IBM và 100 năm thay đổi thế giới công nghệ
TTO - Có nhận định cho rằng "nếu không có IBM, nhân loại sẽ không biết đến thế giới công nghệ" có lẽ cũng không quá thậm xưng vì trong 100 năm qua, IBM đã có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt con người làm quen từ những chiếc máy vi tính cá nhân cơ bản cho đến các hệ thống siêu máy tính hiện đại ngày nay.
Những tài năng từ IBM đã tạo ra những bước đi kỳ diệu cho thế giới công nghệ trong 100 năm qua - Ảnh: IBM |
Ảnh: Gizmodo |
Những phát minh công nghệ của IBM phục vụ cho nhiều lĩnh vực đã trải dài xuyên suốt niên kỷ qua. Nhịp Sống Số xin giới thiệu một số điểm nhấn ấn tượng mang tên "IBM":
1956 - 1957: IBM tạo ra ngành công nghiệp lưu trữ dữ liệu với RAMAC (Phương thức truy xuất ngẫu nhiên của việc Tính toán và Điều khiển), bao gồm cả ổ đĩa cứng từ tính đầu tiên của thế giới. Với kích cỡ bằng hai chiếc tủ lạnh dạng lớn (side-by-side), ổ cứng này chỉ có dung lượng 10 megabit nhưng trọng lượng lại lên đến 10 tấn.
Nếu giữ nguyên kích cỡ ổ cứng với công nghệ này cho các máy tính xách tay có mức dung lượng ổ cứng phổ thông ngày nay thì một con số 250.000 tấn phải mang theo sẽ là một cơn ác mộng kinh hoàng.
|
1961: Máy đánh chữ Selectric là một cuộc cách mạng trong thiết kế, tiết giảm không gian làm việc, tăng tốc độ thao tác. IBM Selectric tạo ra sự thú vị kéo dài 25 năm cho công việc gõ bàn phím nhàm chán của nhân viên văn phòng.
Selectric nhỏ gọn so với máy đánh chữ thông thường |
1964: Giám đốc điều hành IBM (CEO) Thomas Watson, Jr., đã đặt cược vào System/360, một hệ thống mang ý tuởng cấp tiến và cũng là dự án có số tiền đầu tư thuộc hàng tỉ lúc bấy giờ. IBM phải mất 2 năm và 5 tỉ USD vào thời điểm đó (tương đương 30 tỉ USD hiện nay) để chế tạo ra System/360, vận hành dựa trên các chip bán dẫn.
CEO IBM Thomas Watson, Jr. bên chiếc máy tính System/360 |
Các doanh nghiệp có thể nâng cấp System/360 theo nhiều chọn lựa như 8KB - 8MB bộ nhớ trong. Một hệ thống lớn có thể có 256KB dung lượng lưu trữ chính.
1967-1968: RAM là công nghệ giúp cho tất cả máy vi tính của chúng ta ngày nay có thể phản hồi và hoạt động nhanh chóng. Năm 1967, Robert Denmard phát minh ra một tế bào Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên động (Dynamic Random Access Memory - DRAM) bao gồm một transistor. Bằng sáng chế cho phát minh này được cấp vào năm 1968 và được sử dụng cho đến ngày nay.
1969: thời khắc quan trọng của nhân loại khi con người lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng và IBM cũng góp một phần trong dự án chinh phục không gian này của Mỹ từ thập niên 50. 4000 nhân viên IBM đã giúp xây dựng hệ thống máy tính và phần mềm cần thiết cho NASA để đưa con tàu Apollo 11 đáp an toàn xuống mặt trăng.
Phi thuyền Apollo 11 đưa con người lần đầu tiên đáp xuống mặt trăng |
1981: Máy tính cá nhân (PC) đầu tiên của IBM ra mắt, đưa PC đến gần hơn với người dùng phổ thông thay vì buộc họ phải là kỹ sư máy tính mới có thể vận hành như trước đó.
IBM 5150 PC xuất xưởng năm 1981 đã giúp thế giới hiểu rõ hơn về "cái gì bên trong chiếc hộp có bàn phím", nó sử dụng chip xử lý của Intel, bộ nhớ từ 16KB có thể mở rộng lên 256KB, có 2 khe cắm đĩa mềm (floppy disk) và cho phép khách hàng chọn giữa màn hình màu hay trắng đen.
