Các chuyên gia cho rằng kịch bản ác mộng sẽ là việc tan chảy các thanh nhiên liệu làm gia tăng áp lực bên trong thùng chứa. Nếu thùng chứa vỡ, bụi và chất phóng xạ có thể bị phát tán hàng trăm km vào trong không khí. Kịch bản này được tính đến sau khi vụ nổ ở lò phản ứng hạt nhân số ba làm hỏng hệ thống làm lạnh.


“Đi ra ngoài lúc này là quá nguy hiểm, còn là bởi người dân khó có thể đến được nơi an toàn do thiếu thốn nhiên liệu. Chúng tôi cần thêm thông tin từ chính quyền trung ương, nhưng tôi cảnh báo người dân thậm chí không ra khỏi nhà để phơi quần áo và nếu đã giặt và phơi quần áo thì đừng mang vào trong nhà, nó có thể bị nhiễm xạ”, Thị trưởng Fukushima, Tananori Seto, nói với Reuters.


Ngoài vụ nổ, ngày 15-3 cũng đã bắt đầu với rất nhiều tin xấu cho Nhật Bản. Chính thức đến lúc này 2.800 người đã được xác nhận thiệt mạng, nhưng đợt dư chấn, dù với cường độ yếu dần, vẫn tiếp tục xảy ra, gần nửa triệu người đã phải sơ tán trên toàn quốc.

Sơ đồ cho thấy gió có thể thổi các đám bụi hạt nhân vượt qua Thái Bình Dương và tràn vào lãnh thổ Hoa Kỳ ra sao, trong kịch bản tồi tệ nhất 



Nhật kêu gọi hỗ trợ


Sau khi Nhật Bản chính thức yêu cầu hỗ trợ từ Hoa Kỳ, Ủy ban điều phối hạt nhân Mỹ đã tuyên bố họ sẽ xem xét đưa ra những lời khuyên về mặt kỹ thuật cho Nhật Bản, trong khi Tổng thống Barack Obama lặp lại cam kết sẽ “giúp đỡ bất cứ điều gì có thể”.


Hòa bình xanh, một tổ chức vận động lâu dài chống năng lượng hạt nhân, nói thảm họa này cho thấy năng lượng hạt nhân khó bao giờ có thể được coi là an toàn. “Điều này cho thấy một lần và mãi mãi là năng lượng hạt nhân không thể an toàn. Các nhà máy hạt nhân của Nhật Bản được xây dựng với công nghệ mới nhất, đặc biệt để đối phó thiên tai, nhưng vẫn đứng trước nguy cơ tan chảy”, Daily Mail dẫn lời Steve Campbell của Hòa bình xanh.


Nhưng các nhà khoa học nguyên tử lại nhìn thấy điều ngược lại. Giáo sư Paddy Regan, một nhà vật lý học nguyên tử tại Surrey, Anh, bình luận: “Chúng ta có một trận động đất kinh hoàng ở một quốc gia có tới 55 nhà máy điện nguyên tử, và tất cả đã được ngừng hoạt động một cách hoàn hảo, dù vẫn còn lại ba nhà máy gặp trục trặc. Đó là một trận động đất lớn, một thử nghiệm cho sự ổn định và vững vàng của các nhà máy điện nguyên tử và cho đến giờ, có vẻ như chúng đã đứng vững”.

 


Lò phản ứng hoạt động ra sao

1.      Lò phản ứng được đặt trong một lồng chứa bằng bê tông và sắt dày 2 mét.

2.      100 thanh nhiên liệu uranium và plutonium bọc kẽm được đặt cạnh nhau tạo ra nhiệt độ cao.

3.      Nhiệt độ cao làm sôi nước, tạo ra hơi nước làm quay các turbine và tạo ra điện.

4.      Lò phản ứng được kiểm soát hoặc ngừng hoạt động bằng cách nhúng những thanh kim loại hấp thụ neutron từ các thanh năng lượng.


Cuộc chiến chống thảm họa

1.      Động đất kích hoạt chức năng ngừng hoạt động tự động của các lò phản ứng. Những thanh nhiên liệu sẽ mất một tuần lễ để nguội hoàn toàn.

