Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

Sự tích Lễ Tết cổ truyền - lễ Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer


    Năm nay Tết Cổ truyền Chol Chnam Thmay của người Campuchia diễn ra vào 3 ngày 14-15-16/4/2011, nhưng từ trưa hôm nay Cty đã phát lương cho công nhân, và họ sẽ được nghỉ tết từ chiều nay cho đến hết tuần sau (dĩ nhiên là mấy ngày không phải là tết thì Cty sắp xếp cho CN nghỉ phép).

    Và cũng từ trưa tôi đã nghe tiếng ồn ào từ ngoài sân, và bây giờ thì nghe tiếng họ đùa với nhau ở ngoài sân, tôi chạy ra xem thì ngoài một số công nhân đang ở trên chuyền sản xuất ra, thì những công nhân đã tan ca đang chờ lãnh lương, thế là có cơ hội cho họ vui đùa với nhau.

    Cách vui đùa của họ là cho nước vào chai nước suối nhỏ để xịt và té vào nhau, tay cầm chai phấn thơm xịt phấn vào lòng bàn tay và bôi lên mặt bạn bè, mà đối tượng bị bôi nhiều nhất là những người yếu hơn... Tôi vừa đi ra ngoài thì thấy ngay một công nhân nữ xinh xắn với gương mặt đầy phấn, nên tôi gọi ngừng lại cho tôi chụp vài tấm..



    Cô nữ công nhân này bị bôi phấn đầy mặt



    Còn cô này vừa bị bôi phấn đầy mặt vừa bị ướt..



    Mấy cậu công nhân này đang xịt nước và bôi phấn vào nhau..




    Mấy em thấy tôi cầm máy chụp hình thì họ chạy đến với vốc phấn thơm định bôi vào mặt tôi, thấy họ đùa dai quá tôi sợ, chạy vội vào trong văn phòng luôn..

    Thì ra mỗi cái tết của mỗi dân tộc cũng có nhiều truyền thống đặc điểm mà ta cũng không biết hết nhỉ? Tôi thường xuyên
    qua đây làm việc cũng nhiều năm rồi, nhưng đi hỏi tục lệ thì mấy em nói cũng không rõ ràng lắm, chỉ nói là tát nước cho nhau là chúc phúc lành, mong toàn gia quyến đều bình an và hạnh phúc... Thế là không thỏa mãn, tôi vào google để load về đây xem.

    Dưới đây là một số tục lệ trong những ngày Tết ở Campuchia.






    Lễ tết cổ truyền hay còn gọi là lễ Chôl Chnăm Thmây có nghĩa là "Vào năm mới", tức là lễ Tết lớn nhất trong năm của người Khmer, còn gọi là lễ chịu tuổi, thường diễn ra trong 3 ngày 13,14,15 tháng 4 Dương lịch (tức đầu tháng Chét của người Khmer).


    Trong giai đoạn này các nước Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar cũng tổ chức làm lễ vào năm mới nhưng thời gian chênh lệch một vài ngày. Tùy theo mỗi quốc gia mà tên gọi khác nhau, ở Thái Lan gọi là Songkran, ở Lào gọi là Bun Pi May, Campuchia cũng gọi thống nhất với người Khmer Nam Bộ, tức là Chôl Chnăm Thmây, ở Myanmar thì gọi là Thingyan.


    Theo quan niệm của đồng bào Khmer Nam Bộ, đây là lúc giáp nối giữa mùa nắng và mùa mưa, là thời kỳ kết thúc mùa nắng chuẩn bị bước sang mùa mưa. Giai đoạn này cỏ cây trở nên tươi tốt và thiên nhiên trỗi dậy sức sống. Chính sự đâm chồi nẩy lộc của cỏ cây và sự bừng lên của thiên nhiên đã được đồng bào quan niệm như là sự khởi đầu của một năm mới, gọi là Chôl Chnăm Thmây (vào năm mới).


    Từ xa xưa Chôl Chnăm Thmây đã trở thành ngày hội truyền thống của người Khmer. Tết này gắn chặt với nghi lễ của cư dân nông nghiệp làm lúa nước và một số nghi thức Phật giáo Tiểu thừa. Điều đó thể hiện rõ trong sự tích Chôl Chnăm Thmây và các nghi thức của buổi lễ.


