Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Ba ba và quả dừa trong bệnh trĩ

http://ngocuong1960.multiply.com/journal/item/469/469

    Một bệnh nhân công tác ở Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định tâm sự rằng lâu nay anh rất khổ tâm về bệnh trĩ nội của mình, cứ sau mỗi lần đại tiện, anh run sợ, vã mồ hôi vì mất máu, tuy anh cũng đã điều trị nhiều lần mà bệnh vẫn không khỏi. Nhân chuyến công tác ở Quảng Ngãi, các bạn mời anh nhấm tí chút, anh nói thực, mình có bệnh trĩ, cương quyết từ chối.


    Bạn anh nói như khẳng định: Với bài thuốc, ba ba một con khoảng 500-600g, cắt cổ lấy huyết cho vào cốc có ít rượu để sẵn, khuấy đều và uống ngay.
    Chặt đứt đầu ba ba cho vào một quả dừa xanh để nguyên vỏ có độ cơm vừa ăn được, không già, không non.


    Chặt một phần trên quả dừa để làm nắp, cho đầu ba ba vào dừa, đậy nắp kín, trát đất bùn xung quanh nắp, đun sôi bằng lửa than bếp trong một ngày.


    Tối, trước khi ngủ đem dừa trên bếp xuống, lấy nắp ra, đặt trùm lên quả dừa một phễu bằng giấy cacton cứng, đặt dưới hậu môn để xông (nếu cần có một ghế lỗ tròn để ngồi xông). Cứ như vậy xông liên tiếp các ngày đến khi cạn khô nước trong quả dừa, thì thôi. Thật không ngờ sau một thời gian, anh đã khỏi bệnh, đã 3-4 năm rồi anh không bị lại và anh đã chỉ giúp cho 4-5 bệnh nhân có bệnh trĩ như anh kiên trì điều trị đạt kết quả tốt.


    Cây dừa cho 2 loại quả: dừa xiêm và dừa ta.

    Dù là dừa xiêm hay dừa ta đều cho ta một loại thực phẩm rất quý và nguyên liệu trong công nghiệp chế biến xà phòng.


    Thường trong y học, dừa giúp ta chế phẩm các thuốc đạn (đạn cho vào hậu môn khi sốt cao, khi đau nhức xương khớp, khi táo bón ở trẻ em và người lớn chúng ta thường dùng hàng ngày), đọt dừa non là một loại rau ăn rất tốt, nước dừa để lên men cho ta một loại rượu đặc biệt... Dừa còn là một huyết thanh thay thế được dịch truyền. ở các bệnh viện quân y dã chiến thường dùng nước dừa (thận trọng trong khâu vô trùng) để truyền trong các bệnh nội khoa mất nước cấp tính, có rối loạn điện giải. Dừa cũng được coi như một loại thuốc quí trong chữa các bệnh về tim mạch, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp và được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.


    Thân ba ba dài có thể đến 1m, mỗi chân có 3 móng (khác biệt đối với rùa phiến giáp bụng hở, không liền với mai lưng, mai phủ một lớp da mềm, mồm dài thành vòi thịt cử động được. Thường sống ở nước ngọt. Ba ba cho ta các vị thuốc vì có keratin, iot, vitamin D. Mai ba ba (miết giáp hoặc miết xác), đầu ba ba (miết đầu), máu ba ba (miết huyết), cao nấu từ mai ba ba gọi là miết giáp giao - đều được dùng làm thuốc.


    Ba ba có vị mặn, tính hàn, vào ba kinh can, phế, tỳ, không độc, có tác dụng dưỡng âm, nhuận tràng, chống táo bón, ba ba chữa được bệnh lao, suy nhược cơ thể, đau nhức xương khớp, đau lưng do sỏi đường tiết niệu, đầy hơi, ăn chậm tiêu, tiêu chảy, v.v... Phụ nữ có thai không được dùng. Liều uống mỗi ngày 10-30g dạng cao sắc.


    Thời gian qua cũng đã có rất nhiều công trình, phương pháp điều trị bệnh trĩ nội hoặc ngoại bằng y học cổ truyền, hoặc bằng tây y. Đó đây cũng đã có nhiều trường hợp thành công nhưng tỷ lệ tái phát thường xảy ra. Việc điều trị bằng phương pháp ngoại khoa gây nhiều khó khăn và phức tạp cho người bệnh, như phải nhịn ăn nhiều ngày, phải uống thuốc chống đi phân lỏng, trong thời gian trước, trong và sau điều trị, bệnh nhân phải hạn chế việc đại tiện, kiêng khem tuyệt đối trong ăn uống.


    Y học phương đông cũng đã đạt được một số kết quả đáng mừng, nhưng việc thực hiện với bệnh nhân đều có nhiều khó khăn. Việc dùng máu ba ba với rượu để uống, và đun nấu đầu ba ba trong dừa chỉ bằng lửa than ngày này qua ngày khác cũng là việc gặp ít nhiều khó khăn và phức tạp. Do đó trong điều trị bệnh trĩ dù là nội khoa hay ngoại khoa bệnh nhân phải kiên trì, chịu khó và có lòng tin.


    BS. Trang Xuân Chi

1 nhận xét:

  1. Cách chữa các bệnh thường gặp cho ba ba
    (Ngày cập nhật 23/06/2008)

    Ba ba nuôi có nhiều loại bệnh. Công tác nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm chữa bệnh cho ba ba ở nước ta triển khai còn ít. Bước đầu chúng tôi xin giới thiệu những kết quả đã nghiên cứu và tổng kết được về cách chữa một số bệnh thường gặp và gây hại nhất đối với ba ba là bệnh nấm thuỷ mi, bệnh kí sinh đơn bào và bệnh viêm loét do nhiễm khuẩn.