2.      Sóng thần làm hỏng hệ thống bơm nước để làm nguội các thanh nhiên liệu.

3.      Khi áp lực do nước sôi và hơi nước tăng lên, hơi nước thoát ra từ các lò phản ứng số một và số ba.

4.      Hơi nước quá nóng và bị dồn nén quá mức gây nên những vụ nổ phá hỏng các phần lồng chứa trong mấy ngày qua.

5.      Hiện nước biển đang được bơm vào trong lò phản ứng, nhưng có vẻ như không đủ để làm nguội các thanh nhiên liệu.

Một trở ngại nữa của cuộc chiến là không thể sử dụng người trực tiếp tiếp xúc với lò phản ứng, vì nguy cơ nhiễm xạ là quá cao.


Lõi nhiên liệu nóng chảy

1.      Nếu các thanh nhiên liệu quá nóng, đến mức khoảng hơn 800 độ C, lớp vỏ bọc bằng kẽm có thể vỡ.

2.      Ở nhiệt độ 1090 độ C, hơi nước sẽ gây ra áp lực cực lớn lên lồng chứa.

3.      Ở nhiệt độ 1870 độ C, các thanh nhiên liệu và lớp vỏ bọc sẽ tan chảy và rơi xuống đáy lồng chứa. Đây chính là hiện tượng tan chảy.

4.      Trong kịch bản tồi tệ nhất, lồng chứa nổ tung và các thanh nhiên liệu đã nóng chảy thành chất khí, sẽ bay khắp nơi trong không khí.

H.MINH



Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt chịu được động đất 7 độ richter

Thứ Ba, 15/03/2011 13:24

http://nld.com.vn/20110315012438517p0c1201/lo-phan-ung-hat-nhan-da-lat-chiu-duoc-dong-dat-7-do-richter.htm



“Trong báo cáo phân tích an toàn của chúng tôi, lò có thể chịu đựng được động đất ở 6 – 7 độ Richter, còn lớn hơn nữa chúng tôi chưa dám phân tích một cách cụ thể nhưng về nguyên tắc khi xảy ra sự cố như vậy thì lò sẽ dừng một cách tự động”. PGS-TS Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, cho biết.


Khi xảy ra thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật Bản, một số lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện Fukushima bị nổ, ông có nhận định gì về sự cố này?

 
 PGS. TS Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt


PGS. TS Nguyễn Nhị Điền
:

Đây là một sự cố thật sự đáng tiếc cho các nhà máy điện hạt nhân nằm trong vùng bị ảnh hưởng bởi sóng thần và động đất ở Nhật Bản. Tuy nhiên, theo những thông tin tôi nắm được đến nay cho thấy các chuyên gia vận hành các lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện Fukushima thuộc tỉnh Fukushima vừa phát nổ ở lò số 1 và số 3 họ vẫn hoàn toàn kiểm soát được.
 

Thực chất của vụ nổ hai lò phản ứng hạt nhân (1 và 3) là họ chủ động cho nổ chứ không phải là nổ bị động. Vụ nổ là do lớp hydro tích lũy dưới mái của lò phản ứng phát nổ, trước đó họ đã tiến hành làm mát bằng nước biển. Do vậy, ít nhiều họ đã tính toán được mức độ thiệt hại từ việc chủ động cho nổ lò phản ứng.
 

Ông đã từng đến Nhà máy điện Fukushima nơi vừa xảy ra vụ nổ mới đây chưa?

 
- Tôi đã đến nhiều nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản, riêng nhà máy điện Fukushima thì tôi chưa tới, nhưng những đồng nghiệp đang công tác tại viện thì đã nhiều người tới nhà máy này.
 

Ông có nhận xét gì về những nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản mà ông đã từng tới?

 
- Nhật Bản là một cường quốc có có trình độ phát triển điện hạt nhân rất cao, lại nằm trong khu vực thường xuyên xảy ra động đất và sóng thấn nên họ luôn có ý thức đặt sự an toàn khi vận hành các nhà máy điện hạt nhân lên hàng đầu. Những nhà máy điện của họ ngoài được trang bị hiện đại còn có một đội ngũ chuyên gia vận hành có kiến thức và kinh nghiệm.

