Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

Chuyện tình lá Diêu bông - Hoàng Cầm.

http://www.youtube.com/watch?v=g5lLY-2Nkz4


    Hoàng Cầm

    Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 12 tháng giêng năm Nhâm Tuất (tứ ngày 22/2/1922) tại Bắc Giang, nhưng quê gốc của ông ở Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh, quê hương nổi tiếng cuả Quan họ Kinh Bắc.

    Yêu thơ văn từ thuở học trò, lớn lên Hoàng Cầm không thích nghề giáo viên nên dấn thân vào con đường kịch nghệ và thi ca.

    Từ trước 1945, Hoàng Cầm đã đóng góp không nhỏ cho kịch thơ Việt Nam với hai vỡ Hận Nam Quan và Kiều Loan. Diễn viên Tuyết Khanh đóng vai Kiều Loan, và mối tình thơ mộng đó đã cho ra tác phẩm bằng xương bằng thịt: Kiều Loan. Năm 1954, Tuyết Khanh và Kiều Loan di cư vào nam.

    Người bạn đời thứ hai là Lê Hoàng Yến được nối kết sau vài năm xa cách Tuyết Khanh, sau khi thọ bản án Nhân Văn Giai Phẩm, Hoàng Cầm về chung sống cùng người phối ngẫu, mở quán nước ở 43 Lý Quốc Sư, Hà nội, chung sống độ nhật qua ngàỵ

    Thơ kháng chiến của ông có bài “Giữ lấy tuổi trẻ”. Nhạc sĩ Hồ Bắc, người đã phổ nhạc bài thơ thật bất ngờ khi nghe nhà thơ Hoàng Hưng hát lại bài hát xưa đầy âm vang ngọt ngào và tình tứ hơn ba mươi năm sau trường ca “Tiếng hát quan họ” (1956) nhà thơ đã tạo ra sự đột khởi lạ lùng trong nghiệp thơ của ông bằng tập “Về Kinh Bắc” và nhiều tập thơ lẽ khác như “Men đá vàng”, “Mưa Thuận Thành”. Cho đến năm 75 tuổi, chọn lọc khoảng 300 bài thơ liên quan đến hình ảnh 13 người đẹp đi vào trái tim với “Thơ Hoàng Cầm – 99 tình khúc”. Theo nhà thơ: “Tôi biết ơn tất cả những người con gái đã đi qua đời tôi, đã gieo gió bão trên cánh đồng thi ca cuả riêng tôi”. Ngay cả khi các tác phẩm này chưa được công bố, nhiều bài thơ đã thành “ngôn truyền” trong công chúng với những “Lá diêu bông”, “Cây tam cúc”, “Mưa Thuận Thành”…

    Theo Hoàng Cầm tâm sự thì “Về kinh bắc chính là tập thơ cột sống” của đời ông. Nó là sự chưng cất, kết đọng tinh túy của văn hóa quan họ – kinh bắc, cũng là tinh túy của “văn hóa gốc Việt”. Nhưng chính tập thơ này còn gắn liền với những thăng trầm trong đời thơ tác giả. Tập bản thảo cùng với những minh họa của họa sĩ Bùi Xuân Phái và mẫu bìa của Văn Cao đã “lưu lạc” từ năm 1982 đến nay vẫn chưa tìm lại được. Tập thơ đã được in ra nhờ trí nhớ của tác giả và những người ái mộ thơ ông. Tiến sĩ ngữ văn Trần Ngọc Vương đã tiết lộ là anh vẫn còn giữ được một bản “Về kinh bắc” do chính tác giả chép tay hơn 20 năm trước mà có những chữ khác với những bản in.

    Câu chuyện “Về kinh bắc” bỗng trở nên cảm động hơn khi nghệ sĩ Lưu Nga đã trình bày một “chùm thơ” trong tập “Về kinh bắc” với một giọng ngâm vàng nhà văn hóa hữu ngọc 84 tuổi tặng nhà thơ Hoàng Cầm tập “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều vừa tái bản và tự hào rằng huyện Thuận Thành của ông đã đóng góp cho đất nước hai nhà thơ lớn là Nguyễn Gia Thiều và Hoàng Cầm.

