Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011
Tâm như chỉ thủy - 心如止水
Rating: | |
Category: | Books |
Genre: | Nonfiction |
Author: | TTM biên dịch |
- 解釋 形容心境平靜,毫無雜念。
- 出處
唐 · 白居易
《祭李侍郎文》:
“浩浩世途,是非同軌;
齒牙相軋,波瀾四起。
公獨何人,心如止水;
風雨如晦,雞鳴不已。 - Hán Việt.
Tâm như chỉ thủy
Giải thích: hình dung tâm cảnh bình tĩnh ,hào vô tạp niệm 。
Xuất xứ:
Đời Đường - Bạch Cư Dị 《Tế Lí Thị Lang Văn 》:
“Hạo hạo thế đồ ,thị phi đồng quỹ ;
Xỉ nha tương yết ,ba lan tứ khởi 。
Công độc hà nhân ,tâm như chỉ thủy ;
Phong vũ như hối ,kê minh bất dĩ 。
心如止水
Hồi đêm, đi ngủ mà mang theo 4 chữ "Tâm như chỉ thủy", có lẽ nó là một thành ngữ hay một điển tích nào đó, nên không dịch thoát hết ý ra được, có lẽ vậy mà làm cho giấc ngủ ngắn đi, khuya thức giấc lại lò mò vào net tìm xem ý tứ của người xưa như hà?
Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011
"Mai tôi đi" - Cám ơn em nhé Gió ơi!
Gió ơi!
Hôm Chị viết vài lời cho bản nhạc này là vào ngày đầu tháng 9/2011, bây giờ là cuối tháng 11 rồi, thời gian mới đó thôi qua thật nhanh phải không em!
Hôm Chị viết vài lời cho bản nhạc này là vào ngày đầu tháng 9/2011, bây giờ là cuối tháng 11 rồi, thời gian mới đó thôi qua thật nhanh phải không em!
Mấy hôm trước thấy em cặm cụi làm mấy cái clip tặng bạn bè, rồi sáng nay vừa vào Mul lại thấy cái clip, mà em đã cặm cụi làm để tặng chị..
Lời nhạc thật buồn...
Nhưng tấm lòng của em thì làm cho bạn bè thật cảm động đó Gió à.
Chị em mình bằng tuổi nhau, nên ít nhiều cũng có những tính cách tương đồng, cái cụ thể nhất là hay quan tâm đến bạn bè em nhỉ!..
Sẽ nhớ mãi không quên em nhé!
TTM
PP. 29/11/2011
Mai Tôi Đi
Thơ: Nguyên Sa - Anh Bằng phổ nhạc.
Mai tôi đi, chắc trời giăng mưa lũ
Mưa thì mưa, chắc tôi không bước vội
Nhưng chẳng thế nào,
thì cũng sẽ xa nhau,
mình cũng sẽ xa nhau
Mai tôi đi, chắc rằng Paris khóc,
nhưng lệ rơi sẽ khô theo tháng ngày
Cho dù cách nào
thì cũng sẽ xa nhau,
mình cũng sẽ xa nhau
Mai tôi đi xin đừng nhìn theo, xin đừng đợi chờ
Đời trăm muôn góc phố
con đường dài thật dài
thầm mãi có bao nhiêu
thầm mãi có bao nhiêu
Mai tôi đi, xin đừng gọi tên,
thêm nhiều muộn phiền
Dù môi kêu đắm đuối
hay mặn nồng một trời
Cùng đành lòng xa thôi,
cũng đành lòng xa thôi
Mai tôi đi, chắc dòng sông Seine nhớ
nhưng dù sao, nhớ nhung rồi sẽ mờ
Muôn vạn u sầu,
rồi cũng sẽ xa nhau,
mình cũng sẽ xa nhau..
Lời nhạc thật buồn...
Nhưng tấm lòng của em thì làm cho bạn bè thật cảm động đó Gió à.
Chị em mình bằng tuổi nhau, nên ít nhiều cũng có những tính cách tương đồng, cái cụ thể nhất là hay quan tâm đến bạn bè em nhỉ!..
Sẽ nhớ mãi không quên em nhé!
TTM
PP. 29/11/2011
Mai Tôi Đi
Thơ: Nguyên Sa - Anh Bằng phổ nhạc.
Mai tôi đi, chắc trời giăng mưa lũ
Mưa thì mưa, chắc tôi không bước vội
Nhưng chẳng thế nào,
thì cũng sẽ xa nhau,
mình cũng sẽ xa nhau
Mai tôi đi, chắc rằng Paris khóc,
nhưng lệ rơi sẽ khô theo tháng ngày
Cho dù cách nào
thì cũng sẽ xa nhau,
mình cũng sẽ xa nhau
Mai tôi đi xin đừng nhìn theo, xin đừng đợi chờ
Đời trăm muôn góc phố
con đường dài thật dài
thầm mãi có bao nhiêu
thầm mãi có bao nhiêu
Mai tôi đi, xin đừng gọi tên,
thêm nhiều muộn phiền
Dù môi kêu đắm đuối
hay mặn nồng một trời
Cùng đành lòng xa thôi,
cũng đành lòng xa thôi
Mai tôi đi, chắc dòng sông Seine nhớ
nhưng dù sao, nhớ nhung rồi sẽ mờ
Muôn vạn u sầu,
rồi cũng sẽ xa nhau,
mình cũng sẽ xa nhau..
Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011
Về nhà làm vườn..
Start: | Dec 1, '11 4:00p |
End: | Dec 5, '11 4:00p |
Location: | Cái đầm nhỏ. |
Hôm nay tôi vẫn đang ở xa, tối nay bước ra khỏi văn phòng, trời mới gần 7 giờ tối mà đã thấy ánh trăng thượng tuần vắt ngang ngay tầm mắt tôi, làm tôi ngậm ngùi mà nhớ nhà quá đỗi.
Về tới phòng nhớ mấy tấm ảnh hôm làm vườn ở nhà. Về nhà thì có nhiều việc làm chẳng ngơi tay, trong đó có một việc là phụ người nhà chăm chút cái vườn hoa cỏ nhỏ bé của gia đình..
Hôm ấy về nhà, trời lúc mưa lúc nắng, sáng hôm ấy vừa nắng vừa mưa, nhưng tôi cũng cố gắng cắt gọn mớ cây xanh, sắp xếp lại vài gốc mai... Tết gần đến rồi!
Dọn dẹp xong mồ hôi đầm đìa, nhìn vào gương thì trời ạ, chẳng phải uống rượu đâu mà sao mặt đỏ thế này... Mà không hiểu sao từ bé, cứ ra nắng, hay làm việc ngoài nắng là cái gương mặt tôi nó cứ đỏ như thế... Mà hôm ấy, cả nhà đi làm vắng nhà, thế là tự chụp cho mình vài tấm hình chơi..
Bụi cây rườm rà đã bị tôi cắt gọn lại. Nhìn thì vậy chứ cái chậu nặng lắm đó. Tôi phải vừa vần chậu vừa cắt, nhìn cũng gọn gàng hơn.
Mấy chậu hoa đã được tôi sắp xếp lại, nhìn vườn hoa gọn gàng hơn..
Lên phòng ngồi nghỉ, mà mặt vẫn chưa hết đỏ..
- Chẳng điên chẳng dại là gì.
Bổng dưng mà biệt mà ly mọi người.
Cũng chẳng điên và chẳng dại gì
Chỉ là trời cho cái mệnh thiên di
Cả đời soải bước như nam giới
Ôi! mệnh trời cho.. chẳng sướng gì!
Chắc kiếp trước gây nhiều oan trái
Nên kiếp này trả mãi chưa xong.
Khi nào trả hết đời ngang trái
Về với vô thường.. chắc là xong.