    Sự tích Chôl Chnăm Thmây được lưu truyền như sau:


     "Ngày xưa có một cậu bé tên Thom Ma Bal, rất thông minh. Lúc bấy giờ đã biết đem sự hiểu biết của mình truyền bá cho mọi người. Dân chúng rất thán phục và rất thích nghe cậu thuyết giảng..


    Tiếng đồn về tài trí của cậu bé ngày càng lang rộng, chẳng mấy chốc đã vang đến tận thượng giới. Các vị thiên thần cũng xuống trần gian xin nghe Thom Ma Bal thuyết giảng. Do vậy, những buổi thuyết giảng của thần KaBưl Maha Brưm trên thượng giới ngày càng vắng vẻ.


    Thần Kabưl Maha Brưm rất có uy thế trên thượng giới. Nay thần nghe ở trần gian có kẻ hơn mình, lấy làm tức giận. Thần đã cho gọi hết các vị thiên thần trở về, cấm không cho xuống trần gian nghe thuyết giảng. Đồng thời thần tìm cách hảm hại Thom Ma Bal.

    Một hôm, lúc Thom Ma Bal đang thuyết giảng cho dân chúng nghe, thần Kabưl Maha Brưm xuất hiện và phán rằng: “Ta nghe đồn nhà ngươi thông minh xuất chúng, nhưng ta chưa tin điều ấy. Nay ta đặt cho ngươi ba câu đố, nếu ngươi giải đáp đúng ta sẽ cắt đầu của ta cho ngươi. Còn nếu không giải đáp được, thì ngươi phải dâng mạng sống của ngươi cho ta”.


    Không thể từ chối, Thom Ma Bal đành phải chấp nhận trả lời câu hỏi. Thần KaBưl Maha Brưm liền đặt câu hỏi:
    • Ngươi hãy cho ta biết: “Buổi sáng, duyên của con người nằm ở đâu? Buổi trưa, duyên con người nằm ở đâu? Buổi tối, duyên của con người nằm ở đâu?”

    Hỏi xong thần hẹn bảy ngày sẽ trở lại nghe Thom MaBal giải đáp, rồi bay về trời. Thom Ma Bal suy nghĩ suốt ngày, đêm mà vẫn không tìm được câu giải đáp. Đến ngày thứ sáu rồi mà cậu bé vẫn chưa tìm được câu trả lời, cậu đi lang thang từ sáng đến trưa. Quá mệt mỏi và thất vọng, chàng nghỉ mệt dưới gốc cây thốt nốt.


    Lúc ấy, trên đọt cây thốt nốt có hai con chim đại bàng đang nói chuyện với nhau. Con chim mái hỏi chim trống:
    • - Ngày mai ta sẽ đi ăn ở đâu?
    • - Ngày mai ta sẽ ăn thịt Thom Mabal, chim trống đáp.

    Chim mái ngạc nhiên:
    • - Tại sao ăn thịt Thom Ma Bal?
    Chim trống thuật lại chuyện thần Ka Bưl Maha Brưm yêu cầu Thom Ma Bal phải trả lời câu hỏi thách đố của thần. Nghe xong chim mái hỏi:
    • - Vậy có ai giải đáp được không?

    Chim trống tự đắc đáp: ta đã nghe thần Ka Bưl Maha Brưm nói là:

    • Buổi sáng, duyên của con người ở trên mặt, nên ngủ dậy người ta phải rửa mặt cho tươi tỉnh.
    • Buổi trưa, duyên của con người ở trên ngực, nên người ta phải tắm cho mát.
    • Buổi tối, duyên của con người ở dưới bàn chân, nên người ta thường rửa chân cho sạch trước khi đi ngủ.

    Thom Ma Bal ngồi dưới gốc cây, nghe được lời nói chuyện của đôi chim nên rất mừng rở và trở về nhà.

    Hôm sau đúng hẹn, thần Ka Bưl Maha Brưm tay cầm gươm vàng, đáp xuống gặp Thom Ma Bal. Y lời chim trống nói hôm qua, Thom Ma Bal trả lời ba câu hỏi đó của thần Ka Bưl Maha Brưm.


    Điều mà Thom Ma Bal trả lời hoàn toàn chính xác. Thần Ka Bưl Maha Brưm thua cuộc ngửa mặt lên trời gọi bảy người con gái xuống trần gian bảo:

    • “Cha đã thua trí Thom Ma Bal rồi. Theo lời hứa, cha phải chết. Các con hãy cất giữ đầu của cha trong tháp trên đỉnh núi Kaylas, nơi người trần không chạm đến được. Các con hãy cẩn thận, nếu để đầu cha rơi xuống biển, biển sẽ cạn, nếu để đầu cha tung lên không trung thì trời không có mưa và nếu để đầu cha trên mặt đất thì đất sẽ khô cằn, cỏ cây không mọc được”.