 
Tuy nhiên, một số nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản hiện nay, trong đó có nhà máy điện Fukushima đã được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước, công nghệ lò phản ứng ít nhiều đã lạc hậu nên khi xảy ra sự cố thì công tác làm lạnh lò chậm hơn.

 
Nếu nhà máy này sử dụng công nghệ mới hiện nay thì khi xảy ra sự cố lò phản ứng sẽ tự làm lạnh trong vòng 72 giờ và sẽ không xảy ra sự cố kiểu này.

 
Ông nhận xét việc dò rò rỉ phóng xạ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và đời sống người dân Nhật Bản?

 
- Theo những thông tin tôi biết được thì mức độ phóng xạ là 20 microsivert như vậy là nhỏ. Khi vụ nổ xảy ra chỉ một vài người làm việc trực tiếp bị ảnh hưởng. Có lẽ người dân thì không bị ảnh hưởng bởi mức phóng xạ như vậy là thấp.

 
Vậy mức phóng xạ từ bao nhiêu thì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân?

 
- Tiêu chuẩn quốc tế đã quy định rồi. Ví dụ người dân thì không quá 1 microsivert/năm, người thường xuyên làm việc, tiếp xúc với phóng xạ là không quá 20 microsivert/năm.
 

Tuy nhiên, trong những trường hợp sự cố thế này thì có thể cho phép cao hơn một số lần. Chẳng hạn, theo số liệu hiện nay ở cổng lò phản ứng số 1 của nhà máy điện Fukushima đo là 0,59 microsivert thì có nghĩa là gấp không nhiều so với cho phép là 1 microsivert/năm nhưng đây chỉ tiếp xúc trong một thời gian ngắn nên cũng chẳng có ảnh hưởng gì.

 
Sau khi xảy ra sự cố về nổ một số nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản, Bộ KH-CN, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã yêu cầu 2 đơn vị của mình là Viện nghiên cứu hạt nhân Đà lạt và Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân Hà Nội tổ chức tốt việc quan trắc phóng xạ môi trường tại 2 trạm quốc gia do 2 đơn vị này quản lý. Việc này đơn vị đã thực hiện như thế nào thưa ông?

 
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Ảnh Tuổi trẻ online


- Về nguyên tắc thì trạm do chúng tôi quản lý không có sự cố gì cũng quan trắc thường xuyên. Tuy nhiên, tầng suất lấy mẫu thì hằng tuần và hằng tháng mới đo, còn sau khi xảy ra sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản thì chúng tôi quan chắc thường xuyên, thậm chí là cứ vài ba tiếng đồng hồ là phải xuống xem có hiện tượng gì bất thường về phóng xạ không. Nếu phát hiện bất thường thì ngay lập tức sẽ đưa phin lọc đi đo ngay.

 
Cho đến nay đã là ngày thứ 5 xảy ra nổ nhà máy điện hạt nhân ở Nhật nhưng chúng tôi vẫn chưa phát hiện điều gì bất thường, máy vẫn chạy liên tục 24/24 giờ.

 
Thưa ông, giữa lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt và nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản vừa xảy ra nổ có gì khác nhau?

 
- Khác rất nhiều. Vì lò của chúng ta là lò nghiên cứu, làm việc với áp xuất thường, có công suất rất thấp là 500KW nhiệt, còn lò phản ứng hạt nhân số 1 của nhà máy điện Fukushima của Nhật là 460 MW điện, tức khoảng 1.500MW nhiệt. Còn lò phản ứng số 3 mới nổ thì khoảng gần 800MW điện, tức là hơn 2.000MW nhiệt, nghĩa là gấp rất nhiều lần so với lò phản ứng Đà Lạt, cho nên hai lò hoàn toàn khác hẳn nhau về mức độ an toàn cũng như mức độ sự cố có thể xảy ra.

 
Với thiết kế của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hiện nay, nếu xảy ra động đất ở Việt Nam  thì có thể chịu được tối đa là bao nhiêu độ Richter?