Ôi! lại ủy mị tí rồi, trăng đã lặn chưa nhỉ?
Ngày tôi về, chắc trăng sẽ sáng vằng vặc lơ lửng trên non cao..
TTM
Đêm PP. 28/11/2011
3 - Thiền và cuộc sống.
Con người bận rộn cả ngày cũng chỉ vì cuộc sống và cơm áo gạo tiền cho bản thân. Nhưng bản thân ở đây có nghĩa là gì?
Thiền sư nói: "Ai đi sau tử thi?".
Vấn đề này những người bình thường không dễ gì lĩnh hội được. Con người vất vả bôn ba để ngoài công việc được no ấm còn có những yêu cầu dục vọng vật chất.
Vật chất có thể làm phong phú đời sống con người nhưng lại thường làm khô héo tâm hồn họ. Khi những nhu cầu của dạ dày và miệng đã thỏa mãn thì ngược lại sẽ khóa chặt trí tuệ của bản thân. Cuộc sống thường ngày của con người hoàn toàn bị thúc đẩy về phía trước trong hoàn cảnh ý thức không tự giác. Tiêu chuẩn thiện ác thị phi đều là sự quyết định của cộng đồng xã hội, không có sự tự do chân chính của trí tuệ một cá nhân. Cho nên, con người trong thời đại này luôn luôn cảm thấy rằng tuy đã có được cuộc sống vất chất no đủ mà các vị tiền nhân mơ cũng không thấy nhưng lại mất đi tâm hồn, cái tôi quý báu nhất. Đây chính là bi kịch của nhân loại hiện đại.
Trên thực tế, con người cũng dần dần phát hiện ra nguy cơ này và cũng đã từng nghĩ ra nhiều biện pháp bổ cứu. Những nhà triết học và xã hội học cũng đã đưa ra những phương án thay đổi. Tuy đã thay đổi đươc một bộ phận nhưng dường như hoàn toàn không có hiệu quả đối với cả một dòng nước lũ đang lan tràn.
Thiền là một thứ thần diệu. Một khi nó phát huy công dụng trong cuộc sống thì sẽ tự nhiên hoạt bát, không bị dục niệm làm mỏi mệt, đâu đâu cũng tràn đầy sức sống, có thể làm xoay chuyển sự héo mòn ý chí trong cuộc sống của nhân loại hiện đại.
Thiền cũng không từ bỏ tính tình sở thích trong cuộc sống con người, nói một cách chính xác là nó đã vượt qua ngũ dục, lục trần mà mong muốn đạt được sự hài hòa và tĩnh mịch thiết thực hơn. Họ ăn mặc như nhau, "tính tình tiêu dao, tùy duyên phóng khoáng nhưng tâm hồn lại rất phàm tục không phải là thánh nhân".
Có một tăng nhân hỏi Đạo Triệu Châu Thiền sư, Triệu Châu Thiền sư đáp: "Đi uống trà đi!". Ăn cơm, giặt áo, quét dọn không ngoài Đạo. Nếu có thể đạt được thì ngay lập tức được giải thoát, hà tất phải mất công sức vào những việc khác? Những người mê muội chỉ nói suông, những người sáng suốt thì hành động, thẳng tiến đi lên một đường, người phàm hay thánh nhân đều thông nhau.
Thiền không phải cung cấp cho chúng ta phương pháp đàm luận nghiên cứu mà Thiền làm thay đổi cuộc sống của chúng ta. Có Thiền chính là có được một cuộc sống giàu có!
Trích trong "Những câu chuyện Thiền"
của Kiến văn - Phúc Quyền.
"Ăn cơm, giặt áo, quét dọn không ngoài Đạo." Còn có nghĩa là đi bộ gọi là hành thiền, đi khiêu vũ ở công viên cũng gọi là Thiền nữa đó nhé!
Chúc các bạn một tuần mới đầy an lạc..
Noted by TTM hihi..
PP. 28/11/2011
Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011
Bố vợ anh Bicon qua đời!
Rating: | |
Category: | Books |
Genre: | Biographies & Memoirs |
Author: | TTM và các bạn thành kính phân ưu. |
- Lễ viếng sẽ tổ chức vào hồi 16 giờ ngày 27/11/2011
- tại nhà số 57, ngõ 50/10 Trung Thành Gang Thép, Thái Nguyên
- Lễ Hỏa táng : 15 giờ ngày 28/11/2011
- tại Đài Hóa thân Hoàn Vũ Văn Điển Hà Nội.
Các bạn của anh Bicon ơi!
M và chắc các bạn cũng vừa nhận được tin nhắn qua cellphone của anh Bicon gửi đến với nội dung như sau:
Tôi là Lê Trọng Khánh xin kính báo Bố vợ tôi đã từ trần.
Anh Bicon ơi!
M. ở xa và các bạn ở Sài Gòn, nơi rất xa Hà Nội, mượn entry này viết lời phân ưu với gia đình anh.
- 家有老如有寶
Gia hữu lão như hữu bảo
Nhà có người già như có bảo bối trong nhà.
Lời người xưa chẳng nói sai bao giờ, nhất đó lại là thân phụ của người vợ thân thương của anh nữa, và biết Ông rất lớn tuổi rồi, mà anh lại là người con rể mà Ông quí nhất. Nhưng mong anh và chị hãy nén đau thương lo nốt cho Ông được trọn vẹn trong ngày cuối của đoạn đường đời này.
Sự hiếu kính của anh chị và gia đình đối với ông, M và các bạn tin rằng Ông đã rất yên lòng nơi cửu tuyền.
Ông đã ra đi, nhưng Ông mãi là gia bảo quí báu, vẫn ở mãi trong lòng con cháu của ông.
- Cầu mong Ông vãng sanh cực lạc quốc.
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG GIA ĐÌNH ANH.
>
Bạn bè ở xa Hà Nội.
Chiều chủ nhật ngày 27/11/2011
Tức ngày mùng 03/11 năm Tân Mão.
Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011
Khi người ta đến tuổi già - 人到老年
Rating: | |
Category: | Books |
Genre: | Nonfiction |
Author: | TTM biên dịch |
- Phát âm (pin yin)
Rén dào lǎo nián,huì tū rán xǐng wù:shēng mìng shì yǒu jìn tóu de。 Zhè zhǒng gǎn wù huì shǐ tā men xíng dòng dì lái, qù zuò yī sā tā men hěn xiǎng zuò dàn yǐ qián zǒng yě méi yǒu zuò de shì qíng, yǒu shí, tā men shén zhì yòng tā men yì liào bù dào de fāng shǐ!
Rén dào lǎo nián, cái zhēn zhèng de rèn shì zì jǐ, yě cái zhēn zhèng shǔ yú zì jǐ, bìng qiě yòng yī zhǒng kuān róng 、shū shì hé chéng shí de fāng shǐ jiē shòu zì jǐ。- Hán Việt
Nhân đáo lão niên, hội đột nhiên tỉnh ngộ: sanh mệnh thị hữu tận đầu đích。
Giá chủng cảm ngộ hội sử tha môn hành động khởi lai, khứ tố nhất ta tha môn ngận tưởng tố đãn dĩ tiền tổng dã một hữu tố đích sự tình, hữu thì, tha môn thậm chí dụng tha môn ý liêu bất đáo đích phương thức!
Nhân đáo lão niên, tài chân chánh đích nhận thức tự kỉ, dã tài chân chánh chúc vu tự kỉ, tịnh thả dụng nhất chủng khoan dung 、thư thích hòa thành thật đích phương thức tiếp thụ tự kỉ。- Biên dịch
Người ta khi đến tuổi già, mới đột nhiên "tỉnh ngộ" rằng: sinh mệnh con người là có giới hạn.