    Dặn các con xong, Thần tự cắt cổ trao đầu mình cho con gái lớn và thân của thần biến thành một luồng ánh sáng bay vút lên không trung.


    Ngày nay, khi đến chùa của người Khmer bất kỳ ta thường thấy đầu thần Ka Bbưl Maha Brưm (Thần Bốn Mặt) được thờ trong các tháp xây trong chùa và chính nơi đặt đầu của thần là vị trí trung tâm, là bàn thờ chính trong các nghi lễ tôn giáo cũng như các nghi lễ truyền thống được tổ chức trong chùa.


    Ý nghĩa của sự tích:

    Xét về gốc độ tôn giáo thì đây là sự tích thể hiện cuộc đấu tranh giữa Phật giáo và Bà-la-môn giáo, thần Kabưl Maha Brưm là biểu tượng của Bà-la-môn giáo, còn cậu bé Thom-mà-bal là biểu tượng của Phật giáo.

    Nó còn có ý nghĩa xã hội rất sâu sắc, điều đó thể hiện qua việc Thom-ma-bal thuyết giảng cho chư thần nghe và việc thần Kabưl Maha Brưm chặt đầu mình sau khi thua cuộc không chỉ khẳng định sự thắng thế của Phật giáo trong xã hội của đồng bào Khmer lúc bấy giờ mà còn thể hiện sự bình đẳng giữa chúng sanh với nhau, không phân biệt đẳng cấp như quy định của Bà-la-môn giáo trước đây. Đó còn là sự khẳng định việc thắng thế của con người ở trần gian đối với các thiên thần trên thượng giới.


    Nguồn: Sơn Phước Hoan: Các lễ hội truyền thống của Đồng bào Khmer Nam Bộ, NXB GD, 1998, Tr 13






    Các hoạt động chính trong ngày Lễ Tết của người Khmer Nam Bộ.


    Theo lệ thường hàng năm, gần đến ngày tết cổ truyền (Chôl Chnăm Thmây), khắp phum sróc lại nhộn nhịp hẳn lên. Người ta chuẩn bị mọi thứ để đón tết, trong đó bao gồm cả vấn đề ăn mặc, trang trí nhà cửa, mua sắm quần áo, sửa sang đường sá, cầu cống v.v…


    Đặc biệt là việc chuẩn bị mọi thứ đón tết ở chùa. Ở từng chùa các vị sư và tín đồ làm vệ sinh từ ngoài cổng cho đến sân chùa và vào trong các ngôi chánh điện, sala, tháp cốt, bàn thờ chư thiên, phòng sư cả v.v…

    Ngoài việc sắp xếp bông trái, để đón vị thần năm mới theo quan niệm của đồng bào Khmer, họ còn quan tâm đến việc mua sắm quần áo mới cho mọi người. Đồng thời chuẩn bị gạo nếp xây bột, đậu các loại, lá chuối, lá dừa, củi đốt, v.v…để làm các loại bánh.


    Trong những ngày lễ Chôl Chnăm Thmây, ta thường gặp các loại bánh mà đồng bào hay làm như: Num chruk (bánh tét), Num tean (bánh ít), Num khnhy (bánh gừng) v.v…Các loại bánh này được làm trước lễ tết một hai ngày để dành cúng tổ tiên, đi chùa và tiếp khách trong mấy ngày lễ.


    Thời gian tổ chức lễ Chôl Chnăm Thmây từ xưa đến nay thường từ ba đến bốn ngày, đêm. Tuy nhiên, chủ yếu là tổ chức trong 3 ngày:

