Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

Cây lược vàng

http://ngocuong1960.multiply.com/journal/item/356/356
Cây lược vàng,hay dân gian còn quen gọi là cây lan vòi, được trồng làm cảnh rất nhiều trong các gia đình.

Đây là bìa và lời giới thiệu cuốn sách viết về cây cảnh- thuốc quý giá này tại đây

Серия: Кладовые природы

Издательство: ИГ "Весь", 2007 г.
Мягкая обложка, 128 стр.
ISBN 978-5-9573-0405-0
Тираж: 150000 экз.
Формат: 84x108/32

Описание:

Это первая книга известного народного целителя из города Воронежа Владимира Николаевича Огаркова, чье имя неразрывно связано с Золотым усом - растением, обладающим уникальными лечебными свойствами. Ведь именно он 20 лет назад впервые вывел его в свет как лекарственное.

Долгое время Владимир Николаевич посвятил изучению целебных и токсических свойств Золотого уса. В результате ему удалось определить дозировки и способы приготовления препаратов из этого растения для лечения самых разных заболеваний.


Đây là quyển sách đầu tiên của một thầy lang nổi tiếng ở thành phố Voronezh Vladimir Nicolaevich Ogarkov, người mà tên tuổi luôn gắn liền với cây Lược Vàng ( Золотой ус )- một loại thực vật có những đặc tính chữa bệnh có một không hai. Ông đã phát hiện ra đây là một cây thuốc quý từ 20 năm trước.
Vladimir Nicolaevich đã bỏ công nghiên cứu trong một thời gian dài những đặc tính lành và độc của cây Lược vàng. Ông đã xác định được định lượng (doz) và phương pháp điều chế các loại dược liệu từ cây này để điều trị những loại bệnh rất khác nhau
Về công dụng, cách điều chế các loại thuốc từ nó để trị các loại bệnh khác nhau, người Nga đã mở riêng cho nó một số trang web., các bạn có thể tìm đọc những bài viết trong đó để hiểu thêm:

- "Золотой ус - домашний доктор"- http://www.callisia.org/
- "Лечебные свойства каллизии" - http://www.callisia.org/properties.html
- "Изготовление лекарств: масло, мазь, настойка, отвар."-http://www.zolotoyus.narod.ru/page32.html
- "Как приготовить СЕРЕБРЯННУЮ ВОДУ в домашних условиях"- http://www.zolotoyus.narod.ru/page32.html

TẠI VIỆT NAM: sau khi thử nghiệm chữa bệnh bằng cây lược vàng, đã có những kết quả khiến chúng ta bất ngờ về đặc tính của loại thảo dược quí này.
xin được giới thiệu một số bài viết từ các báo để tham khảo:
Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, hàng trăm người đua nhau “săn” mua cây lược vàng (có nơi gọi là cây lan vòi) bởi họ hay tin loại cây này có thể chữa được “bách bệnh” với phương thức điều trị rất đơn giản: dùng lá cây để ăn sống; thân cây, vòi cây xắt mỏng ngâm với rượu!
Điều trị ung thư?

Theo ông Đỗ Quốc Biên, Chủ tịch Hội Khuyến học Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật TP Thanh Hóa (TTCTTETT), chúng tôi tìm đến nhà bà Trịnh Thị Chính (SN 1956, 240 đường Đội Cung, phường Trường Thi, TP Thanh Hóa).

Tiếp chúng tôi là một phụ nữ chừng 80 tuổi nhưng rất năng động, hoạt bát và không thấy biểu hiện của một người bị bệnh nan y. Bà xởi lởi, các cháu không biết đấy thôi, thời gian nằm điều trị sau khi mổ tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện K Hà Nội các bác sĩ chẩn đoán “chị có sống được cũng tính bằng ngày”.

Người nhà bà Chính cho biết, thời gian đó, bà chỉ còn da bọc xương, da vàng như quả chanh bủng, tóc rụng gần hết...