Những loại cảm ngộ này sẽ khiến hành động của người ta chợt bật dậy, họ rất muốn đi làm một số việc mà trước đây họ họ vẫn chưa từng làm, có lúc, thậm chí họ dùng đến những phương thức mà họ chưa từng kỳ vọng đến.
Người ta khi đến tuổi già, người ta mới thật sự nhận thức được chính mình, và cũng mới thật sự thuộc về bản thân mình, hơn nữa họ còn dùng tấm lòng khoan dung, một cách nhẹ nhàng dễ chịu và thành thực mà tiếp nhận bản thân mình.
人到老年,方才明白,東奔西走竭力想去改變的不是別的,恰恰是他們自己。幾十年的時光換來的不是別的,而是心如止水。
人到老年,才真正領悟到什麼叫百川歸海,什麼叫萬物歸一。
人到老年,開始明白。老年自有老年的風景。青春雖然美麗,但他會隨世界流逝和退色,而青春的心境才是生命中一道不變的風景綫!
人到老年,冷靜地去看待婚姻和家庭。他們知道。世上沒有完全合乎男人心境的女人,也沒有完全合乎女人心境的男人。- Phát âm (pin yin)
Rén dào lǎo nián, fāng cái míng bái, dōng bēn xī zǒu jié lì xiǎng qù gǎi biàn de bù shì bié de, qià qià shì tā men zì jǐ。 jǐ huā nián de shí guāng huàn lái de bù shì bié de, ér shì xīn rú zhǐ shuǐ。
Rén dào lǎo nián, cái zhēn zhèng gé wù dào shí ma jiào bǎi chuān guī hǎi, shí ma jiào wàn wù guī yī。
Rén dào lǎo nián, kāi shǐ míng bái。 Lǎo nián zì yǒu lǎo nián de fēng jǐng。 Qīng chūn suī rán měi lì,dàn tā huì ào shì jiè liú shì hé tuì sè, ér qīng chūn de xīn jìng cái shì shēng mìng zhōng yī dǎo bù biàn de fēng jǐng xiàn!
Rén dào lǎo nián, lěng jìng dì qù kàn dài hūn ráo hé jiā tíng。 Tā men zhī dǎo。 Shì shàng méi yǒu wán liǎng hé hū nán rén xīn jìng de nǚ rén, Yě méi yǒu wán liǎng hé hū nǚ rén xīn jìng de nán rén。- Hán Việt
Nhân đáo lão niên, phương tài minh bạch, đông bôn tây tẩu kiệt lực tưởng khứ cải biến đích bất thị biệt đích, kháp kháp thị tha môn tự kỉ。 Ki thập niên đích thì quang hoán lai đích bất thị biệt đích, nhi thị tâm như chỉ thủy。
Nhân đáo lão niên, tài chân chánh lĩnh ngộ đáo thập ma khiếu bách xuyên quy hải, thập ma khiếu vạn vật quy nhất。
Nhân đáo lão niên, khai thủy minh bạch。 Lão niên tự hữu lão niên đích phong cảnh。 thanh xuân tuy nhiên mĩ lệ, đãn tha hội tùy thế giới lưu thệ hòa thối sắc, nhi thanh xuân đích tâm cảnh tài thị sanh mệnh trung nhất đạo bất biến đích phong cảnh tuyến!
Nhân đáo lão niên, lãnh tĩnh địa khứ khán đãi hôn nhân hòa gia đình。 Tha môn tri đạo。 Thế thượng một hữu hoàn toàn hợp hồ nam nhân tâm cảnh đích nữ nhân, dã một hữu hoàn toàn hợp hồ nữ nhân tâm cảnh đích nam nhân。- Biên dịch
Người ta khi đến tuổi già, người ta mới thấy rõ rằng, bấy lâu nay đông bôn tây tẩu kiệt sức để muốn thay đổi không là gì khác cả, mà hoàn toàn chỉ là vì bản thân của họ mà thôi. Những ngày tháng sáng lạng của mấy chục năm qua đổi lại chẳng là gì khác, mà là cái tâm cảnh yên tĩnh
Người ta khi đến tuổi già, mới thật sự lĩnh ngộ được rằng: vì sao gọi là cái bách xuyên quy hải, vì sao mà gọi là cái vạn vật quy nhất.
Người ta khi đến tuổi già, mới bắt đầu biết rõ rằng, tuổi già tự có phong cảnh riêng của tuổi già. Tuổi thanh xuân mặc dù mỹ lệ, nhưng rồi nó sẽ tàn phai trôi qua không trở lại, mà cái tuổi thanh xuân của "tâm cảnh" mới là phong cảnh "bất biến" của con đường sinh mệnh.
Người ta khi đến tuổi già, mới có thể "lãnh tịnh" để mà đối đãi việc hôn nhân cùng gia đình. Người ta mới biết rằng ... trên đời này không có "sự hoàn toàn hợp với" người đàn ông trong mộng của nữ giới, và cũng không có "sự hoàn toàn hợp với" người đàn bà trong mộng của nam giới.
人到老年,已懂得安慰自己,並且學會在似乎無盡的黑暗中為自己點一盞希望的燈。
人到老年,看人和事不像過去那麼簡單。因此,不必非得按別人的主意行事。
人到老年,開始明白,世事並非黑白分明,在黑白之間往往有一繫列的中間色。
人到老年,開始明白,人生一世,無論成功和失敗,歡樂和痛苦,盛衰與榮辱,都自然流水,从那里來還的回到那里去,於是,寧靜致遠。- Phát âm (pin yin)
Rén dào lǎo nián, yǐ dǒng dé ān wèi zì jǐ, bìng qiě xué huì zài sì hū wú jìn de hè àn zhōng wèi zì jǐ diǎn yī zhǎn xī wàng de dēng。
Rén dào lǎo nián, kàn rén hé shì bù xiàng guò qù nā ma jiǎn dān。 Yīn cǐ, bù bì fēi dé àn bié rén de zhǔ yì xíng shì。
Rén dào lǎo nián, kāi shǐ míng bái, shì shì bìng fēi hè bái fēn míng, zài hè bái zhī jiān wǎng wǎng yǒu yī jì liè de zhōng jiān sè。
Rén dào lǎo nián, kāi shǐ míng bái, rén shēng yī shì, wú lún chéng gōng hé shī bài, huān lè hé tòng gǔ, shèng shuāi yǔ róng rù, dū zì rán liú shuǐ, cóng nā chóng lái huán de huí dào nā chóng qù, yú shì, zhù jìng zhì yuǎn。- Hán Việt
Nhân đáo lão niên, dĩ đổng đắc an úy tự kỉ, tịnh thả học hội tại tự hồ vô tận đích hắc ám trung vi tự kỉ điểm nhất trản hi vọng đích đăng。
Nhân đáo lão niên, khán nhân hòa sự bất tượng quá khứ na ma giản đan。 Nhân thử, bất tất phi đắc án biệt nhân đích chủ ý hành sự。
Nhân đáo lão niên, khai thủy minh bạch, thế sự tịnh phi hắc bạch phân minh, tại hắc bạch chi gian vãng vãng hữu nhất hệ liệt đích trung gian sắc。
Nhân đáo lão niên, khai thủy minh bạch, nhân sanh nhất thế, vô luận thành công hòa thất bại, hoan nhạc hòa thống khổ, thịnh suy dữ vinh nhục, đô tự nhiên lưu thủy, tòng na lí lai hoàn đích hồi đáo na lí khứ, vu thị, ninh tĩnh trí viễn。- Biên dịch
Người ta khi đến tuổi già, "đã biết tự chăm sóc bản thân mình": mà đồng thời còn học được dường như trong sự vô tận của tăm tối ... biết vì bản thân mà tự thắp "một ngọn" đèn hy vọng cho chính mình.