    • Sáng ngày thứ nhất đồng bào và sư sãi tổ chức lễ tiễn đưa vị thần năm cũ và đón vị thần năm mới. Mọi người sắp xếp lại thành từng đoàn và đi tuần hành ba vòng chánh điện. Dẫn đầu đoàn tuần hành là ông chằn mang mặt nạ rất oai vệ, tay cầm gậy múa mở đường; tiếp theo là đội trống Chhay-dăm hoặc dàn nhạc ngủ âm v.v… Cách tổ chức như vậy vừa thể hiện tính nghiêm trang nhưng đồng thời cũng tạo nên sự vui vẻ. Sau đó, đồng bào Phật tử vào chánh điện nghe sư tụng kinh chào đón vị thần năm mới. Xong lễ rước năm mới, những người lớn tuổi nghe các sư thuyết pháp. Nội dung thuyết pháp là kể về thân thế và sự nghiệp Đức Phật Thích Ca, sau đó các vị sư tụng kinh phúc chúc năm mới. Có thể nói, trong ngày lễ Chôl Chnăm Thmây tất cả người Khmer dù già hay trẻ cũng phải đến chùa xem sư làm lễ và nghe các vị sư tụng kinh phúc chúc.

    • Ngày thứ hai, đồng bào Khmer và phật tử tổ chức lễ Wênbon, mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi. Theo đạo Phật Tiểu Thừa (tôn giáo chính của người Khmer Nam Bộ), thì vào các ngày lễ, tín đồ đi chùa lạy Phật, có bổn phận mang cơm và dâng thức ăn cho sư sãi. Trước khi dùng cơm, sư sãi tụng kinh tạ ơn những người làm vật thực và chính sư là người trung gian, những lời kinh mà sư tụng là nhằm ý nghĩa mời những linh hôn người chết đến đây để nhận vật thực. Tất cả những vật thực do lòng từ thiện của phật tử mang đến dù ngon hay không ngon, các vị cũng phải độ và thọ lãnh. Trưa hôm đó, người lớn tổ chức bốc thăm theo qui định để nghe các vị sư thuyết pháp. Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Khmer, mục đích bốc thăm nghe thuyết pháp là nhằm đoán sự may rủi trong năm. Riêng lớp trẻ thì tổ chức vui chơi văn nghệ như rom vong, hát Chhay-dăm, hát Dù kê v.v…

    Buổi chiều, người ta làm lễ "đắp núi cát" ( Bon Puôn phnôn khsach), ngay tại khuôn viên chùa, việc tổ chức đắp núi cát là để mong gặp được điều lành. Lễ được tổ chức theo sự hướng dẫn của vị Achar. Bà con sẽ đắp núi cát làm chín ngọn, những ngọn nhỏ sẽ hướng ra tám hướng, chính giữa là ngọn trung tâm tượng trưng cho ngọn núi Sômêru, trung tâm của trái đất (mặt khác các ngọn núi còn là biểu tượng tượng trưng cho ước mơ cầu cho năm mới được giàu có, của cải chất cao như núi). Tập tục này cũng bắt nguồn từ một sự tích sau:


    Sự tích kể về một người làm nghề săn bắn, từ trẻ đến già đã giết nhiều loại thú. Nhưng nhờ dâng cơm cho các vị sư đi khất thực nên ông được một nhà sư hướng dẫn tích phước bằng cách đắp núi cát trong một ngôi chùa gần nơi ông ở. Về già ông đau ốm, ông luôn bị ám ảnh bởi nghề nghiệp, thấy các bầy thú hung hăng đến đòi nợ oan nghiệt. Nhờ phước đức đã từng đắp núi cát nên ông tỉnh táo bảo với bầy thú rằng: cứ đi đếm hết những hạt cát mà ông đã đắp trong chùa rồi hả quay lại đòi nợ ông. Bọn thú đồng ý, cùng nhau đi đếm cát nhưng không tài nào đếm hết. Chán ngán, chúng kéo nhau đi và người thợ săn cũng hết bệnh, do sự tích này mà đồng bào vẫn giữ tập tục đắp núi cát cho đến ngày nay.