    Nhiều văn nghệ sĩ, nhà khoa học và độc giả đã nói lên sự khâm phục và yêu thích thơ Hoàng Cầm cùng với sự kiện định đối với con đường thơ văn vì dân tộc của ông. Nhạc sĩ Phó Đức Phương cho biết anh đã học được văn hóa kinh bắc qua nhà thơ Hoàng Cầm và hát tặng ông bài hát “Tình Trương Chi” mới vừa sáng tác để sưng tụng tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp của người nghệ sĩ.

    Nhà thơ Hoàng Cầm cảm động nói: “Nếu không có bạn hữu, không có một công chúng trân trọng thơ ca như ở ta, chắc tôi đã chết lâu rồị Tôi còn sống, còn làm thơ, còn viết văn được là nhờ ơn của tất cả các bạn.

    VÀI NÉT VỀ “LÁ DIÊU BÔNG”

    Trước kia Hoàng Cầm gắn liền với hình ảnh Kiều Loan. Ngày nay bài thơ Lá Diêu Bông, rất ngắn nhưng làm sống lại tên tuổi Hoàng Cầm, ngay cả hải ngoại.

    Lá Diêu Bông là Lá tưởng tượng để bày tỏ ẩn tình bi thương, chất ngất. Ân tình đó được phổ biến qua tiếng hát với cung đàn. Làng Đình Bảng, Bắc Ninh tuy là miền quê nhưng cũng là “nơi đàn bà con gái đa tình, sóng sánh mắt lá răm” trông mòn con mắt.

    Trong bài thơ Lá Diêu Bông, mở đầu, Hoàng Cầm đã viết “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng” để phác hoạ hình ảnh điạ phương với bóng dáng trang phục diễm kiều cuả người gái quê Năm Hoàng Cầm lên 8 tuổi, từ tỉnh ở trọ học, trở về thăm nhà gặp người con gái 16 tuổi – tên Vinh – yêu kiều trong chiếc váy bước vào hàng xén cuả thân mẫu Hoàng Cầm.

    Cậu bé 8 tuổi quá lãng mạn đã bị “tiếng sét ái tình” (coupde-foudre) (amour subit & violent) ngay tức khắc. Tiếng sét ấy đã đi sâu vào trái tim, gần 70 năm sau Hoàng Cầm tâm sự: “Trước mắt tôi, Chị hiện ra rực rỡ như một thiên thần. Ngay lập tức, hồn tôi như bị chiếm đoạt đến đau điếng. Kể từ giây phút định mệnh ấy, tôi mê man chị chẳng còn biết trời đất, ất giáp, quên cả đến học hành, sách vở, suốt ngày chỉ ngong ngóng sang bên kia đường số 1, xe xế nhà tôi khoảng 20 mét, nơi thiên thần cuả tôi ngồi bán quán nghèo, phố nhỏ điù hiu, tỉnh nhỏ… Tôi phải lòng chị, cứ thế giăng mắc tơ tình quanh chị suốt 4 năm trời, đến năm tôi 12 tuổi thì chị đi lấy chồng”. Người con gái đó biết được mối tình si cuả cậu bé học trò. Thế nhưng “Chị vẫn dứt áo ra đị Đi lấy chồng. Tôi mất tăm chị, đầu non cuối bể tôi đi tìm, không thấy. Biền biệt tăm cá bóng chim…”.


    Theo Hoàng Cầm, Lá Diêu Bông “là chiếc lá huyền thoại, chiếc lá ngây thơ về một tình yêu đầy mộng mị thời thơ ấu”. Chiếc lá ấy mang theo hình ảnh có thật với Hoàng Cầm: “Tôi còn nhớ mồn một một buổi chiều muà đông… Chị đi về phiá cánh đồng chiều còn trơ cuống rạ Những dãy nuí xanh xanh mờ xa in hình như dao khắc trên nền trời cuối hoàng hôn. Bí mật, tôi lặng lẽ lần theo chị. Tôi thấy chị thẩn thờ tìm đồng chiều Cuống rạ. Rồi chị lẩm bẩm một mình, dầu chị biết chắc tôi lẵng nhẵng theo sau lưng : Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông, từ nay ta gọi là chồng…”.

