Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2011

Nghề vợ chồng. - Thích Trí Siêu





    Chiều nay tôi vào trang Đạo Phật ngày nay, vô tình đọc được bài NGHỀ VỢ CHỒNG, nghe ra thì thật là kỳ dị, nhưng ngẫm lại thì cũng cần suy nghĩ lại cái quan niệm của riêng bản thân mình từ bấy lâu nay... Nên tôi post vào đây cho bạn bè cùng nghiên cứu vậy...
     
    TTM
    PP, 13/05/2011


    http://www.daophatngaynay.com/vn/Tap-chi-Dao-Phat-Ngay-Nay/Bai-viet-chon-loc/5865-Nghe-vo-chong.html



    NGHỀ VỢ CHỒNG

    Thầy Thích Trí Siêu.


    Có bao giờ bạn nghĩ đời sống vợ chồng cũng là một nghề không? Chắc chắn mọi người đều nghĩ vợ chồng là chuyện tình cảm yêu đương, cớ sao lại gọi là một nghề?...



    Vào ngày 7 tháng 1 năm 2008, có một người Mỹ gốc Việt, 38 tuổi đã ném bốn ðứa con nhỏ từ bốn tháng đến ba tuổi trên một chiếc cầu tại tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ. Theo tin tức thì hai vợ chồng anh thường cãi nhau suốt ngày, hầu như không ngày nào mà hàng xóm không nghe vợ chồng anh to tiếng mắng chửi nhau. Ngoài việc xung đột, bất đồng ý kiến với vợ, anh còn uống rượu và xài thuốc kích thích, nên không kiềm chế nổi cơn sân. Vào ngày nói trên, sau khi cãi nhau với vợ, anh xách bốn đứa con lên xe và đem ra cầu liệng xuống sông, sau đó cảnh sát đã tìm ðược xác của bốn đứa trẻ này. Khi ra tòa anh ðã thú tội và nhận án tử hình.

    Câu chuyện này ðã làm rung động giới truyền thông Mỹ nói chung và giới cộng đồng Việt Nam nói riêng.




    Ở Việt Nam, những chuyện vợ chồng xung đột, cãi vả, mắng chửi hoặc đánh nhau bể đầu, chảy máu không phải chuyện lạ, nhưng ở một xứ văn minh như Hoa Kỳ mà xảy ra đưa tới án mạng giết bốn đứa con thơ như vậy quả thật là khủng khiếp.


    Ở đời nam, nữ lớn lên cưới hỏi nhau là lẽ tự nhiên, không ai thắc mắc tại sao phải như vậy. Thế nhưng đến khi gia đình vợ chồng tan vỡ, ly dị, chửi nhau, đánh nhau, và có lúc giết nhau thì người ta lại ngạc nhiên hỏi: "Ủa, tại sao lại có thể xảy ra như vậy?"


    Thông thường, trước khi đi làm kiếm tiền, người ta phải đi học để có nghề trong tay, sau đó mới đi xin việc làm. Một người muốn làm bác sĩ, ít nhất phải học xong tú tài, rồi thi tuyển vào đại học y khoa, và học từ bảy đến mười năm, sau đó mới được phép ra mở phòng mạch. Một người muốn làm kỹ sư cũng phải qua tú tài, rồi thi tuyển vào các trường kỹ sư, học tổng cộng ít nhất năm năm, sau đó mới ra hành nghề kỹ sư. Trong xã hội, tất cả ngành y tế, kỹ thuật, khoa học, v.v... các nhân viên đều phải được học nghề và huấn luyện trước khi được mướn. Và nhiều khi đang hành nghề, hàng năm vẫn phải đi học thêm khóa tu nghiệp để cập nhật hóa những kiến thức mới.



    Trong khi đó đa số người ta lập gia đình vào lứa tuổi trung bình từ 18 đến 25, mà không có một chút khái niệm căn bản tối thiểu về đời sống gia đình, tâm lý, sinh lý, tình cảm. Họ chỉ biết xưa nay thấy ai cũng lập gia đình cho có ðôi thì làm theo, vậy thôi.



    Có bao giờ bạn nghĩ đời sống vợ chồng cũng là một nghề không? Chắc chắn mọi người đều nghĩ vợ chồng là chuyện tình cảm yêu đương, cớ sao lại gọi là một nghề?

    Chữ nghề nghe có vẻ vô tình quá!