    • Ngày thứ ba, còn gọi là ngày Lơnsắk, sau khi đã dâng cơm sáng cho các vị sư ở chùa, người ta làm lễ tắm tượng Phật bằng nước có uớp hương thơm, trước tiên toàn thể các vị sư trong chùa tập trung tại bàn thờ Phật được chuẩn bị sẵn, sau đó tụng kinh tạ tội, tiếp đến vị sư cả sẽ là người đầu tiên tiến hành tắm Phật, lần lượt là các vị sư phó và sau cùng là phât tử. Bên cạnh đó, những người phật tử tiến hành tắm cho các vị sư cao niên ở chùa, người Khmer quan niệm được tắm cho các vị sư cũng như tắm rửa cho ông bà cha mẹ mình vậy, nhất là những ai ở xa quê không có điều kiện trở về cùng chung vui với gia đình, việc tắm như vậy là nhằm rửa sạch hết cái xấu của năm cũ, những bụi bặm của trần thế trong năm cũ, để bước sang năm mới với một thân thể sạch sẽ, hoàn toàn mới. Tiếp theo đó là lễ cầu siêu (Băng skôl). Các vị sư được mời đến tháp lưu giữ hài cốt của những người quá cố để cầu kinh, mong linh hồn những người quá cố được siêu thoát. Đến trưa, mọi người về nhà để làm lễ tắm tượng Phật thờ cúng trong từng gia đình, rồi chúc mừng cha mẹ, ông bà, dâng bánh trái để tạ ơn. Cũng có khi, họ tổ chức lễ tắm ông bà, cha mẹ, gọi là để báo hiếu.

    Lễ Chôl Chnăm Thmây được tổ chức vào giai đoạn kết thúc mùa nắng, là thời kỳ đa số nông dân được rãnh. Đó là thời gian mà đồng bào có thể nghỉ ngơi, vui chơi giải trí sau một năm lao động vất vả. Đồng thời cũng là lúc chuẩn bị cho vụ mùa mới. Ý nhĩa của ngày lễ nhằm giáo dục con người về tấm lòng hiếu thảo, về ước mơ hạnh phúc, về ý thức hướng thiện và lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ và những người có công đã qua đời.


    Trong ba ngày của lễ hội Chôl Chnăm Thmây, bà con Khmer còn đi thăm hỏi, mừng tuổi năm mới cho nhau, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, phát đạt. Tối đến, các cụ già kể chuyện thần thoại, cổ tích cho con cháu. Gái, trai tham gia các cuộc hát đối đáp Aday, hát Dùkê, múa romvông, romxaravan, múa trống xàdăm (Chayyăm) v.v...


    Nguồn: Sơn Phước Hoan - Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ, NXB Giáo Dục, 1998, tr 20




10 nhận xét:

  1. Thế là chị có một tuần để vù về với chàng yêu dấu và các con hén.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng rồi em ơi! Lần trước về là vì giỗ Ba, chứ không thôi dời về tuần này về nghỉ cho lâu.

    Trả lờiXóa
  3. Dài quá chời hà :)) Hihi.. Nhưng em cũng đọc hết rồi. A, thì ra ý nghĩa của tượng "thần bốn mặt" là như thế, đó là thần Ka Bbưl Maha Brưm đã thua trí cậu bé thông minh kia.

    Trả lờiXóa

  4. Ủa, vậy rồi chị có được nghỉ hông?

    Trả lờiXóa
  5. Nhưng thần 4 mặt còn có nhiều sự tích lắm em. Những tượng phật 4 mặt lại khác nữa đó. Hình như chị có entry nói về việc này, không biết bỏ đâu mất tiêu rồi.

