Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Sơ lược về Campuchia

    Sơ lược về Campuchia





    Đất nước Campuchia
     
     
     

    Đất nước Campuchia.

    - Tên nước: Vương quốc Campuchia (the Kingdom of Cambodia)
    - Diện tích: 181.035 km2
    - Vị trí địa lý: nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan, Đông và Đông Nam giáp Việt Nam, Bắc giáp Lào, Nam giáp Vịnh Thái Lan.

    - Dân số: 13,9 triệu dân (7/2006); trong đó, người Khmer chiếm 90%, còn lại là các dân tộc khác.
    - Thủ đô: Phnôm Pênh (dân số khoảng 1,2 triệu người).

    - Các tỉnh, thành phố: có 20 tỉnh và 4 thành phố (ngoài Phnom Penh, 3 thành phố khác là Kompong Som, còn gọi là Sihanoukville, Kep, và Pailin). Kompong Cham là tỉnh có dân số đông nhất.
    - Ngôn ngữ: tiếng Khmer là ngôn ngữ chính. Tiếng Pháp, Anh được dùng thông dụng.

    - Tôn giáo: Đạo Phật (tiểu thừa) chiếm 95%, được coi là quốc đạo; đạo Hồi và Thiên chúa giáo chiếm 5%.

    - Thời tiết: khí hậu nhiệt đới với hai mùa rõ rệt (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4). Nhiệt độ trung bình dao động từ 21oC đến 35oC. Tháng Ba và tháng Tư là hai tháng nóng nhất còn tháng Giêng là tháng mát nhất trong năm.

    - Ngày Quốc khánh: 9/11/1953
    - Ngoài ngày Quốc khánh, những ngày lễ tết khác của Cămpuchia được nghỉ là:

    • ngày đầu Năm Mới (01/tháng Một),
    • ngày lật đổ Chế độ Diệt chủng (7/tháng Một),
    • ngày Meaka Bochea (2/tháng Hai),
    • ngày Quốc tế Phụ nữ (8/tháng Ba),
    • tết Năm Mới của người Khmer (thường nghỉ 4 ngày trong tháng Tư),
    • ngày Lao động (1/tháng Năm),
    • lễ Vua Đi cày (5/tháng Năm),
    • ngày Sinh nhật Quốc Vương Sihamoni (13-15/tháng Năm),
    • ngày Sinh nhật Cựu Hoàng hậu Monineath Sihanouk (18/tháng Sáu),
    • ngày công bố Hiến pháp (24/tháng Chín),
    • lễ Pchum Ben (nghỉ 3 ngày trong tháng Mười),
    • ngày Quốc Vương Sihamoni lên ngôi (29/tháng Mười),
    • ngày Sinh nhật Cựu Vương N.Sihanouk (31/tháng Mười),
    • lễ Nước (còn gọi là Lễ Đua thuyền, thường nghỉ 4 ngày trong tháng Mười Một),
    • ngày Nhân quyền Quốc tế (10/tháng Mười Hai).


    - Đơn vị tiền tệ: Riel, 01 đô la = 4.092,5 Riel (2005). Tiền Đồng (Việt Nam) và tiền Baht (Thái Lan) có thể dùng ở các tỉnh biên giới.

    - Tài nguyên chính của Cămpuchia là rừng, nước và khoáng sản.

    Rừng chiếm khoảng 70% diện tích.

    Lưu vực sông Mekong và Tonle Sap là những khu vực màu mỡ nhất, chiếm khoảng 20% tổng diện tích của Cămpuchia. Đường bờ biển trong vịnh Thái Lan cũng rất nổi tiếng với rừng đước ngập mặn.

    Khoáng sản có đá quý (đá sa-phia, ru-bi), quặng sắt, măng-gan, bô-xít, dầu mỏ....


    - Phong tục tập quán: người Cămpuchia sống kín đáo, giản dị và nhã nhặn. Họ thường chào nhau theo kiểu truyền thống là chắp hai tay vào nhau như cầu nguyện, đầu hơi cúi. Họ coi trọng gia đình hạt nhân, trong đó người phụ nữ đóng vai trò chính; gia đình bên vợ quan trọng hơn gia đình bên chồng. Khi đi dự đám cưới nên mặc quần áo nhiều màu sắc, tránh màu đen và trắng. Đám cưới thường mời 9 nhà sư đến làm lễ từ sáng sớm.


    Những người Cămpuchia theo đạo Phật tin rằng không thể tránh khỏi cái chết và họ tin vào một cuộc sống sau khi chết và sự đầu thai. Khi một người chết đi, nếu chết tại nhà thì xác của họ được giữ lại từ 3 đến 7 ngày trước khi thiêu hủy, nếu chết ở ngoài thì xác được đưa vào chùa để hỏa táng trong vòng 1 tuần.