    Vì nghề là một việc làm kiếm tiền, trong đó không có tình cảm gì hết. Nếu tôi là bác sĩ giỏi chữa bạn hết bệnh thì bạn phải trả tiền cho tôi. Nếu tôi là kỹ sư giỏi, thợ giỏi thì chủ phải trả lương cho tôi, hai bên không có tình cảm gì hết. Nếu bạn mở tiệm làm nhà hàng, nấu ăn ngon thì sẽ đông khách. Mới nhìn qua các cơ sở y tế, kỹ thuật, thương mại dường như không có tình cảm, nhưng thật ra đều có tình cảm bên trong. Nếu bạn là bác sĩ giỏi mà không có tình người, xem bệnh nhân như cỏ rác thì chắc chắn họ sẽ không tới và bạn sẽ ế khách. Nếu bạn là kỹ sư giỏi mà phách lối, làm tàng không biết kính nể sếp trên thì họ sẽ đì bạn, không tăng lương hoặc kiếm cớ đuổi bạn. Nếu bạn nấu ăn ngon mà không khéo tiếp đãi, ân cần phục vụ khách hàng thì họ sẽ bỏ đi ăn tiệm khác. Bất cứ một cơ sở, hãng xưởng nào cũng cần những nhân viên giỏi, ngoài việc rành nghề còn phải biết giao tiếp cư xử với kẻ trên người dưới một cách hòa thuận và có tình người thì mới thành công, phát triển.



    Gia đình cũng là một cơ sở nhỏ (small business), trong đó cả hai vợ chồng đều là chủ nhân và đồng thời cũng là người làm. Cả hai cần phải biết hợp tác với nhau về khả năng lẫn tình cảm để đóng góp xây dựng "cơ sở" mang tên là "gia đình" được hạnh phúc. Mỗi người cần phải biết bổn phận cũng như quyền lợi của mình.


    Thế nhưng rất tiếc, sau khi trải qua thời trăng mật của "tình yêu", người ta thường quên đi bổn phận mà chỉ chú ý tới quyền lợi, đòi hỏi, mong muốn người kia phải làm theo ý mình, chiều chuộng mình, phục vụ mình.



    Nếu bạn đồng ý với quan niệm "gia đình là một cơ sở nhỏ" thì vợ chồng cũng là một nghề, trong đó người chồng cần phải học nghề làm chồng, và người vợ cần phải học nghề làm vợ. Con người ta mới sinh ra không ai tự nhiên biết nói, biết đọc, biết viết, mà cần phải được dạy nói, dạy đọc, dạy viết. Cái gì cũng phải học thì mới biết làm. Vợ chồng là một nghề làm suốt cuộc ðời, vậy mà không có trường hay lớp nào dạy.




    Cùng lắm, trước khi gả con gái về nhà chồng thì người mẹ dạy con vài lời về cách làm dâu.

    Đến ngày làm lễ cưới ở nhà thờ hay trong chùa thì các cha và quý thầy cũng chỉ khuyên vợ chồng ăn ở hòa thuận và chung thủy với nhau.




      Nghĩ lại ở đời chưa có cái nghề nào, trong đó người ta không được dạy chút nào mà phải vô làm ngay như nghề vợ chồng. Có lẽ người ta nghĩ cái nghề này không cần học, cứ làm đại thì từ từ sẽ biết, tiếng Pháp gọi là "apprendre sur le tas", tạm dịch là "vừa làm vừa học", hên thì hưởng, xui thì chịu.



    Ngoài ra nghề vợ chồng không phải thích thì làm, chán thì nghỉ dễ dàng như các nghề khác. Đương nhiên thời nay người ta có thể lấy nhau vài năm rồi ly dị, nhưng nếu có con thì vấn đề ly dị, chia gia tài thật là nhiêu khê, phiền toái. Vì thế có những cặp chán ghét nhau mà vẫn phải sống chung vì con cái, kinh tế, thể diện, hay truyền thống, v.v...



      Tình yêu suông không đủ đem lại hạnh phúc. Tình yêu chỉ là ðộng cơ thúc đẩy hai người đến với nhau, nhưng sống chung hạnh phúc là một việc khác. Nó đòi hỏi mỗi người phải biết cách cư xử với nhau.


    Trong các đạo giáo gọi đó là "đạo vợ chồng". Đạo vợ chồng thường chỉ dạy "bổn phận" (duty, devoir) của vợ chồng. Biết được "bổn phận" cũng là một điều đáng quý rồi, nhưng vẫn chưa đủ đem lại hạnh phúc, nó chỉ giúp cho gia đình sống bình yên, không sóng gió.