    Trả lờiXóa
  6. Thank you Anh Huynh Tran da post bai le hoi tet nay rat hay. Nam nao Ckim cung di tet Thai Lan het cuoi tuan nay ben Ckim la ngay tet Thai Lan ho to chuc vao thu bay tu sang den toi. ( cach nha Ckim chua den 10 phut lay xe) vao toi thu sau thi ho to chuc tai nha Gia Dinh va moi vai nguoi ban than den roi co 1 nguoi lon tuoi co Phuc Duc duoc ca giong ho kinh phuc con cai nen nguoi .Nguoi do se lam 1 cai cay kho mang den va moi nguoi xum nhau treo tien len do ai treo cang cao thi cang duoc phuc nhieu .( duoc goi la cay tien ho noi neu nhung giong toc giau thi treo vang con duoc goi la cay vang) nguoi nao treo tien xong thi ngoi xuong truoc mat nguoi duoc trong vong trong giong toc da duoc de cu ra hoi nay se cam soi chi ket gut doc kinh cau phuc mang vao tay .Cay tien do sang thu bay se duoc mang den chua dzang len va se duoc 1 su trong chua ( su nay cung duoc de cu ) doc kinh cau nguyen va mang 1 soi chi vao tay ( vao nhung ngay may Ckim quen roi cac su se khong co mang vao tay cho cac phai female chi cau phuc dua cho 1 nguoi dang ong trong gia dinh mang lai cho phai female )sau do thi ai muon cau phuc hay cau sieu thi ra cai ban phia truoc chua ghi danh roi ho se cho biet gio de vao lam le.ai muon qui y thi phia xam 1 bo do mau trang toat kieu theo phong tuc cua ho . Sau buoi le cau sieu cau an thi la le chung cho tac ca moi nguoi cau phuoc cho ca nam sau do thi ra ngoai co cai ban de sang doc xung quanh khung vien cua chua .Nhung nguoi di cung chua tu mang den hoac mua tai do ho co ban ( du loai het thuc an nuoc uong hoac vai mung men khan tam ) thi dung do cho cac su di den thi dzang len goi la le khat thuc .Sau le do thi moi nguoi thich di xem ca nhac hay di mua thuc an uong gi do cung o noi khung vien cua chua deu co .Ai khong muon mua thi co thuc an free ( heo quay nhieu ghe lam duoc an free mon nay hihihi ) .ho co 1 cho ban cac trong cai chen cai to cai so ( ai muon mua gi thi mua ) cat do se duoc do thanh 1 dong ( tac ca moi nguoi deu do chung ) cac do sau nay se duoc xay cat cho chua ) va co 1 cai ho nho nho tha thuyen giay voi den cay cau cho linh hon nguoi mat. ( cai nay phai ton tien mua thuyen den cay ) ai khong muon ton tien thi mang theo chai nuoc uong hoac mua den cac goc cay o chua do xuong doc kinh do la mang food cho nguoi chet moi nguoi chet ve dzu chung vui ngay tet .Ben nay le tat nuoc thi co 1 goc o khung vien chua thoi ai muon thi mang theo ao mua hoac mua ao mua den khu vuc do la ho biet minh muon duoc tat nuoc ho moi tat . Noi chung ngay le cua ho rat vui va nguoi dzan Thai ho rat than thien ho co mon goi du du Ckim me^ ghe lam nhung goi du du lam kieu cambodia hay lao thi ngon hon cua Thai vi Thai ho lam ngot lam .

    Trả lờiXóa
  7. Cám ơn Chieukim đã bổ sung ngày tết của Thái Lan nhé.
    Món gỏi ở Campuchia ngon lắm. Họ làm có mắm ba khía nữa, chị thích ăn món này lắm.

    Trả lờiXóa
  8. @huynhtran sorry chi nhe em doc ten tuong anh nen xung anh hihiih . Yes chi em rat thich hang xom cua em nguoi Lao moi lan em muon an em den mua 1 hop 5 dong . Nhung thuong ho cho em chu khong co ban tai ho thay em song co 1 minh nuoi con ho thuong cam hay sao do hhiihhi Thu bay nay em di tet cua ho vi em co may nguoi ban Thai Lan ho con co 1 cai le nua vao thang 10 la ngay le cau phuc cau an 1 cay den cay thap sang 3 thang troi khong tat cac thay tung kinh suot 3 thang khong ngung thay phien nhau . cac thay co duc do tung thoi ho qui tap cac noi tren the gioi ve den cay do ho tu lam tai chua minh la nguoi cau xin thi minh tu tay do sap vao cai khuon de tao nen cay den cay chay suot 3 thang hay lam

    Trả lờiXóa
  9. Em à, sao em không download font tiếng Việt hả em? dù sao tiếng Việt thì phải có dấu đó, trên mạng font unicode tiếng Việt nhiều lắm, em load xuống để gõ cho dễ đọc.
    Cám ơn em thường ghé thăm chị nhé.

    Trả lờiXóa
  10. hihihi sorry chi em lam bieng do ahhah . De hom nao em ranh em lam . Khong co gi chi em thich doc cai nay cai no lam nhat la cach hang van chi hay nhu vay tai sao lai bo qua chu hihiihhi . Em hua voi chi Phung voi chi hai Hoang em la Dl voicec aht va webcam o yahoo ca nam roi van chua lam tuy la co sang do ihhihihi

    Trả lờiXóa

Bạn từ đâu đến..



Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

free counters


Pageviews: 374,323 - 23/09/2016

Sắc tím Đài Đông

Sắc tím Đài Đông

Sương khói




Suy tư vầng trán thêm gầy
Em ơi! khói thuốc vàng tay vẫn buồn..





Và mây vẫn trôi giữa dòng đời.......
................ bụi bặm...
..... Người đi qua đời.. chợt.. ...
............cũ đến chẳng còn quen.......
................. TTM