 
- Theo tính toán về mặt lý thuyết chứ chưa ai dám khẳng định cụ thể là bao nhiêu, nhưng trong báo cáo phân tích an toàn của chúng tôi, lò có thể chịu đựng được động đất ở 6 – 7 độ Richter, còn lớn hơn nữa chúng tôi chưa dám phân tích một cách cụ thể, nhưng về nguyên tắc khi xảy ra sự cố như vậy thì lò sẽ dừng một cách tự động. Tuy nhiên còn tùy thuộc tâm chấn động đất rơi vào chỗ nào, nó có trực tiếp lên vùng có lò hay không.

 
- Trong suốt thời gian vận hành, Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã triển khai những gì để đảm bảo an toàn vận hành lò một cách tốt nhất?

 
- Đối với mỗi lò phản ứng hạt nhân đều có các quy phạm vận hành. Riêng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt tuy là lò nhỏ nhưng đã có trên 10 quy phạm khác nhau liên quan đến vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, sử dụng. Nếu tuân thủ tất cả các quy phạm này thì xác xuất xảy ra sự cố và rủi ro càng ít.

 
- Đã bao giờ Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt để xảy ra rò rỉ nguồn phóng xạ chưa thưa ông?

 
- Cho đến nay lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã qua 27 năm vận hành nhưng chúng tôi chưa lần nào để rò rỉ phóng xạ ra bên ngoài. Lò đang vận hành rất tốt và rất an toàn.

 
Qua một số vụ nổ lò phản ứng hạt nhân tại Nhật Bản, Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt có được những bài học gì?

 
- Trước hết là phải lựa chọn công nghệ. Hiện nay cả thể giới có gần 450 lò phản ứng hạt nhân phát điện, họ đã qua nhiều thế hệ công nghệ nên mình phải lựa chọn những công nghệ tốt nhất. Thứ hai, phải đảm bảo vận hành đúng các quy trình, quy phạm của lò phản ứng hạt nhân. Thứ ba là phải có một đội ngũ cán bộ hiểu biết để trong một tình huống xấu nhất có thể giải quyết những vấn đề tốt nhất.

 
Chẳng hạn như ở Nhật Bản, tôi cảm thấy họ giải quyết các công việc rất bài bản chính vì họ có kiến thức, có kinh nghiệm nên sự cố giảm đi rất nhiều. Qua hai vụ nổ nhưng không làm chết người nào chứng tỏ họ rất có kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề này.

 
Xin cảm ơn ông!
 
Theo Ngô Khắc Lịch (Lâm Đồng Online)


Thứ Tư, 16/03/2011, 19:08 (GMT+7)
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/429240/Su-co-hat-nhan-Nhat%C2%A0khong-anh-huong-den-Viet-Nam.html

Sự cố hạt nhân Nhật không ảnh hưởng đến Việt Nam

TTO - Ngày 16-3, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) họp báo về sự cố hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, Nhật Bản do hậu quả của trận động đất và sóng thần ngày 11-3-2011, khẳng định không có sự ảnh hưởng do phóng xạ đến Việt Nam.

>> Điện hạt nhân ở Nhật - họa vô đơn chí
>> Khó có mưa axit do sự cố hạt nhân ở Nhật Bản


Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Đình Tiến cho biết ngay sau khi có sự cố, Bộ KH&CN đã thành lập một tổ công tác thu thập các thông tin trên các nguồn cung cấp chính thống như cơ quan chức năng của Nhật, đại diện của công ty phát triển điện hạt nhân quốc tế của Nhật Bản tại Việt Nam cũng như các tổ chức trong IAEA và Hội năng lượng nguyên tử quốc tế để phân tích, có tin thông tin chính xác, kịp thời và đã báo cáo Thủ tướng và các cơ quan chức năng về sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 Nhật Bản.


Theo Bộ KH&CN, Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi thuộc quận Futaba, tỉnh Fukushima do Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) điều hành. Fukushima I có tổng công suất điện đạt 4,7 GW và là một trong 25 nhà máy điện hạt nhân lớn nhất trên thế giới. Fukushima I gồm 6 lò phản ứng nước sôi (BWR) đang hoạt động.


Các lò phản ứng số 1, 2, 6 do Công ty General Electric (Hoa Kỳ) cung cấp, các lò số 3, 5 của Công ty Toshiba và lò số 4 của Công ty Hitachi (Nhật Bản). Lò phản ứng số 1 của Fukushima I thuộc đời đầu thế hệ II, có công suất khoảng 440 MW, bắt đầu hoạt động từ ngày 26-3-1971. Lò phản ứng số 3 của Fukushima I có công suất khoảng 784 MW bắt đầu hoạt động từ ngày 27-3-1976.