Người ta khi đến tuổi già, nhìn người nhìn việc, không giống như cách nhìn trong quá khứ, thấy mọi sự sao mà đơn giản quá. Vì vậy, thấy chẳng còn cần thiết phải theo chủ ý của kẻ khác mà hạnh sự nữa.
Người ta khi đến tuổi già, mới bắt đầu thấy rõ rằng, sự việc ở trên đời đều không cần phân rõ trắng đen, ở trong giữa cái đen trắng ấy thường luôn có "một loạt các sắc màu ở trong đó".
Người ta khi đến tuổi già, mới bắt đầu thấy rõ rằng: trong cõi nhân sinh này, vô luận thành công hay thất bại, hoan lạc hay thống khổ, thịnh suy hay vinh nhục, cũng đều như dòng nước tự chảy mà trôi qua, từ nơi đó đến thì cũng từ nơi đó mà đi. Rồi ngay đó, sự an toàn tĩnh lặng suy cho cùng rồi cũng xa xôi.
人到老年,開始明白,衰老不是从中年開始,而是从對生活的厭倦開始。
人到老年,開始明白,孤獨、寂寞、痛苦、失敗,是人生不可缺少的調味品,因此,善待真實的人生才對。
人到老年,不再有少年的狂妄,青年的浪漫,更多的則是對生活的感悟和理解。
人到老年,不再擁有童年的笑臉和青春的美麗,卻常常在午夜夢回。- Phát âm (pin yin)
Rén dào lǎo nián, kāi shǐ míng bái, shuāi lǎo bù shì cóng zhōng nián kāi shǐ, ér shì cóng duì shēng huó de yàn juàn kāi shǐ。
Rén dào lǎo nián, kāi shǐ míng bái, gū dú 、jì mò 、tòng gǔ 、shī bài, shì rén shēng bù kě quē shǎo de diào wèi pǐn, yīn cǐ, shàn dài zhēn shí de rén shēng cái duì。
Rén dào lǎo nián, bù zài yǒu shǎo nián de kuáng fāng, qīng nián de láng màn, gēng duō de zé shì duì shēng huó de gǎn wù hé lǐ jiě。
Rén dào lǎo nián, bù zài yōng yǒu tóng nián de shào liǎn hé qīng chūn de měi lì, què cháng cháng zài wǔ yè mèng huí。- Hán Việt
Nhân đáo lão niên, khai thủy minh bạch, suy lão bất thị tòng trung niên khai thủy, nhi thị tòng đối sanh hoạt đích yếm quyện khai thủy。
Nhân đáo lão niên, khai thủy minh bạch, cô độc 、tịch mịch 、thống khổ 、thất bại ,thị nhân sanh bất khả khuyết thiểu đích điều vị phẩm, nhân thử, thiện đãi chân thật đích nhân sanh tài đối。
Nhân đáo lão niên, bất tái hữu thiểu niên đích cuồng vọng, thanh niên đích lãng mạn, canh đa đích tắc thị đối sanh hoạt đích cảm ngộ hòa lí giải。
Nhân đáo lão niên, bất tái ủng hữu đồng niên đích tiếu kiểm hòa thanh xuân đích mĩ lệ, khước thường thường tại ngọ dạ mộng hồi。- Biên dịch
Người ta khi đến tuổi già, mới bắt đầu thấy rõ rằng, "suy lão" không phải là bắt đầu có từ tuổi trung niên, mà là bắt đầu từ sự đối mặt với cái "chán ngán mỏi mệt" trong sinh hoạt mà ra.
Người ta khi đến tuổi già, mới bắt đầu hiểu rằng, sự cô độc, tịch mịch, thống khổ, thất bại, đều là sự điều hòa những phẩm vị sống không thể thiếu được trong kiếp nhân sinh, vì vậy, "đối đãi tốt thiện" với chúng, thì mới chính là sự "thiện đãi" thật sự của kiếp nhân sinh này.
Người ta khi đến tuổi già, không còn có sự cuồng vọng của tuổi thiếu niên, sự lãng mạn của tuổi thanh xuân, mà đối với cuộc đời càng thêm có nhiều sự cảm ngộ và lý giải.
Người ta khi đến tuổi già, không còn giữ được gương mặt tươi cười của tuối ấu thơ cùng sự mỹ lệ của tuổi thanh xuân nữa, người ta thường thường lùi về vòng quanh trong cái giấc mộng trưa hè và đêm tối của mình.
人到老年,能坦然的面對自己的平凡,他們開始明白,並非人人都能成功,都有大作為,但做人也是一生的事業,隻要自己奮鬥過,追求過,失敗又有何妨?
人到老年,胸懷開始變的像大海,裝的下四海風雲,容的下千古恩怨。
人到老年,可以領悟到人生最實質,最內在,最主體的人容,可以把美麗的花朵和豐收的果實揉進生命的脈絡,滋養人生,豐富人生,實現人生。
人到老年,如日到夕陽,雖然美麗,卻是黃昏。年輕的朋友們,請珍惜今日,善待明日,才可以做到無悔的今生!- Phát âm (pin yin)
Rén dào lǎo nián, néng tǎn rán de miǎn duì zì jǐ de bīng chù, tā men kāi shǐ míng bái, bìng fēi rén rén dū néng chéng gōng, dū yǒu dà zuō wèi, dàn zuò rén yě shì yī shēng de shì yè, zhī yào zì jǐ fèn dòu guò, zhuī pà guò, shī bài yòu yǒu hé fáng?
Rén dào lǎo nián, xiōng huái kāi shǐ biàn de xiàng dà hǎi, zhuāng de xià sì hǎi fēng yún, róng de xià qiān gǔ ēn yuàn。
Rén dào lǎo nián, kě yǐ gé wù dào rén shēng zuì shí zhí, zuì nèi zài, zuì zhǔ tǐ de rén róng, kě yǐ bǎ měi lì de huā duǒ hé fēng shōu de guǒ shí róu jìn shēng mìng de mò luò, zī yǎng rén shēng, fēng fù rén shēng, shí xiàn rén shēng。- Hán Việt
Nhân đáo lão niên, năng thản nhiên đích diện đối tự kỉ đích bình phàm, tha môn khai thủy minh bạch, tịnh phi nhân nhân đô năng thành công, đô hữu đại tác vi, đãn tố nhân dã thị nhất sanh đích sự nghiệp, chích yếu tự kỉ phấn đấu quá, truy cầu quá, thất bại hựu hữu hà phương?
Nhân đáo lão niên, hung hoài khai thủy biến đích tượng đại hải, trang đích hạ tứ hải phong vân, dung đích hạ thiên cổ ân oán。
Nhân đáo lão niên, khả dĩ lĩnh ngộ đáo nhân sanh tối thật chất, tối nội tại, tối chủ thể đích nhân dung, khả dĩ bả mĩ lệ đích hoa đóa hòa phong thu đích quả thật nhu tiến sanh mệnh đích mạch lạc, tư dưỡng nhân sanh, phong phú nhân sanh, thật hiện nhân sanh。
Nhân đáo lão niên, như nhật đáo tịch dương, tuy nhiên mĩ lệ, khước thị hoàng hôn。 Niên khinh đích bằng hữu môn,thỉnh trân tích kim nhật, thiện đãi minh nhật, tài khả dĩ tố đáo vô hối đích kim sanh!- Biên dịch
Người ta khi đến tuổi già, có thể thản nhiên đối mặt với cái bình thường của bản thân. Họ thấy rõ rằng, làm người không phải ai cũng đều có thể thành công, người người đều có thể có đất mà thi thố tài năng; Nhưng làm người cũng là sự nghiệp của một đời, "chỉ cần tự mình phấn đấu qua", truy cầu qua, thì thất bại cũng nào đâu có ngại gì?