    Giống như một nhân viên biết bổn phận của mình là đi làm chăm chỉ, đúng giờ, nhưng chưa chắc anh ta làm việc giỏi, biết tăng lợi nhuận cho chủ. Do đó ngày nay, các hãng xưởng phải gửi nhân viên đi học thêm các lớp tu nghiệp để nâng cao năng xuất. Người nhân viên cũng có quyền lợi như được nghỉ hè một năm hai tuần hay một tháng.

    Cũng thế, ngoài "bổn phận" (hay trách nhiệm), người vợ và chồng cũng nên biết mình có những "quyền lợi" gì để không bị đàn áp, bóc lột, lường gạt. Ngoài bổn phận và quyền lợi, vợ chồng cần phải học hỏi thêm những cách thức xây dựng hạnh phúc, gọi tắt là nghệ thuật sống (art of living).

    Do đó chữ "nghề" vợ chồng bao gồm nhiều nghĩa:
    • bổn phận,
    • trách nhiệm,
    • đạo nghĩa,
    • quyền lợi,
    • và nghệ thuật.


    Nếu được học một chút "nghề" vợ chồng, ít nhất là "bổn phận" thì đã không có những người chồng say rượu, vũ phu đánh đập vợ con, hoặc như người đàn ông ném bốn đứa con xuống sông ở trên, làm tan nát gia đình; không có những ngýời vợ lẳng lơ, say mê cờ bạc, phá hoại gia cang.



    Bên đạo Chúa, có những lớp dạy về đời sống gia đình cho những cặp vợ chồng sắp cưới, giúp họ tìm hiểu về tâm sinh lý, tình cảm nam nữ, cách sống làm vợ, làm chồng, làm cha mẹ, hiểu biết về những khó khăn thử thách của đời sống gia đình sau khi cưới, cách giáo dục con cái trở thành người tốt trong xã hội, v.v... Ðây là một điều rất hay cần được bắt chước học hỏi.


    Trong đạo Phật, mặc dù nhấn mạnh về sự giải thoát sanh tử luân hồi, đức Phật vẫn không quên dạy cho người tại gia cư sĩ những phương pháp sống hạnh phúc trong cuộc đời như trong các kinh Thiện Sinh, Bảy Loại Vợ, Người Vợ Mẫu Mực, Người Cư Sĩ, Hiền Nhân, v.v...  Song le những kinh này không được khai triển rộng rãi nên ít người để ý học hỏi và áp dụng trong cuộc sống.



    Có những người suốt ngày ngồi thiền, niệm Phật, tụng kinh và quên mất bổn phận làm vợ làm chồng, làm cha mẹ, khiến người hôn phối đâm ra oán ghét đạo Phật và nghĩ rằng các thầy đã làm mất hạnh phúc gia đình của họ. Từ đó gia đình trở nên xào xáo, bất hòa, càng tu vợ chồng càng cãi nhau, giận nhau rồi cho là tại tu nên đổ nghiệp, ma phá..

    Họ đâu ngờ tu một cách ích kỷ, chỉ biết phần mình và bỏ mặc bổn phận nên mới sinh ra phiền não như vậy. Do đó người Phật tử thông minh, khéo léo là người biết dung hòa đời sống gia đình và tâm linh.

    Thích Trí Siêu


25 nhận xét:

  1. nghề nào cũng cần " nâng cao tay nghề" mới trụ vững. nghề vợ chồng càng khó khăn hơn chị nhỉ. Kinh nghiệm học được rất quý, mà đôi khi cái giá để trả cho việc " training" đó khá đắt

    Trả lờiXóa
  2. Chẳng ai nói tốt được điều gì em ạ.

    Trả lờiXóa
  3. Một người phụ nữ tốt gần như toàn diện cũng chưa chắc đã được chồng yêu thương và hạnh phúc.
    Đúng là trong hôn nhân không thể nói trước điều gì. Có lý giải cách nào cũng không nói hết được căn nguyên, cuối cùng thôi thì gán vào đấy một chữ " Duyên" là xong, chị há.

    Trả lờiXóa
  4. Đúng rồi em nhỉ dù sao cũng chỉ là một chữ Duyên.
    Vợ chồng là cái duyên nợ, có người chỉ có nợ mà không có duyên, do đó khi hết nợ rồi thì hết cả duyên luôn em nhỉ?