“Khoảng cuối tháng 9-2006, thấy người nóng sốt, khó chịu và mệt mỏi, tôi đi kiểm tra sức khỏe... và biết mình bị bệnh u buồng trứng. Sau khi mổ cắt khối u buồng trứng, tôi nằm ở Khoa Ung bướu, Bệnh viện K Hà Nội điều trị nhưng sức khỏe vẫn không tiến triển, gia đình xin đưa về nhà chăm sóc. Trước khi xin xuất viện, bác sĩ xét nghiệm máu lần nữa và chỉ định cứ 20 ngày lại phải vào bệnh viện để truyền thuốc...”, bà Chính kể lại.

Vừa nói, bà bưng ra một bình rượu đã được ngâm từ lâu với đủ các thành phần nhưng nhiều nhất là cây lược vàng. Đây chính là phương thức điều trị của tôi đấy. Ngày tôi uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa vào bữa ăn, còn lá thì ăn sống, một ngày 6 lá.

Chúng tôi hỏi: Từ đâu mà bà biết dùng “thần dược” này? Bà Chính cho biết: Sau khi xuất viện, biết bệnh tình của mình khó qua khỏi nhưng còn nước còn tát, mọi người trong gia đình nghe ai giới thiệu thầy hay, thuốc tốt đều tìm đến mua.

Cũng trong thời gian đó, một đồng nghiệp trong TTCTTETT là bác Đặng Tiến ở thôn Tân Hới, xã Đông Hương đến thăm và khuyên tôi thử dùng cây lược vàng. Theo sự hướng dẫn của bác Tiến, ban đầu tôi thử ăn lá, ăn được một thời gian (khoảng 80 ngày), cộng với việc sử dụng các loại thuốc khác, thấy mình ăn được cơm và sức khỏe có tiến triển, tăng cân.

Vừa qua, bà Chính đi kiểm tra sức khỏe, các bác sĩ cho biết bệnh tình đã thuyên giảm.

Từ một bài báo

Lần theo địa chỉ bà Chính đưa, chúng tôi tìm đến nhà ông Đặng Tiến, bắt gặp những chậu cây lược vàng với những cái vòi rũ xuống đặt san sát nhau trên tường.

Ông Tiến cho biết:

Năm 2006, tôi bị bệnh tắc động mạch vành cùng với bệnh tiểu đường, cao huyết áp. Sau phẫu thuật, trong thời gian nằm điều trị, được một người bạn tặng cho tài liệu viết về tác dụng của cây lược vàng và một cây lược vàng để trồng.

Tài liệu đó là một bài báo đăng trên Tạp chí 30K-Sức khoẻ-Đời sống nước Nga, tác giả tên là Vladimir-Ogarkov. Bài báo viết rất chi tiết, cụ thể về những người Nga bị bệnh và công thức pha chế đối với những loại bệnh cụ thể.

Sau khi nghiên cứu tài liệu và đối chiếu với nhiều loại cây thảo mộc trong nước, tôi phát hiện ra cây địa lan có vòi (có nơi người dân còn gọi là cây cảnh lan vòi) chính là cây lược vàng.

Theo hướng dẫn của tài liệu, ông Tiến lấy từ 20 đến 40 đốt mắt của cây đem xắt mỏng và ngâm trong 0,5 lít rượu trắng và để vào chỗ tối (ngâm khoảng 15 ngày thì uống được).

Ông Tiến cho biết: Từ ngày uống rượu ngâm từ cây lược vàng thấy sức khỏe, sức đề kháng tăng, các chứng viêm nhiễm như loét lợi, viêm răng, rát cổ họng, táo bón không còn, đặc biệt là sức khỏe tim mạch được cải thiện.

Trước những công dụng và cách chữa dân gian đó, ông Tiến đã giới thiệu với những đồng nghiệp trong TTCTTETT để họ nhân giống, sử dụng.