Người ta khi đến tuổi già, "lòng dạ" bắt đầu biến thành giống như "đại hải", làm như đã từng chịu được ... bốn biển mưa gió, dung thứ được cho cả ... những ân oán ngàn xưa.
Người ta khi đến tuổi già, khả dĩ "lãnh ngộ" được nội dung của cái thực chất cùng tột - cái nội tại cùng tột - cái chủ thể tối thượng của kiếp nhân sinh, khả dĩ đem vẻ mỹ lệ của một đóa hoa hòa cùng với sự bội thu của cái kết quả thực mà lẫn lộn vào cái mạch lộ của kiếp người, cái bồi dưỡng kiếp người, hiện thực cho kiếp nhân sinh này.- http://www.duwenzhang.com/wenzhang/renshengzheli/ganwu/20100103/85726.html
- Hán Việt
人到老年
Nhân Đáo Lão Niên
人到老年,會突然醒悟:生命是有盡頭的。
這種感悟會使他們行動起來,去做一些他們很想做但以前總也沒有做的事情,有時,他們甚至用他們意料不到的方式!
人到老年,才真正的認識自己,也才真正屬於自己,並且用一種寬容、舒適和誠實的方式接受自己。
Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011
"Chuyện ấy" lạ lùng của người Việt !
"Chuyện ấy" lạ lùng của người Việt
Khi đã cạy cửa nhà thiếu nữ mới lớn để chui vào ngủ thăm, hai người chỉ được trò chuyện, tâm sự ở tư thế... chung chăn, chung gối mà không được chạm vào người nhau.
Ngủ thăm... ngủ thật
Đây là một tục lệ đã có hàng nghìn năm tuổi của đồng bào các dân tộc thiểu sốThái, Mông, Dao, Mường…ở Mường Lát (Thanh Hóa). Khi màn đêm buông, các chàng trai trẻ đã để ý cô gái mà mình thích từ trước, ém sẵn ở bên nhà để tìm cơ hội vào ngủ thăm. Nếu thấy đèn trong buồng của cô gái còn sáng, tức là chưa có ai đến “tranh phần”, chàng trai phải tự cạy cửa để vào nhà. Vào được rồi, chàng ta sẽ nằm xuống bên cạnh cô gái và phải để tự bàn tay cô gái ấy tắt hay vặn nhỏ ngọn đèn. Hai người chỉ được trò chuyện, tâm sự ở tư thế... chung chăn, chung gối mà không được chạm vào người nhau.
Ngủ thăm đã tác thành cho nhiều đôi lứa . Ảnh: Theo ĐS&PL. |
Người Mường xưa cho rằng, tình cảm không chỉ là chuyện riêng tư của đôi trai gái mà còn là mối quan tâm chung của thổ thần (thần đất, quán xuyến công việc của mỗi nhà), tổ tiên và gia đình. Do đó, người con trai phải cạy cửa vào tận giường để tâm tình cùng người con gái trước sự chứng kiến của ba bề, bốn bên. Hành động cạy cửa cũng chính là dịp để thử tài khéo léo, giỏi giang của chàng trai. Việc “vào tận nhà, xà tận giường” đối tượng cũng chính là dịp để người con trai tìm hiểu gia cảnh của người con gái mà mình có thể lấy làm vợ... Sau khoảng 5 - 6 đêm tìm hiểu như thế, cô gái sẽ có quyền quyết định cho chàng trai “ngủ thật” hay không.
Để được “ngủ thật”, hai người phải thưa với bố, mẹ cả 2 bên gia đình để xem có hợp tuổi không. Khi thời gian “ngủ thật” bắt đầu, cũng là lúc chàng trai phải đến ở làm công cho gia đình cô gái. Cứ ngày đi làm cùng gia đình, tối về ngủ với cô gái mình có ý định tìm hiểu. Trong thời gian này, chàng trai không được về nhà mình, muốn về phải được gia đình cô gái cho phép. Nếu cô gái không thích chàng trai nữa thì cô gái sẽ gói quần áo cùng với một gói cơm nắm cho vào địu và bảo với chàng trai rằng: "Anh cứ về thôi!", như thế có nghĩa là cô gái đã từ chối. Hoặc cũng có khi cô gái bảo: "Hôm qua, em nằm mơ thấy ác mộng", chỉ cần như vậy chàng trai kia đã thừa hiểu…
Ngủ duông
Ngủ duông, còn có tên gọi khác là “lướt zướng”, giờ chỉ còn trong tiềm thức của người già dân tộc Cơ-tu ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Quảng Nam. Với hình thức đó, trai gái tìm hiểu nhau một cách công khai trong mắt làng bản, không phải giấu giếm, lén lút. Mùa ngủ duông được bắt đầu khi mùa màng đã thu hoạch xong, lúa đã được cất vào kho. Người con trai chọn địa điểm để làm nhà ngủ duông, thường là ở bìa rừng, hoặc ven suối, hay ở trên rẫy. Gọi là nhà, nhưng thực ra đấy là một chiếc chòi nhỏ, được quây bằng cây và lá rừng một cách đơn sơ, đủ chỗ cho hai người ngủ.
Khi nhà đã làm xong, người con trai muốn chọn ý “trung nhân” của mình là cô gái nào trong làng, thì mang lễ vật đến gia đình cô gái đó để xin được ngủ duông. Tất nhiên, bố mẹ cô gái không bao giờ từ chối. Về phía cô gái, dù trong bụng chưa ưng, không thích ngủ duông với chàng trai, nhưng khi bố mẹ đã nhận lễ rồi, thì tối tối cô gái vẫn ra ngủ duông với chàng trai nọ. Ngủ duông có thể diễn ra trong 5 tối, 10 tối, hoặc cả tháng. Người con trai, sau khi ngủ duông với một cô gái, thấy không ưng cái bụng, có thể lại mang lễ đến nhà cô gái khác để xin được ngủ duông. Có chàng trai ngủ duông với rất nhiều cô gái. Và ngược lại, không ít cô gái ngủ duông với rất nhiều người con trai trước khi lấy chồng.
Những cụ già dân tộc Cơ-tu cho biết, gọi là ngủ, nhưng ngủ duông, không phải đến để ngủ; đôi trai gái ngủ duông với nhau chỉ được phép tâm sự, tìm hiểu. Đôi nào thật sự hiểu nhau “tâm đầu, ý hợp”, thì chỉ qua một vài đêm ngủ duông là đi đến hôn nhân. Không ít đôi phải mất cả tháng, cả mấy tháng.
Ngoài ra, tuy đôi nam nữ có quyền tự do tìm hiểu nhưng luật tục Cơtu cũng quy định rất rõ và rất nghiêm khắc xử lý những trường hợp quan hệ tình dục bừa bãi hoặc có thai trước khi cưới. Nếu trường hợp này xảy ra, tuỳ ở mức độ vi phạm, thường thì chàng tai bị phạt rất nặng, làng bắt người con trai đó phải giết heo có khi là trâu, bò mang từng phần đến từng gia đình trong làng để tự thú tội và chia cho cả làng cùng ăn; đôi khi phải đền bù cho nhà gái nào là ché, chiêng, đồ trang sức quý... hoặc phải chịu nợ truyền kiếp từ đời này sang đời khác và bị cộng đồng ruồng bỏ không ai tiếp xúc với những con người phạm tục. Sự phạt nặng này từ xa xưa đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người cho nên nam nữ Cơ Tu khi tiếp xúc, quan hệ tình cảm với nhau đều luôn có ý thức giữ gìn, tôn trọng đạo đức.