    Bài từ Tủ sách Khoa học VLOS.

    Ba ba nuôi có nhiều loại bệnh. Công tác nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm chữa bệnh cho ba ba ở nước ta triển khai còn ít.

    Bước đầu chúng tôi xin giới thiệu những kết quả đã nghiên cứu và tổng kết được về cách chữa một số bệnh thường gặp và gây hại nhất đối với ba ba là bệnh nấm thuỷ mi, bệnh kí sinh đơn bào và bệnh viêm loét do nhiễm khuẩn.

    1.Chữa bệnh nấm thủy mi và kí sinh đơn bào:

    Bệnh nấm thuỷ mi: lúc đầu trên da, cổ, chân của ba ba xuất hiện những vùng trắng xám, trên đó có các sợi nấm mềm. Sau vài ngày sợi nấm phát triển thành búi trắng như bông, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, để dưới nước nhìn rõ hơn ở trên cạn. Khi ba ba bị viêm loét, trên vết loét có thể do nấm kí sinh phát triển làm cho bệnh nặng thêm, dễ chết hơn. Khả năng lây lan của bệnh này rất nhanh.

    Bệnh kí sinh đơn bào: do loại kí sinh trùng có dạng hình chuông hoặc hình phểu lật ngược kí sinh trên da, trên cổ và kẽ chân ba ba. Khi bệnh phát triển nhiều, mắt thường có thể nhìn thấy được như sợi bông, nhưng dễ nhầm với nấm thuỷ mi nếu không kiểm tra qua kính hiển vi. Ba ba con bị bệnh này nhiều hơn ba ba lớn.

    Cách chữa chung cho 2 loại bệnh này là:

    Bắt ba ba bệnh thả vào chậu, tắm bằng thuốc xanh malachit nồng độ 2-4ppm (2-4g/m3 nước) trong 1-2 giờ. Nếu cần chữa cho cả đàn ba ba trong ao thì rắc thuốc xanh malachit xuống ao với liều lượng 0,05 – 0,10ppm (0,05 – 0,10g/m3) mỗi tuần rắc 1 lần cho đến khi hết bệnh.

    Nếu xử lý kịp thời, có thể chữa khỏi 100% số ba ba mắc bệnh.

    2. Chữa bệnh viêm loét do nhiễm khuẩn:

    Bệnh này có nơi còn gọi là bệnh nấm bã đậu. Ao nuôi bị bẩn thường sinh ra bệnh này. Nguyên nhân sâu xa là do ba ba cắn nhau hoặc bò leo, vận chuyển, đánh bắt bị xây sát da, sau đó vết thương bị cảm nhiễm bởi các vi khuẩn Aeromonas hydrophyla và Pseudomonas sp. gây viêm loét. Vết loét không có hình dạng và kích cỡ nhất định, thường thấy ở cổ đầu, lưng, bụng, chân của ba ba. Miệng vết loét bị xuất huyết. Các vết loét sâu bị đóng kén bên trong, khêu miệng vết loét bóp ra những cục trắng như bã đậu, cỡ nhỏ như hạt tấm, cỡ to có thể bằng hạt đậu, hạt ngô.

    Ba ba bị bệnh này có màu da không bình thường, tựa khô da, mắt xuất huyết màu đỏ, móng chân hay bị cụt, hay nổi lên mặt ao hoặc bò lên bờ, phản ứng chậm chạp yếu ớt. Sau khi bị bệnh 1-2 tuần có thể chết. Ao bị bệnh nhẹ thỉnh thoảng thấy có 1-2 con bị chết, ao bị bệnh nặng có thể chết tới 30-40% số ba ba trong ao.

    Bệnh này có thể chữa khỏi được 70-80% với những cách chữa như sau:

    Tắm cho ba ba bệnh bằng các loại thuốc kháng sinh như Chloramphenicol, Tetracycline, Furazolidon với liều lượng 20-50ppm từ 6-12 giờ một ngày, tiến hành liên tục 3-5 ngày.

    Dùng đầu kim, đầu panh cậy vẩy các vết loét, bóp sạch kén trắng ra, dùng bông cồn lau sạch miệng vết loét, sau đó rắc một trong các loại thuốc kháng sinh nêu trên vào lỗ thủng, rồi dùng thuốc mỡ kháng sinh bôi bên ngoài để giữ thuốc bột lại. Một số nơi còn chữa bằng thuốc chống lao Rifamicin có hiệu quả nhanh. Bôi thuốc xong để ba ba vào chỗ yên tĩnh , tách riêng từng con không cho cắn nhau , tốt nhất là để vào cát ẩm. Sau vài ngày khi thấy miệng vết thương đã khô và co lại thì có thể bắt ba ba thả trở lại ao nuôi.

    Ngoài ra , khi thấy ba ba có nhiều vết sưng đỏ có thể tiêm thuốc kháng sinh Chloramphenicol với liều lượng 100 – 150 mg/kg hoặc tiêm Streptomycin với liều 50-100mg cho 01 kg ba ba . Cần tiêm liền 2-3 lần trong 01 tuần . Một số người đã chữa khỏi bệnh cho ba ba bằng cách này.

    Trả lờiXóa

Bạn từ đâu đến..



Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

free counters


Pageviews: 374,323 - 23/09/2016

Sắc tím Đài Đông

Sắc tím Đài Đông

Sương khói




Suy tư vầng trán thêm gầy
Em ơi! khói thuốc vàng tay vẫn buồn..





Và mây vẫn trôi giữa dòng đời.......
................ bụi bặm...
..... Người đi qua đời.. chợt.. ...
............cũ đến chẳng còn quen.......
................. TTM