Được biết, trong năm 2007 với bài thuốc dân gian từ cây lược vàng, TTCTTETT đã chữa khỏi bệnh cho hơn 70 bệnh nhân bị bệnh viêm họng, viêm răng, viêm đường tiết niệu, viêm đường hô hấp, viêm gan, viêm thận...

Và vừa qua, trung tâm trên đã khảo sát 52 người sử dụng cây lược vàng chữa bệnh, kết quả có 32 người chữa khỏi bệnh viêm họng, 21 người khỏi bệnh đau khớp xương, 8 người khỏi bệnh đau dạ dày...

Trước công dụng chữa bệnh của cây lược vàng, bác sĩ Nguyễn Thế Dân, Giám đốc TTCTTETT một mặt đã đề nghị Hội Liên hiệp khoa học tỉnh Thanh Hóa triển khai nghiên cứu, mặt khác trung tâm dành gần 1.000m2 đất để nhân giống hàng loạt và hy vọng trong tương lai các nhà khoa học, ngành y tế nghiên cứu về cây lược vàng và cách sử dụng để góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân.

" Giải đáp về "thần dược"
Sau khi chúng tôi đăng bài "Chuyện lạ về “thần dược” cây Lược vàng", độc giả nhiều nơi đã trực tiếp gọi điện liên lạc đến tòa soạn bày tỏ sự cám ơn vì thông tin về tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng.

Nhằm đáp ứng yêu cầu bạn đọc, phóng viên chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sỹ Nguyễn Thế Dân - Giám đốc Trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh Thanh Hóa xung quanh tác dụng và cách bào chế, sử dụng cây Lược vàng.

- Thưa bác sĩ, với những kết quả thu thập bước đầu về tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng, xin ông cho biết cách sử dụng chữa bệnh hiệu quả nhất?

- Bác sĩ Nguyễn Thế Dân: Trong thời gian qua, chúng tôi đã tiến hành khảo sát hàng trăm trường hợp và báo cáo tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về kết quả trồng và sử dụng cây Lược vàng trong chữa bệnh” được tổ chức tại Thanh Hóa ngày 16-4-2008. Cây Lược vàng được đánh giá là cây thuốc quý, có tác dụng chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Tại hội thảo với sự góp mặt của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Thanh Hóa, Câu lạc bộ Hàm Rồng cùng nhiều đại biểu Sở Y tế, Sở Khoa học công nghệ, Công ty
Cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa và đại diện Hội Đông y tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái, Hòa Bình, nhiều kinh nghiệm trồng và sử dụng cây Lược vàng chữa bệnh đã được đưa ra chia sẻ, phổ biến. Trong thời gian qua, trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh Thanh Hóa đã trực tiếp gửi tặng cho các đơn vị, tổ chức y tế tỉnh bạn hàng ngàn cây Lược vàng làm giống và bào chế sử dụng.
Theo đó, cây Lược vàng có thể sử dụng toàn bộ thân, lá, rễ làm thuốc. Việc chế biến và sử dụng cây Lược vàng có thể tiến hành theo các cách đơn giản như sau: rửa sạch Lược vàng tươi, dùng nhai, nuốt hoặc hấp cơm ăn từ 3 đến 9 lá mỗi ngày. Dùng thân cây tươi thái mỏng, ngâm rượu, sau chừng 1 tháng rượu sẽ đổi sang màu đỏ như rượu vang là dùng được.

Mỗi ngày nên uống 3 chén nhỏ trước mỗi bữa ăn chừng 30 phút. Lá và thân cũng có thể phơi khô, pha uống thay chè. Nhìn chung, việc sử dụng cây Lược vàng được chế biến theo 2 dạng sản phẩm: dạng dùng uống bên trong là si-ro, rượu Lược vàng nhằm điều trị các bệnh viêm nội tạng, tiểu đường, ung bướu và các di chứng của bệnh tim mạch... và dạng xoa bóp bên ngoài bằng rượu Lược vàng chữa các bệnh về răng miệng, viêm họng, xoa bóp chữa các vết thương bị tụ máu, chữa đau lưng, nhức gân xương, thoái hóa khớp...