Ngủ lần cuối trước khi ly hôn
Người Thái và Khơ Mú quan niệm hôn nhân là rất quan trọng nên khi lấy nhau, tất cả người dân phải bằng mọi cách để gia đình không tan vỡ. Thế nên, nếu xảy đến việc ly hôn, thì việc chia tay cũng hết sức lạ đời. Theo phong tục, một ngày sau khi ra tòa, cặp vợ chồng vừa chia tay phải trở về bản để chuẩn bị làm lễ ly hôn. Theo nghi thức, lễ ly hôn được tổ chức ở nhà người vợ trước. Và cũng như đám cưới, gia đình người vợ phải cho người đi đến các gia đình trong bản mời đại diện đến tham dự. Một ngày sau, đến lượt nhà trai tổ chức nghi lễ tương tự. Cũng có rạp, loa đài mở inh ỏi, cũng mổ bò, mổ lợn tưng bừng và cúng bái tổ tiên.
Kết thúc buổi lễ, đêm hôm ấy, vợ chồng về nhà chung của hai người (trước khi cưới, nhà trai phải dựng nhà trước) và sống với nhau một đêm cuối cùng. Thông thường những đêm như thế này, họ thức với nhau đến sáng để tâm sự và rồi ngày sau đó, người vợ và những đứa con (nếu vợ bị chồng bỏ) sẽ soạn đồ đạc và về nhà ngoại ở, chính thức chia tay nhau. Bắt đầu từ lúc này, họ chỉ còn là vợ chồng cũ và được phép tìm hiểu và xây dựng gia đình với người mới.
Đêm đi "sim"
Đây là một nét sinh hoạt lãng mạn trong tình yêu nam nữ của dân tộc Vân Kiều, Pa Cô ở giữa đại ngàn Trường Sơn. Nam nữ thanh niên đến tuổi hỏi vợ, cưới chồng ban đêm thường không ngủ ở nhà mình mà đến ngủ ở nhà Rông. Có khi từng đôi nam nữ đưa nhau ra chòi canh rẫy để tìm hiểu. Và khi hai bên đã ưng nhau, người con trai phải tặng cho người con gái mình yêu mỗi lần năm, ba đồng bạc trắng hoặc miếng trầu, điếu thuốc, bánh xà phòng thơm... Khi đã nhận quà của nhau, họ tìm người mai mối để thông báo cho cha mẹ hai bên dàn xếp việc dựng vợ gả chồng.
Các đôi trai gái đi “sim” hát giao duyên suốt đêm, sáng sớm họ trở về nhà bắt đầu một ngày lao động bình thường. Rồi đêm sau họ lại tiếp tục dắt nhau đi “sim”. Chàng trai vừa hát xong một câu giao duyên liền cầm cái tù và làm bằng sừng trâu đực, đen bóng đưa lên miệng thổi một hồi. Âm thanh tình yêu được người con trai thổi vang vọng trong màn đêm tĩnh lặng của núi rừng rồi vọng lại nghe hết sức rạo rực. Tình yêu của họ trong sáng và đẹp như đoá hoa rừng.
Trong những lần đi “sim” như thế, nam nữ chỉ nói chuyện tình cảm, quan hệ tình dục là điều cấm kỵ tuyệt đối, ai lỡ vi phạm sẽ bị Giàng phạt nặng, thậm chí còn bị đuổi ra khỏi cộng đồng dân bản.
Cho đến nay, những tập tục quan hệ nam nữ: ngủ thăm, ngủ duông hay đi "sim" đang bị biến tướng. Các cặp đôi trai gái thường tiến xa hơn truyền thống văn hóa độc đáo của dân tộc mình; khi đã phải lòng nhau... là họ làm "chuyện ấy" thật luôn!
(Theo Đất Việt)
http://vietnamnet.vn/vn/tin-nhanh/49891/-chuyen-ay--la-lung-cua-nguoi-viet.html
Để được “ngủ thật”, hai người phải thưa với bố, mẹ cả 2 bên gia đình để xem có hợp tuổi không. Khi thời gian “ngủ thật” bắt đầu, cũng là lúc chàng trai phải đến ở làm công cho gia đình cô gái. Cứ ngày đi làm cùng gia đình, tối về ngủ với cô gái mình có ý định tìm hiểu. Trong thời gian này, chàng trai không được về nhà mình, muốn về phải được gia đình cô gái cho phép. Nếu cô gái không thích chàng trai nữa thì cô gái sẽ gói quần áo cùng với một gói cơm nắm cho vào địu và bảo với chàng trai rằng: "Anh cứ về thôi!", như thế có nghĩa là cô gái đã từ chối. Hoặc cũng có khi cô gái bảo: "Hôm qua, em nằm mơ thấy ác mộng", chỉ cần như vậy chàng trai kia đã thừa hiểu…
Ngủ duông
Ngủ duông, còn có tên gọi khác là “lướt zướng”, giờ chỉ còn trong tiềm thức của người già dân tộc Cơ-tu ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Quảng Nam. Với hình thức đó, trai gái tìm hiểu nhau một cách công khai trong mắt làng bản, không phải giấu giếm, lén lút. Mùa ngủ duông được bắt đầu khi mùa màng đã thu hoạch xong, lúa đã được cất vào kho. Người con trai chọn địa điểm để làm nhà ngủ duông, thường là ở bìa rừng, hoặc ven suối, hay ở trên rẫy. Gọi là nhà, nhưng thực ra đấy là một chiếc chòi nhỏ, được quây bằng cây và lá rừng một cách đơn sơ, đủ chỗ cho hai người ngủ.
Khi nhà đã làm xong, người con trai muốn chọn ý “trung nhân” của mình là cô gái nào trong làng, thì mang lễ vật đến gia đình cô gái đó để xin được ngủ duông. Tất nhiên, bố mẹ cô gái không bao giờ từ chối. Về phía cô gái, dù trong bụng chưa ưng, không thích ngủ duông với chàng trai, nhưng khi bố mẹ đã nhận lễ rồi, thì tối tối cô gái vẫn ra ngủ duông với chàng trai nọ. Ngủ duông có thể diễn ra trong 5 tối, 10 tối, hoặc cả tháng. Người con trai, sau khi ngủ duông với một cô gái, thấy không ưng cái bụng, có thể lại mang lễ đến nhà cô gái khác để xin được ngủ duông. Có chàng trai ngủ duông với rất nhiều cô gái. Và ngược lại, không ít cô gái ngủ duông với rất nhiều người con trai trước khi lấy chồng.
Những cụ già dân tộc Cơ-tu cho biết, gọi là ngủ, nhưng ngủ duông, không phải đến để ngủ; đôi trai gái ngủ duông với nhau chỉ được phép tâm sự, tìm hiểu. Đôi nào thật sự hiểu nhau “tâm đầu, ý hợp”, thì chỉ qua một vài đêm ngủ duông là đi đến hôn nhân. Không ít đôi phải mất cả tháng, cả mấy tháng.
Ngoài ra, tuy đôi nam nữ có quyền tự do tìm hiểu nhưng luật tục Cơtu cũng quy định rất rõ và rất nghiêm khắc xử lý những trường hợp quan hệ tình dục bừa bãi hoặc có thai trước khi cưới. Nếu trường hợp này xảy ra, tuỳ ở mức độ vi phạm, thường thì chàng tai bị phạt rất nặng, làng bắt người con trai đó phải giết heo có khi là trâu, bò mang từng phần đến từng gia đình trong làng để tự thú tội và chia cho cả làng cùng ăn; đôi khi phải đền bù cho nhà gái nào là ché, chiêng, đồ trang sức quý... hoặc phải chịu nợ truyền kiếp từ đời này sang đời khác và bị cộng đồng ruồng bỏ không ai tiếp xúc với những con người phạm tục. Sự phạt nặng này từ xa xưa đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người cho nên nam nữ Cơ Tu khi tiếp xúc, quan hệ tình cảm với nhau đều luôn có ý thức giữ gìn, tôn trọng đạo đức.