Ngày 11-3-2011, khi xảy ra động đất, các lò phản ứng số 1, 2, 3 của nhà máy Fukushima I đã tự động ngừng hoạt động theo thiết kế. Các lò 4, 5, 6 đã ngừng hoạt động trước khi xảy ra động đất để bảo dưỡng định kỳ theo kế hoạch.


Ngày 12-3-2011 (15g36 theo giờ địa phương), tại Fukushima I đã xảy ra một vụ nổ làm mất mái che và tường tầng 5 (bằng bê tông dày khoảng 15 cm) của nhà lò tổ máy số 1. Đây là vụ nổ do oxy trong không khí kết hợp với hydro sinh ra trong vùng hoạt do hiện tượng oxy hóa zirconi (vỏ thanh nhiên liệu). Tuy nhiên, vụ nổ không làm ảnh hưởng đến kết cấu của nhà bảo vệ lò bằng bê tông cốt thép dày trên 1m và lớp thép dày 3cm, thùng lò áp lực bằng thép dày 15cm (nơi chứa nhiên liệu hạt nhân và các thanh điều khiển).


Vào lúc 11g01 ngày 14-3-2011, đã xảy ra vụ nổ khí hydro tại tổ máy số 3. Quá trình diễn biến sự cố nổ ở tổ máy số 3 cũng tương tự như tổ máy số 1. Đến 6 giờ 20 phút ngày 15-3 giờ địa phương (4 giờ 20 phút giờ Việt Nam) đã xảy ra vụ nổ tại tổ máy sổ 2 của nhà máy Fukushima I theo thông báo của các nhà chức trách Nhật Bản và IAEA và sáng ngày 15-3 đã có vụ cháy xảy ra tại tổ máy số 4 của nhà máy Fukushima I.


Theo Bộ KH&CN, nguyên nhân sự cố bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Thứ nhất là trận động đất và sóng thần lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản trong vòng hơn một trăm năm qua xảy ra vào ngày 11-3 trong khi hai lò phản ứng số 1 và 3 xảy ra sự cố tại Nhà máy ĐHN Fukushima I thuộc loại lò thế hệ cũ (đời đầu thế hệ thứ II); được thiết kế với khả năng chống động đất ở mức thấp hơn cường độ động đất đã xảy ra.


Thứ hai, khi sự cố xảy ra, các hệ thống dừng lò khẩn cấp của nhà máy Fukushima I đã hoạt động theo đúng chức năng thiết kế. Máy phát điện diesel dự phòng đã hoạt động ngay lập tức sau khi mất điện lưới để cung cấp điện cho hệ thống làm mát khẩn cấp và hoạt động liên tục trong 1 giờ trước khi có sóng thần ập đến làm ngập lụt và hư hại máy phát điện dự phòng.


Ngoài ra, thiết kế của loại lò này không có hệ thống an toàn thụ động, là hệ thống hoàn toàn tự động xử lý khi có sự cố mà không phụ thuộc vào nguồn điện hoặc sự can thiệp của con người. Do đó khi mất điện, hệ thống làm mát khẩn cấp đã không hoạt động được dẫn đến sự cố mất nước, làm tăng nhiệt độ và áp suất vùng hoạt lò phản ứng.


Nguyên nhân vụ nổ tại các tổ máy số 1 và số 3 là do oxy trong không khí kết hợp với hydro sinh ra trong vùng hoạt do hiện tượng oxy hóa zirconi (vỏ thanh nhiên liệu), vụ nổ đã phá vỡ phần tường và mái bê tông của nhà lò phản ứng. Đây là các vụ nổ khí hydro. Nguyên nhân nổ ở tổ máy số 2 và số 4 còn đang được điều tra. Các vụ nổ và cháy này chưa ảnh hưởng đến kết cấu các lớp bảo vệ an toàn của lò.