    Mang hình ảnh đó những 25 năm sau, bài thơ Lá Diêu Bông cuả Hoàng Cầm mới ra đời.

        Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
        Chị thẩn thờ đi tìm
        Đồng chiều,
        Cuống rạ.
        Chị bảo:
        Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
        Từ nay ta gọi là chồng.

        Hai ngày em tìm thấy lá
        Chị chau mày: Đâu phải Lá Diêu Bông.

        Muà đông sau em tìm thấy lá
        Chị lắc đầu,
        Trông nắng vãng bên sông.

        Ngày cưới chị
        Em tìm thấy lá
        Chị cười xoe chỉ cắm trôn kim.
        Chị ba con

        Em tìm thấy lá
        Xoè tay phủ mặt chị không nhìn.

        Từ thuở ấy
        Em cầm chiếc lá
        Đi đầu non cuối bể.
        Gió quê vi vút gọi

        Diêu bông hời … ới Diêu Bông!”.


    Bài thơ gọi chị & em vì vậy có nhiều người cứ nhầm tưởng hình ảnh hai chị em gái; thật ra, giữa tác giả với “người tình” nơi cố quận.

    Lá Diêu Bông ra đời từ năm 1959, bí ẩn đó kéo dài gần 4 thập niên, tác giả mới tâm sự nổi niềm.

    Nhạc sĩ cảm tác, rung rộng với hồn thơ để sáng tác. Và, “thiên tình sử” Lá Diêu Bông được nhạc sĩ Phạm Duy viết thành ca khúc Lá Diêu Bông ở hải ngoại vào giữa thập niên 1980 trong tuyển tập “Thấm thoát mười năm” xuất bản năm 1985.

    Phạm Duy dùng nguyên văn bài thơ để viết nhạc, chỉ bỏ vài câu đầu từ “Váỵ..” đến “Chị bảo”. “Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông… Diêu Bông hời, hời hỡi Diêu Bông” và thêm vào hai câu cuối vào bài hát: “Em đi trăm núi nghìn sông! Nào tìm thấy Lá Diêu Bông bao giờ…”. Nhạc phẩm Lá Diêu Bông này mang âm hưởng sắc thái mới lạ, khó hát nên ít được phổ biến.

    Đầu thập niên 1990, nhạc sĩ Trần Tiến phổ biến bài này mang âm điệu dân ca, bình dân được nhiều ca sĩ trình bày; vì vậy, đã có nhiều sự nhầm lẫn về tác giả khi nghe bài hát Lá Diêu Bông. Trần Tiến không hiểu được hồn cuả bài thơ, ngộ nhận nhân vật, nhưng làm nổi tiếng tên tuổi Lá Diêu Bông:

    Trở lại hình ảnh Lá Diêu Bông với tơ lòng nhà thơ đắm say trong trường tình. Với hình ảnh người bạn đời Tuyết Khanh, Hoàng Yến; với cả mười người tình đi qua đời, qua trái tim; hình ảnh người con gái quê Đình Bảng vẫn là “đẹp nhất trần gian” ghê thật.

    Hoàng Cầm, nghệ sĩ sống thật với cõi lòng. Qua bao nhiêu đau thương, biến động dồn dập trong cuộc sống, Hoàng Cầm vẫn mang nặng tâm hồn nghệ sĩ, chấp nhận tất cả mọi hệ lụy để sống còn và sáng tác. Trôi nổi giữa cuộc sống phong ba, bão táp, nhà thơ Sông Đuống có lẽ bị hai cú “shock” mạnh nhất là ngày chị Vinh đi lấy chồng lúc 12 tuổi và ngày Bùi Thị Hoàng Yến – đứa con thân yêu nhất – vĩnh viễn ra đi khi 63 tuổi đã làm Hoàng Cầm “hoàn toàn sụp đổ, hàng tháng sau chỉ là cái xác vật vờ, lờ lững mà thôi”!.

    Đọc Lá Diêu Bông, nghe Lá Diêu Bông … một mối tình đơn phương đầy lãng mạn, một huyền thoại về chiếc lá biểu tượng cho tình yêu chất ngất, rướm máu … chỉ có Hoàng Cầm đam mê, nóng bỏng, lãng mạn cuả kiếp đời nghệ sĩ.