Ngủ lần cuối trước khi ly hôn
Người Thái và Khơ Mú quan niệm hôn nhân là rất quan trọng nên khi lấy nhau, tất cả người dân phải bằng mọi cách để gia đình không tan vỡ. Thế nên, nếu xảy đến việc ly hôn, thì việc chia tay cũng hết sức lạ đời. Theo phong tục, một ngày sau khi ra tòa, cặp vợ chồng vừa chia tay phải trở về bản để chuẩn bị làm lễ ly hôn. Theo nghi thức, lễ ly hôn được tổ chức ở nhà người vợ trước. Và cũng như đám cưới, gia đình người vợ phải cho người đi đến các gia đình trong bản mời đại diện đến tham dự. Một ngày sau, đến lượt nhà trai tổ chức nghi lễ tương tự. Cũng có rạp, loa đài mở inh ỏi, cũng mổ bò, mổ lợn tưng bừng và cúng bái tổ tiên.
Kết thúc buổi lễ, đêm hôm ấy, vợ chồng về nhà chung của hai người (trước khi cưới, nhà trai phải dựng nhà trước) và sống với nhau một đêm cuối cùng. Thông thường những đêm như thế này, họ thức với nhau đến sáng để tâm sự và rồi ngày sau đó, người vợ và những đứa con (nếu vợ bị chồng bỏ) sẽ soạn đồ đạc và về nhà ngoại ở, chính thức chia tay nhau. Bắt đầu từ lúc này, họ chỉ còn là vợ chồng cũ và được phép tìm hiểu và xây dựng gia đình với người mới.
Đêm đi "sim"
Đây là một nét sinh hoạt lãng mạn trong tình yêu nam nữ của dân tộc Vân Kiều, Pa Cô ở giữa đại ngàn Trường Sơn. Nam nữ thanh niên đến tuổi hỏi vợ, cưới chồng ban đêm thường không ngủ ở nhà mình mà đến ngủ ở nhà Rông. Có khi từng đôi nam nữ đưa nhau ra chòi canh rẫy để tìm hiểu. Và khi hai bên đã ưng nhau, người con trai phải tặng cho người con gái mình yêu mỗi lần năm, ba đồng bạc trắng hoặc miếng trầu, điếu thuốc, bánh xà phòng thơm... Khi đã nhận quà của nhau, họ tìm người mai mối để thông báo cho cha mẹ hai bên dàn xếp việc dựng vợ gả chồng.
Các đôi trai gái đi “sim” hát giao duyên suốt đêm, sáng sớm họ trở về nhà bắt đầu một ngày lao động bình thường. Rồi đêm sau họ lại tiếp tục dắt nhau đi “sim”. Chàng trai vừa hát xong một câu giao duyên liền cầm cái tù và làm bằng sừng trâu đực, đen bóng đưa lên miệng thổi một hồi. Âm thanh tình yêu được người con trai thổi vang vọng trong màn đêm tĩnh lặng của núi rừng rồi vọng lại nghe hết sức rạo rực. Tình yêu của họ trong sáng và đẹp như đoá hoa rừng.
Trong những lần đi “sim” như thế, nam nữ chỉ nói chuyện tình cảm, quan hệ tình dục là điều cấm kỵ tuyệt đối, ai lỡ vi phạm sẽ bị Giàng phạt nặng, thậm chí còn bị đuổi ra khỏi cộng đồng dân bản.
Cho đến nay, những tập tục quan hệ nam nữ: ngủ thăm, ngủ duông hay đi "sim" đang bị biến tướng. Các cặp đôi trai gái thường tiến xa hơn truyền thống văn hóa độc đáo của dân tộc mình; khi đã phải lòng nhau... là họ làm "chuyện ấy" thật luôn!
(Theo Đất Việt)
http://vietnamnet.vn/vn/tin-nhanh/49891/-chuyen-ay--la-lung-cua-nguoi-viet.html
Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011
Chả - Nem..
Sáng nay trong những ngày cuối năm bận rộn, thiếu chút tiếng cười rộn rã... nhưng trong lúc tranh thủ đọc tí báo trước khi đi làm thì đọc được bài viết dí dỏm này của một tác giả ở San. Jose viết về "chả - nem", thật vui vui cũng cười vui được cho một ngày mới nên lại đưa về đây cho các bạn xem.. "Nụ cười ngàn thang thuốc bổ".
Chúc bạn bè một ngày mới cuối tháng 11 sắp qua đi trong bình yên.
TTM sưu tầm
PP. 24/11/2011
Chả - Nem
Ngô Đồng.
Trong tục ngữ Việt Nam có câu: “Ông ăn chả bà ăn nem” chẳng hiểu xuất xứ từ miền nào, miền bắc miền trung hay miền nam, miền nào cũng có chả, cũng có nem, miền nào nem – chả cũng ngon cũng là món đặc biệt! Chối cãi sao cũng không được, giải thích sao cũng không xong, khi hầu hết chín mươi tám phần trăm các ông các bà độ tuổi già hơn bốn mươi, nhất định hiểu câu “Ông ăn chả bà ăn nem” là ngoại tình, là thích tìm “của lạ.”
Làm chả kiểu người Bắc, là băm thịt thăn cùng đầu hành hoa (hành lá) cùng tiêu tỏi, nêm nếm vừa miệng, nắm thành miếng khoảng ba ngón tay tròn trịa, để lên chiếc vỉ kẹp lại, nướng trên than hồng, món chả này ăn với bún rau muống chẻ, rau diếp, rau mùi (ngò) rau thơm đủ loại, các nhà hàng gọi tên rõ ràng “bún chả Đồng Xuân” để thực khách biết món bún chả miền Bắc được bán ở chợ Đồng Xuân giữa thủ đô Hà Nội nổi tiếng ngày xa xưa, khác với món bún thịt nướng miền Nam.
Sự khác nhau của hai món bún này rất lý thú:
- Bún chả thì có đĩa rau xếp tỉ mỉ rau diếp (một loại rau sà lách mỏng lá lụa, ăn có vị ngọt, trồng lại trên đất San. Jose ăn có vị đắng) rau húng nhũi (mint) rau húng cây, mùi (ngò) tía tô, rau muống chẻ thật mỏng, kề bên đĩa bún có hai con bún trắng tinh, quan trọng nhất là bát nước mắm pha chanh điểm vài đóa hoa tỉa bằng cà rốt, chờ đợi miếng chả nướng vàng thả vào. Không chỉ là miếng chả thôi, lại còn vài miếng thịt vai nướng cháy cạnh để thêm thắt vào cho miếng chả thêm duyên. Khi ăn, người ta thong thả ngắt rau xếp vào bát, gắp tí bún để lên rau sao cho vừa một miếng, xắn miếng chả, lựa miếng thịt có mỡ nướng cháy cạnh, nhẹ nhàng chan tị nước mắm, sau cùng là nâng bát lên miệng. Đầu lưỡi hân hoan đón lấy trọn vẹn, bao hương vị dịu dàng như cái lạnh se se buổi sáng Hà Nội, được hơi ấm phả ra từ chiếc lò than hồng ôm ấp, tai nghe tiếng xèo vì mỡ từ chả thịt rỏ xuống, cùng lúc mùi thơm của hành bốc lên ngang mũi. Món quà sáng vương giả thảnh thơi, nhìn bà cụ răng đen khăn mỏ quạ, luôn tay trở vỉ thịt chả, ngừng phút nào cụ lại thoăn thoăt chẻ rau muống, quạt lò than, đứa bé sai vặt dọn mâm mời khách.