    Lịch sử vắn tắt
     
     
     
    Lịch sử hình thành:

    Vương quốc Khmer ra đời vào cuối thế kỷ thứ 9 trên lãnh thổ của Phù-nam và Chân-lạp trước đây. Kinh đô lúc đó là Angkor. Từ cuối thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 13, Vương quốc Khmer phát triển cực thịnh. Từ thế kỷ 13 đến nửa đầu thế kỷ 19, các cuộc nội chiến và chinh phục của ngoại bang đã làm cho Vương quốc Khmer suy yếu.


    Những giai đoạn lịch sử quan trọng:

    - Những năm 60 của thế kỷ 19 thực dân Pháp vào Đông Dương. Năm 1863, Pháp buộc Vua Norodom phải ký Hiệp ước đặt Cămpuchia dưới sự bảo hộ của Pháp và đến 1884 Cămpuchia hoàn toàn trở thành thuộc địa của Pháp.

    - Năm 1941, Sihanouk lên ngôi đã vận động đấu tranh giành lại nền độc lập cho Cămpuchia. Ngày 9/11/1953, Pháp tuyên bố trao trả độc lập cho Cămpuchia. Tháng 4/1955, Sihanouk thoái vị nhường ngôi Vua cho cha là Norodom Suramarith để thành lập Cộng đồng xã hội bình dân. Trong cuộc tuyển cử 9/1955, Cộng đồng xã hội bình dân đã giành được thắng lợi lớn, Sihanouk trở thành Thủ tướng, mọi quyền lực tập trung vào tay ông. Năm 1960, Quốc vương Norodom Suramarith qua đời, Sihanouk được Quốc hội bầu làm Quốc trưởng Cămpuchia.


    - Ngày 18/3/1970, Lon Nol – Siric Matak, được sự hậu thuẫn của Mỹ đảo chính Sihanouk, thành lập “Cộng hoà Khmer” (10/1970). Sihanouk và Hoàng tộc sang cư trú tại Trung Quốc và sau đó thành lập Mặt trận đoàn kết dân tộc Cămpuchia (FUNK) và Chính phủ đoàn kết dân tộc Vương quốc Cămpuchia (GRUNK) đặt trụ sở tại Bắc Kinh.


    - Ngày 17/4/1975, Pol Pot lật đổ chế độ cộng hoà của Lon Nol, thành lập nước “Cămpuchia dân chủ”, thực hiện chế độ diệt chủng tàn khốc nhất trong lịch sử của Cămpuchia.


    - Ngày 02/12/1978, Mặt trận giải phóng dân tộc Cămpuchia ra đời, do Heng Samrin làm Chủ tịch; ngày 7/1/1979, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, đã lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot – Iêng Xary, thành lập nước “Cộng hoà Nhân dân Cămpuchia”, năm 1989 đổi thành “Nhà nước Cămpuchia”.


    - Ngày 23/10/1991, Hiệp định hoà bình Cămpuchia được ký kết giữa 19 nước và 4 phái Cămpuchia tại thủ đô Paris (Pháp). Ngày 23-25/5/1993, tổng tuyển cử ở Cămpuchia do Liên hiệp quốc tổ chức. Ngày 24/9/1993, Quốc hội mới và Chính phủ liên hiệp CPP-FUNCINPEC được thành lập, tên nước đổi thành Vương quốc Cămpuchia. N.Sihanouk lần thứ hai lên ngôi Vua.


    - Ngày 26/7/1998, tổng tuyển cử lần thứ hai. Chính phủ Hoàng gia tiếp tục là chính phủ liên hiệp giữa CPP và FUNCINPEC.


    - Ngày 27/7/2003, tổng tuyển cử lần thứ ba. Tuy nhiên, mãi đến ngày 15/7/2004, chính phủ liên hiệp nhiệm kỳ 3 giữa CPP và FUNCINPEC mới được thành lập do Xăm-đéc Hun Sen làm Thủ tướng.


    - Ngày 6/10/2004, Quốc vương Sihanouk tuyên bố thoái vị; ngày 14/10/2004, Hội đồng Ngôi Vua bầu Hoàng tử Norodom Sihamoni làm Quốc vương mới. Ngày 29/10/2004, Quốc vương Sihamoni chính thức đăng quang.



    Thể chế chính trị.
     
     
     

    Thể chế chính trị:

    Cămpuchia theo chế độ quân chủ lập hiến, đa nguyên chính trị, và nền kinh tế thị trường. Đứng đầu nhà nước là Vua, biểu tượng của sự đoàn kết và thống nhất dân tộc.
    Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp.


    Hành pháp:
    - Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng Hun Sen (từ 14/01/1985) và 7 Phó Thủ tướng.
    - Các thành viên Chính phủ do Vua ký sắc lệnh bổ nhiệm.


    Lập pháp: lưỡng viện.

    - Quốc hội: nhiệm kỳ 3 gồm 123 ghế, bầu theo chế độ phổ thông đầu phiếu (CPP được 73, FUN 26, SRP 24), nhiệm kỳ 5 năm; do Xăm-đéc Heng Samrin làm Chủ tịch.