Hệ điều hành khi đó được IBM 5150 PC sử dụng là DOS, được tạo ra từ 32 con người ở một công ty có tên Microsoft.
Năm 1982, IBM 5150 PC nhận được danh hiệu "Cỗ máy của năm" do tạp chí Time bình chọn.
Năm 1994, hai kỹ sư của IBM là John King và John Nilsen đã nhận giải thưởng về phát minh cho một "hệ thống đặt hàng sử dụng một danh mục điện tử". Đây là tiền đề cho việc mua sắm trực tuyến ngày nay. Nếu không có IBM, liệu những hệ thống mua sắm trực tuyến khổng lồ như Amazon có hiện hữu?
Hệ thống mua hàng trực tuyến của Amazon |
Năm 1996, cuộc so tài giữa kỳ thủ cờ vua Garry Kasparov và siêu máy tính IBM RS/6000 SP đã tiêu tốn rất nhiều giấy mực của giới truyền thông. Kasparov đã thắng Big Blue với số điểm 4-2. Trong trận tái đấu năm 1997, Big Blue đã thắng Kasparov.
Cuộc so tài giữa Garry Kasparov và Big Blue |
Năm 1998, "kẻ tiền nhiệm" là siêu máy tính IBM Deep Blue đã hạ gục hoàn toàn siêu kỳ thủ cờ vua.
Và ngày nay, thế giới công nghệ biến chuyển với tốc độ chóng mặt.
Tuy vậy, các phát minh của IBM cũ lẫn mới vẫn hiện hữu xung quanh mà chúng ta không biết đến.
Một dự án rất lớn của IBM với tên gọi "Smart Planet" được giới thiệu năm 2008, hướng đến một hành tinh thông minh hơn |
Các hệ thống siêu máy tính ngày nay của IBM có thể thực hiện hàng tỷ tỷ phép tính trong một giây - Ảnh: siêu máy tính IBM RoadRunner (dưới) và Blue Gene (trên) |
Video clip về những cột mốc quan trọng
trong 100 năm phát triển của IBM - Nguồn: IBM
Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết các điểm mốc vàng son của IBM tại đây.
THANH TRỰC
Con người được hưởng những phát minh khoa học tuyệt vời. Thanks IBM
Trả lờiXóahanh phuc cho minh la nhung the he sau , huong thu nhung tien bo cua khoa hoc chi nhi
Trả lờiXóaVâng trí óc con người thật là vi diệu anh Minh nhỉ.
Trả lờiXóaĐúng thế em nhỉ! Chúng ta đang và sẽ còn được hưởng từ những thành quả do chính nhân loại phát minh ra !
Trả lờiXóatks TTM !
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaĐọc bài này em biết thêm được một điều: Hệ DOS là hệ điều hành do chính Microsoft sáng tạo ra. Bài viết này cung cấp những thông tin bổ ích cho những ai quan tâm chị nhỉ.
Cũng may, IBM của Mỹ là một "công ty tư nhân" nên nó mới phát triển dữ dội và cống hiến được cho nhân loại những phát minh kỳ diệu. Tương tự, Honda cũng là "công ty tư nhân" từ anh sửa xe trở thành nhà phát minh của nhân loại về động cơ đốt trong!
Trả lờiXóaĐúng đó em. bài viết này kỷ niệm 100 năm IBM đó em..
Trả lờiXóaNăm 1973 thi tú tài ở miền nam, là năm đầu tiên chấm điểm thi bằng máy IBM đó em.
Phải có tư hữu mới kích thích phát triển em ạ.
Trả lờiXóaMà em kg mê IBM chị ui. hehee
Trả lờiXóaMà Chị thì mê IBM em ui! máy laptop của chị toàn là IBM thôi.
Trả lờiXóaem thì quen Sony và mê Sony đó chị.
Trả lờiXóaNăm 2009 em nghỉ việc là ráng tậu cái Sony Vaio mang từ Nhật về luôn á. hehehee
Sony cũng đc.. mà em. Chỉ lại tại chị khoái IBM thôi.
Trả lờiXóacơ quan em thì laptop nhiều người xài IBM.
Trả lờiXóaem thì quen cái nào xài miết 1 hiệu chị ui. hehe