    Trả lờiXóa
  5. Cám ơn TTM về bài viết nầy . Mình là cư dân mới , xin được làm quen với Bạn

    Trả lờiXóa
  6. Từ xưa nay mình chỉ nghe "nghệ thuật làm vợ, đạo vợ chồng", còn nghề vợ chồng thì hầu như chưa bao giờ nghe, nhưng bây giờ đọc entry nầy thì mới thấy khi làm vợ, làm chồng chúng ta cũng phải có tay nghề.
    Chị sưu tầm được bài học thật có giá trị cho mọi người
    Ngày mới vui nhiều nhé, chị của em

    Trả lờiXóa
  7. goi la kỹ năng dung hơn nghề do chi oi. Noi chung o linh vuc nao cung phai co kien thuc moi thanh cong. Va tu kien thuc gdinh lam vo / chong hinh thanh ky nang. Ky nang tot, gia dinh hanh phuc (nhung phai ca hai co ky nang tot) va ben lau. Va ben canh ky nang la trach nhiem va bon phan cua moi nguoi.

    Trả lờiXóa
  8. Con khi goi la nghề thi kg the tinh trong doi song hon nhan. Vi nghe trong linh vuc nay dua vao moi quan he yeu đuơng de truc lợi, kiem tien va quen qua duong chu chua chạm den hôn nhân.
    Vay lam vo lam chong truoc tien phai trang bi kien thuc ve linh vuc hôn nhan, ky năng, nghe thuat lam vo lam chong...

    Trả lờiXóa
  9. Bài sưu tầm nầy thậy ý nghĩa chị ạ! Ai cũng biết được những điều nầy thì còn nói làm gì nữa... Chữ DUYÊN còn kèm theo chữ NỢ nữa...!

    Trả lờiXóa
  10. chị ơi ...em đã có "nghề "rồi ... sau này thất nghiệp ...hết " nghề " ... nên đâm ra sợ không muốn học để có nghề khác ..đành chịu ....:-))

    Trả lờiXóa
  11. Bài này đọc cũng hay đấy chị, gọi là nghề hay kỹ năng gì đó thì chúng ta cũng phải học cách yêu thương nhường nhịn nhau chị à.

    Trả lờiXóa
  12. mot bai viet sau sac va dang suy ngam ha Chi.

    Trả lờiXóa
  13. Ừ, chị thấy bài thật hay em ạ. Ở đời có người cứ mãi sống như trẻ con, chẳng có trách nhiệm với hành vi của mình em ạ, ngẫm lại thấy họ mà đau lòng.

    Trả lờiXóa
  14. Nhưng phải cùng một nhịp đập của con tim, và cùng trân trọng nhường nhịn nhau trong thương yêu thì mới thỏa đáng, mới có cuộc đời vợ chồng lâu dài, chứ nếu chỉ một người nhường nhịn thì giống như xây nhà trên cái nền bong bóng, sẽ sụp đổ đó em..Em nghĩ đúng không?

    Trả lờiXóa
  15. Để cùng đọc cho thanh thản em nhỉ?

    Trả lờiXóa
  16. Ừ, em cứ đưa đường link cho anh ấy xem. Vợ chồng là hai cái nửa, phải cùng nhau xây dựng chứ chỉ có một người xây, còn một người vô tâm thì tội nghiệp lắm em. Nhưng anh Trí thì nhất em rồi. Mỗi người tự nhường nhau tí. Tiền là phụ, nghĩa tình mới là chính. Vợ chồng là cùng đồng cam cộng khổ 同甘共苦 - khi vinh hoa thì nhớ và trân trọng thời gian này thì mới là quí thật quí em nhỉ.
    Chúc vợ chồng em luôn ấm nồng em nhé.

    Trả lờiXóa
  17. Thầy Thích Trí Siêu viết bài này đọc thấm thía.
    Mấy câu chị Yến viết cũng thấm thía lắm.

    Trả lờiXóa
  18. Làm người là phải học mãi em nhỉ, đừng chỉ vì nghĩ tới bản thân mình mà quên nghĩ tới người phối ngẫu của mình em nhé.
    Chúc gia đình nào cũng ấm êm.

    Trả lờiXóa
  19. vâng, em cũng nghĩ như chị, tình cảm bền vững thì phải có từ hai phía.

    Trả lờiXóa
  20. Muon gin giu HANH-PHUC ,co kho chi dau :KHI DAN ONG QUYET DINH.VO-CHONG NHAT TRI .
    Neu VO khong dong Y. Thi de VO hanh dong .The la VAN SU TOT DEP ...hi..hi....

    Trả lờiXóa

Bạn từ đâu đến..



Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

free counters


Pageviews: 374,323 - 23/09/2016

Sắc tím Đài Đông

Sắc tím Đài Đông

Sương khói




Suy tư vầng trán thêm gầy
Em ơi! khói thuốc vàng tay vẫn buồn..





Và mây vẫn trôi giữa dòng đời.......
................ bụi bặm...
..... Người đi qua đời.. chợt.. ...
............cũ đến chẳng còn quen.......
................. TTM