    - Thượng viện: gồm 61 ghế (2 do Quốc vương và 2 do Quốc hội chỉ định, 57 ghế do bầu), nhiệm kỳ 5 năm; do Xăm-đéc Chea Sim làm Chủ tịch.


    Tư pháp: gồm Hội đồng thẩm phán tối cao (được Hiến pháp quy định, thành lập 12/1997); Toà án tối cao và các toà án địa phương.


    Các đảng chính trị: Cămpuchia hiện có khoảng 60 đảng chính trị, trong đó Đảng Nhân dân Cămpuchia (CPP) và Đảng Mặt trận đoàn kết dân tộc vì một nước Cămpuchia độc lập, trung lập, hoà bình và thống nhất (FUNCINPEC) là hai đảng lớn đang liên minh cầm quyền ở Cămpuchia; Đảng Sam Rainsy (SRP) là đảng đối lập chính.


    Chính sách đối ngoại.
     
     
     
    Chính sách đối ngoại:

    Theo quy định của Hiến pháp, Cămpuchia thực hiện chính sách trung lập, không liên kết vĩnh viễn, không xâm lược hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Cămpuchia đã trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN (4/1999), thành viên chính thức thứ 148 của WTO (10/2004); gia nhập ASEM tại Hội nghị cấp cao ASEM 5 ở Hà Nội tháng 10/2004; là thành viên của các tam, tứ giác phát triển (Tam giác Ngọc bích Thái-Lào-Cămpuchia, Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Cămpuchia, Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, Chiến lược hợp tác kinh tế ACMECS, Chương trình phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang Đông Tây WEC).

    Cămpuchia chú trọng quan hệ với các nước, chủ yếu là các nước tài trợ, các nước láng giềng và hội nhập khu vực.

    Hiện Cămpuchia đang vận động gia nhập tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và dự kiến sẽ ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2013-2014.

    http://www.vietnamembassy-cambodia.org/nr100518084715/ns100521141154

7 nhận xét:

  1. ngày đầu Năm Mới (01/tháng Một),
    ngày lật đổ Chế độ Diệt chủng (7/tháng Một),
    ngày Meaka Bochea (2/tháng Hai),
    ngày Quốc tế Phụ nữ (8/tháng Ba),
    tết Năm Mới của người Khmer (thường nghỉ 4 ngày trong tháng Tư),
    ngày Lao động (1/tháng Năm),
    lễ Vua Đi cày (5/tháng Năm),
    ngày Sinh nhật Quốc Vương Sihamoni (13-15/tháng Năm),
    ngày Sinh nhật Cựu Hoàng hậu Monineath Sihanouk (18/tháng Sáu),
    ngày công bố Hiến pháp (24/tháng Chín),
    lễ Pchum Ben (nghỉ 3 ngày trong tháng Mười),
    ngày Quốc Vương Sihamoni lên ngôi (29/tháng Mười),
    ngày Sinh nhật Cựu Vương N.Sihanouk (31/tháng Mười),
    lễ Nước (còn gọi là Lễ Đua thuyền, thường nghỉ 4 ngày trong tháng Mười Một),
    ngày Nhân quyền Quốc tế (10/tháng Mười Hai).
    Cộng 9 ngày nghỉ chính thức của VN nữa, nhiều quá Cg ơi! Heeeeeeeee

    Trả lờiXóa
  2. Gần 30 ngày nghỉ cộng thêm 52 ngày Chúa Nhật nữa đó Bicon à.

    Trả lờiXóa
  3. Thứ 7 thì doanh nghiệp sản xuất kg có nghỉ, chỉ có nhà nước nghỉ cả ngày thứ 7 còn một số doanh nghiệp cao cấp thì nghỉ chiều thứ 7

    Trả lờiXóa
  4. Bi được nghỉ ngày thứ bẩy, vẫn hưởng lương ...100% Sướng chưa?

    Trả lờiXóa
  5. Cám ơn Huỳnh Trần đã cho biết thêm về xứ sở láng giềng này.

    Trả lờiXóa
  6. Interesting về những tin tức hửu ích của đất nước nầy. Dân số sao mà ít vậy ta, như vậy là dân VN quá đông rồi. Nghe nói rằng người T.Quốc từ vài năm trước đây và hiện nay đến định cư ở Campuchia nhiều lắm, họ mua đất làm đồn điền, xây dựng lâu dài...và đem dân TQ đến ngày càng tăng, ho buôn bán, mua nhà, mua đất ở khắp nơi. E rằng một ngày kia dân Campuchia sẽ tự nhiên biếnmất hết và chỉ còn người Tàu đội lớp người Campuchia.

    Trả lờiXóa

Bạn từ đâu đến..



Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

free counters


Pageviews: 374,323 - 23/09/2016

Sắc tím Đài Đông

Sắc tím Đài Đông

Sương khói




Suy tư vầng trán thêm gầy
Em ơi! khói thuốc vàng tay vẫn buồn..





Và mây vẫn trôi giữa dòng đời.......
................ bụi bặm...
..... Người đi qua đời.. chợt.. ...
............cũ đến chẳng còn quen.......
................. TTM