- Xin ông cho biết tác dụng phụ cần tránh khi sử dụng cây Lược vàng?

Theo kinh nghiệm, cây Lược vàng có tính mát, không độc, có khả năng hạ huyết áp. Do đó, khi sử dụng theo dạng uống như ngâm rượu, làm si-rô thì không nên uống với liều lượng quá nhiều, đề phòng tụt huyết áp.

Cụ thể, đối với những bệnh nhân ung thư và mang mầm bệnh ung thư đã phục hồi sức khỏe khi dùng thuốc từ cây Lược vàng, liệu đây có phải là tác dụng thực sự hay chỉ là ngẫu nhiên? - Hiện chưa có bất cứ công trình khoa học nào nghiên cứu và đưa ra khẳng định chắc chắn về vấn đề này nhưng theo kinh nghiệm của rất nhiều người đã sử dụng thành công, thì cây Lược vàng có những tác dụng tích cực. Cũng không thể khẳng định là những bệnh nhân ung thư khỏi hoàn toàn khi sử dụng dược phẩm Lược vàng. Trên thực tế, việc hồi phục sức khỏe sau khi bị suy sụp, đã là dấu hiệu tốt, rất đáng mừng đối với các bệnh nhân. Còn việc các tế bà o ung thư tái phát trở lại vào thời gian nào thì không thể biết trước.

Tuy nhiên, những thông tin về Cây lược vàng chữa bệnh ung thư, dạ dày, ung bướu, đại tràng, đục thuỷ tinh thể, sỏi thận... cần có thời gian nghiên cứu của các hội đồng chuyên ngành mới có thể khẳng định một cách chắc chắn.

- Xin cám ơn ông!

P/S: Loại cây lược vàng (lan vòi) trồng rất dễ và công hiệu chữa bệnh rất lớn, là một lời đáp cho tiền thuốc của những bệnh nhân nghèo, thiết nghĩ, nên có những nghiên cứu cụ thể hơn và nhân rộng giống cây này.


ISOORIENTIN phân lập từ cây Lược vàng
MONDAY, 01 JUNE 2009 23:36 Nguyễn Lê Huy Công Nghệ Hoá Học - Hoá Dược - Mỹ Phẩm
Email In PDF

Cây Lược vàng, còn gọi là cây Lan vòi, có tên khoa học là Callisia fragrans (Lindl.) Woods thuộc họ Thài lài (Commelinaceae), vốn có nguồn gốc từ Trung Mỹ, sau đó được di thực đến nhiều nơi khác. Hiện cây này mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở Nga, Việt Nam, Úc… Cho đến nay mới chỉ có một vài nghiên cứu về thành phần hoá học của cây Lược vàng, và kết quả cho thấy trong cây này có chứa các hợp chất glyco-, phospholipid, axit béo, các chất màu carotinoit, chlorophyll, α/β-tocopherol, và một số hợp chất vòng thơm như quercetin, axit gallic, axit caffeic.

Cây Lược vàng đã được sử dụng rất rộng rãi ở Nga và Việt Nam trong việc hỗ trợ và chữa trị nhiều bệnh như ung thư, bỏng, viêm nhiễm, lao phổi, bệnh tim mạch…, tại các nước Đông Âu cho biết cao chiết và nước ép cây Lược vàng có tác dụng bảo vệ gan, tăng cường hoạt động của cơ, ức chế vi sinh vật gây bệnh trong ruột. Mới đây, một nhóm nghiên cứu ở Viện Dược liệu đã chỉ ra rằng với liều 50 g lá tươi/kg thể trọng, Lược vàng không có tác dụng chống viêm nhưng có khả năng kháng khuẩn yếu trên chủng Staphylococcus aureus. Qua nghiên cứu bước đầu về thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của cây Lược vàng, các nhà khoa học tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Hoá học các Hợp chất Thiên nhiên đã phân lập được hợp chất isoorientin, một flavon C-glucosit mang nhiều hoạt tính sinh học lý thú.
Bằng phương pháp tách trên Sắc ký lớp mỏng (TLC) và sắc ký cột; ứng dụng các phương pháp phân tích hóa học hiện đại như phổ khối lượng lượng phun mù điện tử (ESI-MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) đã xác định được cấu trúc của isoorientin có trong cây lược vàng.