    Nếu so sánh Hán Quang Võ đa tình, đa cảm… mẫn mê với thuở Lệ Quyên “thơm như hoa lan”, giữa Ôn Như Hầu (tác giả Cung Oán Ngâm khúc…) và Dục Đức (Tự Đức) (tác giả Ngự Chế Việt Sử tổng vịnh tập, luận ngữ Diễn cạ..) cách nhau một thế kỷ còn mập mờ tranh nhau hình ảnh Thị Bằng

        – “Đập cổ kính ra tìm bóng cũ.
        Xếp tàn y lại để dành hơi” –


    thì Lá Diêu Bông có lẽ tha thiết, nặng tình, bi thương hơn bội phần. Nếu so với tuổi yêu đương, có lẽ Hoàng Cầm đứng đầu danh sách nghệ sĩ. Một loại dược thảo, lá dài và nhỏ có tên là Hoàng Cầm; còn lá “Diêu Bông” được vẽ vời theo trí tưởng, theo hình ảnh nào đó đi vào trái tim.


    Lá Diêu Bông trữ tình, lãng mạn và cũng là định mệnh tình yêu với chân dung nghệ sĩ được tâm tình qua ngôn ngữ và âm thanh. Với “thiên tình sử” Lá Diêu Bông, với Hoàng Cầm, người nghệ sĩ bị chôn vùi tâm hồn lãng mạn qua thời gian lâu dài trong vùng đất ngục tù, cay đắng … Nhưng vẫn giữ được trái tim rực lửa như thuở học trò với người gái quê Kinh Bắc.

    http://myheartmoscow.wordpress.com/2007/04/11/la-dieu-bong-chuy%E1%BB%87n-tinh-c%E1%BB%A7a-hoang-c%E1%BA%A7m-va-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-gai-que-kinh-b%E1%BA%AFc/







      TTM
      Sưu tầm.

8 nhận xét:

  1. cám ơn chị nhiều nha , vậy là hôm nay em biết thêm về một lá diêu bông của quan họ bắc ninh , hay thật đó chị ha . hồi giờ em cứ nghĩ bài hát lá diêu bông chỉ là một bài hát của dân miền tây ko đó chị . ox em mê bài hát này lắm đó hiiiiiiiiiiiiiii

    Trả lờiXóa
  2. Hihiii thích là được rồi, đôi khi mình cũng nên biết nguồn gốc của bài hát đó em.

    Trả lờiXóa
  3. Biết được nguồn gốc bài thơ nổi tiếng ; nhưng vẫn không biết có lá diêu bông thực không ? hay là thách đố cái không thể có ?

    Trả lờiXóa
  4. CG giỏi quá,qua mấy bài CÒM CÒM, CG đã tìm ra gốc của ..LÁ DIÊU BÔNG, HT chịu thua rồi. Từ nay HT sẽ đi tìm...Ngọn thôi.Hiiiiiiiii!
    CG về đến Nhà ...rồi ư? Chỉ còn lại Mấy con chim Bi gửi cho CG đang hót bài Cá Tháng Tư thôi.
    Chúc CG mấy ngày ở Quê vui và đầm ấm trọn nghĩa làm hiếu nhá!

    Trả lờiXóa
  5. nghe nhạc hay quá chị ơi ....

    Trả lờiXóa
  6. Lâu lâu nghe nhạc với làn hơi của Thu Hiền.

    Trả lờiXóa
  7. Bai hat nghe lam li ghe. lam MINH nho thuo hoc tro nho dai qua di thoi .(Gan nhau ngai noi ,xa nhau tiec.Gap mat cuoi dau,cach mat trong )........

    Trả lờiXóa

Bạn từ đâu đến..



Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

free counters


Pageviews: 374,323 - 23/09/2016

Sắc tím Đài Đông

Sắc tím Đài Đông

Sương khói




Suy tư vầng trán thêm gầy
Em ơi! khói thuốc vàng tay vẫn buồn..





Và mây vẫn trôi giữa dòng đời.......
................ bụi bặm...
..... Người đi qua đời.. chợt.. ...
............cũ đến chẳng còn quen.......
................. TTM