- Bún thịt nướng khác xa, trong cái tô to, xếp sẵn rau thơm, giá sống, dưa leo, rồi đến bún, thịt nướng từng miếng to, đậu phụng rang giã nhỏ, mỡ hành, đồ chua sắt sợi. Nước mắm pha nhiều vị ngọt được chan thẳng vào tô, người ăn chỉ cần trộn đều lên là ăn thoải mái.
Trong Nam, nói đến chả là nói đến giò lụa, nghe câu cho thêm miếng chả trong tiệm bánh cuốn, có nghĩa là thực khách muốn ăn thêm giò lụa. Đi chợ nghe câu: “bán cho cây chả” là hiểu người mua muốn mua cây giò lụa.
Người Bắc phân biệt giò và chả rất rõ ràng. Giò lụa – giò thủ - giò bò – giò gân là nói đến một loại thức ăn được gói tròn trong lá chuối theo hình ống, sau đó đem luộc trong nước sôi, dĩ nhiên giò chưa chín được gọi là giò sống, dùng để nấu bún mộc, hay nấu canh rau. Chả là một món ăn có hình dẹp tròn như:
- Chả chiên cũng làm từ thịt heo xay như cách làm giò lụa, để lên mặt đĩa dẹp ép xuống, sau đó rán trong dầu nóng.
- Chả quế, thay vì chiên, dùng một ống tròn, để giò sống chung quanh sau đó đặt ống chả nằm ngang, xỏ trục quay tròn trên lửa than hồng, vừa nướng vừa quét nước quế lên mặt chả. Khi chín cắt chả xếp lên đĩa.
Ngày xưa, trong các đám tiệc miền quê có mổ heo, ngả bò, người ta giã thịt nóng (thịt còn ấm vừa lóc từ con heo ra, không rửa nước) chỉ nêm nước mắm ngon, chút bột ngọt, tí hàn the (dĩ nhiên khi xưa chưa ai biết hàn the là chất độc, ăn vào chết sớm). Chiếc cối to giữa sân, hai thanh niên lực lưỡng giã chày nhịp nhàng, chỉ khoảng ba tiếng gói được chục cây giò là thường. Sau này tân tiến hơn, người ta dùng máy mô-tơ cho lưỡi bén quay tròn theo chiều ngang trong cái phễu bằng gang, các lò thịt cung cấp thịt nóng ban đêm, để thịt được xay khi trời mát, độ nóng phát ra từ mô-tơ không làm giò bị bệu.
Ngày còn bé, may mắn người viết sống kề bên nhà gói giò, làm bánh dầy nên tha hồ ngắm nghía cách làm giò sống, tha hồ được thử giò đầu, nhất là không ít lần được cho hẳn một cây giò xinh xinh, to bằng ba ngón tay, vì đã phụ lau lá, cắt dây lạt thật đều, nhất là nói chuyện líu lo.
Bây giờ, có máy xay thịt trong nhà, muốn làm giò kiểu ngày xưa không khó, các công thức được chia sẻ trên các trang gia chánh nhiều không kể hết. Bà bác họ nhờ làm giò lụa bỏ mối ở Orange County từ cuối thập niên 1980, mà gầy dựng cả một cơ ngơi bền vững cho con cho cháu. Bác đã nghỉ hưu không làm nữa, cho công thức dễ như đùa:
- 1kg thịt mông, bỏ da xay nhuyễn hai lần.
- 1 gói bột nổi cho vào chút nước hòa tan.
- 5 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh bột khoai tây, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê muối, 4 muỗng canh dầu ăn.
- Trộn tất cả vào nhau, cất tủ lạnh một đêm, muốn nhanh cất vào tủ đá 2 tiếng, sau đó dùng máy xay thịt xay cho đến khi thịt dẻo bóng là xong.
Công thức thì dễ, máy xay thì khó, máy phải có công suất thật mạnh, máy yếu phải chia ra xay ba bốn lần, mô-tơ bị nóng là giò không ngon, thành ra vừa xay được một chút lại tháo máy ra cất vào tủ lạnh, mất công vô cùng, nên ra tiệm gìo chả Bắc Hương – Phú Hương cho xong. Lạ lùng là ngày xưa ăn giò ngon ơi là ngon, thương con lắm mới trộn cơm cùng giò lụa cho ăn, nay thấy giò bỗng ngán.
Chuyện chả chuyện giò xong,
bây giờ mới ngó đến nem.
Miền bắc cũng có nem, được làm bằng thính gạo, da heo luộc, thịt luộc thái nhỏ như bì ăn cơm tấm trong nam, cùng giềng thính, nắm chặt ủ trong lá dâu, lá chuối đến khi chua ăn cùng rau thơm, lá sung, câu ca dao:
- "Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mải vui quên mất lời em dặn dò."
Ắt hẳn là nắm nem kiểu vừa kể ở trên. Rồi không hiểu tại sao từ cái nắm nem miền bắc khi vào đến miền trung cũng cái nắm nem ấy, thay vì chỉ có da heo, người ta dùng thủ, có tai mũi lưỡi luộc xong thái mỏng, uớp với nước mắm nấu đường, cùng thính mè rang, nhất là củ riềng bằm nhuyễn lại được gọi là tré . Hình ảnh cái tré rất lạ, nắm thật chặt gói trong lá ổi – lá vông cho không bị mốc, có nơi dùng lá chùm ruột, sau đó dùng rơm bó lại hai đầu.
Nem miền nam, được làm bằng thịt heo, cùng da heo lạng mỏng thái chỉ- trộn muối diêm, tỏi ớt, lót một lớp lá vông, lá ổi, sau đó gói chặt trong lá chuối, sao cho thật kín để thịt lên men chua.
Ngoài món nem sống này, người miền nam có món nem nướng, dùng thịt xay, trộn muối diêm cho thịt trở đỏ lên men chua cùng tỏi thật nhiều, sau đó nặn thành hình tròn nhỏ chung quanh que tre, và đem nướng, các bà các cô rất thích món nem nướng này, vuốt một cây nem, đặt lên bánh tráng mỏng đã nhúng nước mềm, có rau sống, chút bún, cuốn tròn dài thẳng thớm, chấm vào bát tưong pha đặc biệt, cho vào miệng cắn buổi trưa rảnh rỗi thì còn món quà vặt nào ngon hơn được.
Không hiểu có sự pha trộn nào không trong các món chả - nem ba miền, trong khu ăn uống Century Mall người ta nhất định là nem Tuy Hòa – Nha Trang ngon nhất, rồi câu “Ông ăn chả - bà ăn nem” là thế nào? Ông miền bắc – bà miền nam hay sao?
Bà chị nghe xong cười như nắc nẻ, bảo: “Cô khéo mà tơ tưởng chả với nem. Nói trắng ra là họ chán cơm nhà, thèm phở thèm đặc sản ấy mà. Ở Mỹ này thì ông ăn hamburger – bà ăn hotdog.”
Tết sắp đến, định gói vài cây giò, ủ ít nem, nắm ít tré ăn tết mà bận tìm xem chả với nem dính dáng gì với chuyện ngoại tình của ông của bà đến hết cả thì giờ. Có lẽ gọi điện thoại đặt mua cho tiện việc, nhất là giúp các cụ ở nhà, không phải đi làm tám tiếng, có thì giờ gói nem, nắm tré, kiếm chút tiền mua vé máy bay về Việt Nam, cho con cho cháu.
Ngô Đồng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Bạn từ đâu đến..
Sắc tím Đài Đông
Sương khói
Suy tư vầng trán thêm gầy
Em ơi! khói thuốc vàng tay vẫn buồn..