Hợp chất isoorientin (3′,4′,5,7-tetrahydroxyflavone-6-C-β-D-glucopyranoside) là một flavon có mặt trong một số loài thực vật bậc cao. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hợp chất này thể hiện nhiều hoạt tính sinh học có giá trị trong các thử nghiệm in vitro và in vivo bao gồm hoạt tính chống oxi hoá, kháng viêm, kháng sinh, bảo vệ gan, chống tiểu đường, giảm đường máu. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy isoorientin được hấp thụ kém qua đường ruột nhưng lại được chuyển hoá thành các sản phẩm khác nhờ các vi sinh vật đường ruột đồng thời thời gian lưu giữ trong ruột khá dài (khoảng 12h) đủ để hợp chất này thể hiện các tác dụng sinh học.

Giống như các chất thuộc nhóm flavonoit, hoạt tính chống oxi hoá của isoorientin thể hiện rõ rệt. Hoạt tính chống viêm của isoorientin được thử nghiệm trên chuột nhắt bị gây viêm bằng carrageenan cho thấy với liều 30 mg/kg thể trọng, isoorientin làm giảm đến hơn 40% thể tích khối viêm mà hoàn toàn không gây độc cho dạ dày.

Một hoạt tính đáng quan tâm khác của isoorientin là những tác dụng liên quan đến bệnh tiểu đường. Có khá nhiều nghiên cứu chứng tỏ isoorientin có khả năng làm hạ đường huyết, giảm mỡ máu. Thí nghiệm trên mô hình chuột gây tiểu đường bằng streptozotocin cho thấy cao chiết nước và butanol từ lá cây Cecropia obtusifolia chứa isoorientin có tác dụng làm giảm đường huyết sau khi cho uống 3 h.
Hợp chất isoorientin thể hiện hoạt tính kháng sinh yếu trên các chủng vi khuẩn và nấm với giá trị MIC trong khoảng 100-200 μg/mL. Trong một số nghiên cứu, mặc dù dịch chiết các mẫu thực vật chứa isoorientin ức chế mạnh sự phát triển các chủng vi sinh vật kiểm định nhưng khi được phân lập ra, hoạt tính của isoorientin lại có giá trị thấp hơn dịch chiết ban đầu. Ngoài những hoạt tính sinh học kể trên, isoorientin còn thể hiện những nhiều tác dụng khác như bảo vệ gan, thận, chống tụ máu , ức chế enzym acetylcholinesterase và butyrylcholinesterase vốn có liên quan đến các bệnh về thần kinh




http://vietbao.vn/Suc-khoe/Nen-than-trong-khi-dung-cay-luoc-vang-chua-benh/65160800/248/

Cây lược vàng (tên khoa học là Callisi fragrans) vốn được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian ở Nga. Có thông tin cho rằng, ở Nga, loại cây này được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như viêm đường hô hấp, viêm răng lợi, viêm đường tiết niệu, bệnh dạ dày, đau xương khớp, bệnh về tim mạch, huyết áp, thậm chí cả ung bướu... Tuy vậy, trên thế giới có rất ít công bố khoa học về thành phần và tác dụng của nó. Tại Việt Nam , cây lược vàng cũng mới chỉ được dùng chữa bệnh theo kinh nghiệm.


Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của nhóm thu được thật bất ngờ. Với liều dùng tương đương với 50 gr dược liệu tươi cho mỗi kg thể trọng chuột, lược vàng không có tác dụng chống viêm, thậm chí cao chiết cồn 50% từ thân lược vàng còn tăng phản ứng viêm.


Về khả năng kháng khuẩn, trong ba chủng vi khuẩn thường gặp, cao chiết của lá và thân lược vàng chỉ có tác dụng chống Staphylococcus aureus nhưng phải ở nồng độ rất cao so với kháng sinh đối chứng là azithromycin.


Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, cao chiết lá và thân lược vàng còn có độc tính cấp, gây chết chuột thí nghiệm ở liều uống 2.100-3.000 gr dược liệu tươi chomỗi kg thể trọng.


Theo tiến sĩ Trịnh Thị Điệp, đại diện nhóm nghiên cứu, về nguyên tắc, có độc tính không có nghĩa là không nên dùng. Vấn đề đáng quan tâm là liều dùng nào đạt được tác dụng dược lý mong muốn và liều dùng nào gây ảnh hưởng bất lợi. Trên thực tế một số loại thuốc có tính độc vẫn được dùng chữa bệnh nhưng phải đặt dưới sự theo dõi của bác sĩ.


Với cây lược vàng, liều sử dụng trên súc vật thí nghiệm không phải là liều sử dụng cho người. Nếu so với liều dùng bình thường mà người dân sử dụng là 5-6 lá mỗi ngày thì liều độc gây chết phải gấp 1.000 lần như thế. Điều này đồng nghĩa với việc người dân không nên xay cây lược vàng nhiều như rau má để uống.


Qua kết quả bước đầu này, nhóm nghiên cứu chưa thể khẳng định rằng người dân dùng 5-6 lá mỗi ngày có bị ảnh hưởng sức khỏe hay không. Theo tiến sĩ Điệp, nghiên cứu này chưa làm sáng tỏ tác dụng chữa bệnh của lược vàng nhưng cũng cho thấy, cây phải chứa các thành phần có hoạt tính sinh học mạnh thì mới có ảnh hưởng rõ đến chuột thí nghiệm. Vì thế, Viện Dược liệu đã đề nghị Bộ Y tế cho tiến hành một đề tài nghiên cứu cấp Bộ để tìm hiểu về cây lược vàng đầy đủ hơn xem nó có tác dụng chữa bệnh không, hoạt chất của nó là gì. Khi chưa có kết quả cuối cùng, người dân nên thận trọng khi sử dụng lược vàng chữa bệnh.

(Theo Sức khỏe & Đời sống).

Cây này ở Việt Nam rất nhiều vì nó dễ trồng.

Hiện có nhiều tổ chức y tế trong nước đang nghiên cứu tác dụng của cậy này, nhưng chưa có kết quả cụ thể.
Hôm 5/4/2011, đài truyền hình VTV1 có một bài phóng sự vẫn khẳng định tác dụng chữa bệnh trong dân gian là có thật và đã là thuốc thì phải có độc mới trị được bệnh, vấn đề là liều lượng dùng phù hợp.
Bác cũng tham khảo thông tin triết xuất một số hiựp chất trong cây đó ở địa chỉ:
http://congnghehoahoc.org/cong-nghe-hoa-hoc/hoa-duoc-my-pham/isoorientin-phan-lap-tu-cay-luoc-vang.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn từ đâu đến..



Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

free counters


Pageviews: 374,323 - 23/09/2016

Sắc tím Đài Đông

Sắc tím Đài Đông

Sương khói




Suy tư vầng trán thêm gầy
Em ơi! khói thuốc vàng tay vẫn buồn..





Và mây vẫn trôi giữa dòng đời.......
................ bụi bặm...
..... Người đi qua đời.. chợt.. ...
............cũ đến chẳng còn quen.......
................. TTM