Theo đánh giá của NISA, cho đến nay sự cố hạt nhân tại Nhà máy Fukushima I là ở mức 4 (tai nạn với hậu quả cục bộ) theo thang sự cố quốc tế INES, cao nhất là mức 7 (thảm họa Chernoby l ở Liên Xô cũ, năm 1986, được đánh giá ở mức 7; tai nạn ở Nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island ở Mỹ, năm 1979, được đánh giá ở mức 5).


Tại cuộc họp báo lãnh đạo Bộ KH&CN cùng lãnh đạo Viện Năng lượng Nguyên tử, lãnh đạo các Cục Năng lượng Nguyên tử, Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân khẳng định phóng xạ ở các vùng của Nhật Bản đều thấp và không có khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam. Theo TS Đặng Thanh Lương, Phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân, ngày 15-3, lượng phóng xạ tại Tokyo đo được cao hơn 40 lần bình thường. Theo phía Nhật thì mức này không ảnh hưởng sức khỏe con người và môi trường.

Hiện nay, theo tính toán của các cơ quan khí tượng thì các đám mây phóng xạ bay lên phía Đông Bắc Nhật Bản và có xu hướng bay ra biển, do đó trong đất liền không bị ảnh hưởng nhiều. Phía Việt Nam tính toán đến ngày 18-3 các đám mây phóng xạ vẫn bay như vậy, không có xu hướng bay về hướng VN. Các trạm quan trắc phóng xạ đặt tại Hà Nội cũng không xuất hiện số liệu bất bình thường. Hiện trên lãnh thổ chúng ta chưa có ảnh hưởng từ sự cố nhà máy điện hạt nhân tại Nhật, ông Lương khẳng định.

MINH QUANG


12 nhận xét:

  1. chị ơi, đọc tin tức mỗi ngày, em thấy thương dân Nhật và buồn thế nào ấy chị ạ, thiên tai thì đâu biết trước được chị nhỉ.

    Trả lờiXóa
  2. Thật không thể lường hết những đau khổ này.

    Trả lờiXóa
  3. Mong mọi người đều hiểu rõ nguy hiểm của phóng xạ mà tránh nhỉ Ròm ơI!
    Mà chạy đâu cho khỏi trời bây giờ, trong khi nơi nơi đều xây nhà máy điện nguyên tử.

    Trả lờiXóa
  4. Thảm họa luôn treo lơ lửng trên đầu nhân loại.

    Trả lờiXóa
  5. Càng văn minh càng có những điều không lường hết được Lá nhỉ?

    Trả lờiXóa
  6. Phát triển đến cực thịnh thì sẽ hủy diệt.

    Trả lờiXóa
  7. Như đường sin, cứ lên đến cực đại thì phải xuống tới cực tiểu..
    ôi mong rằng cực tiểu và cực đại đều bình yên.

    Trả lờiXóa
  8. Đức xưa nay biểu tình chống nhà máy điện hạt nhân dử lắm đó chị .Nhân cơ hội này lại biểu tình dử dội hơn ,nhờ vậy mà chính phủ phải ra lệnh kiểm tra những nhà máy đang hoạt động và những nhà máy chuẩn bị xây dựng sẽ gặp khó khăn .

    Theo tin tức thì VN đang chuẩn bị xây dựng tới 8 cái nhà máy điện hạt nhân trong thời gian tới .Theo em VN mà xây dựng mới là hiểm họa đó chị .

    Trả lờiXóa
  9. VN có từ trước giải phóng ở Đà Lạt đó Ròm ơi!

    Trả lờiXóa
  10. Em vừa mới xem qua nè chị :
    Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt trả lời phỏng vấn .
    http://nld.com.vn/20110315012438517p0c1201/lo-phan-ung-hat-nhan-da-lat-chiu-duoc-dong-dat-7-do-richter.htm

    Trả lờiXóa

Bạn từ đâu đến..



Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

free counters


Pageviews: 374,323 - 23/09/2016

Sắc tím Đài Đông

Sắc tím Đài Đông

Sương khói




Suy tư vầng trán thêm gầy
Em ơi! khói thuốc vàng tay vẫn buồn..





Và mây vẫn trôi giữa dòng đời.......
................ bụi bặm...
..... Người đi qua đời.. chợt.. ...
............cũ đến chẳng còn quen.......
................. TTM