Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Hai ngày cuối năm 2011..





Khi gặp nhau, người ta thường hay hỏi "nghề nghiệp" của nhau. Ngày xưa tôi chỉ đơn giản nghĩ danh từ kép đó chỉ một công việc mà mình đang làm thôi. Nhưng bây giờ ngẫm lại, cái nghề và cái nghiệp nó vận vào và theo con người ta suốt cả cuộc đời...

Ngay trong truyện Kiều, cụ Nguyễn Du cũng mở đầu bằng hai câu:
    Đã mang lấy nghiệp vào thân,
    Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.

Nghề nào cũng vất vả cả, có điều nghề của tôi thì đôi khi không có ngày nghỉ tết Tây.. Từ hôm 30/12 thì tôi bận rộn cho đến hôm nay thế là hết hai ngày cuối năm và ngày đầu năm 2012..
Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Bà Cố.

Rating:
Category:Books
Genre: Biographies & Memoirs
Author:TTM

Tôi về nhà

Đọc tiếp ...

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Chuyện phiếm về giao thông ở Canada.

    Vừa vào đọc, thấy chuyện viết về giao thông này, lại nhớ tới giao thông ở VN mình.
    Biết bao giờ VN mình mới tốt lên đây!!


    ,,


    Chuyện phiếm về giao thông ở Canada


    Ở Canada, nếu bạn thấy buồn phiền bất cứ điều gì, dù là bị làm ồn, thấy người lạ khả nghi, thấy chó chạy rong hay bị người yêu “đá”, thì chỉ việc gọi cho cảnh sát. Họ sẽ đến giải quyết ngay tức khắc.

    Một đường phố ở Vancouver, bang British Columbia, Canada. Ảnh: Environment Canada


    Chuyện phiếm đầu tiên là về cảnh sát.

    Nếu bị mấy anh cảnh sát “hỏi thăm”, tiếng Anh gọi là bị “pull over”. Việc đầu tiên là bạn cứ ngồi yên trong xe, kéo kính xe xuống rồi chờ họ lại kiểm tra giấy tờ và nêu lý do dừng xe bạn. Họ không thích bạn bước ra khỏi xe đâu đó.

    Thường thì cảnh sát không được tự ý dừng xe bạn. Họ sẽ chạy phía sau, kiểm tra biển số xe bạn trên máy tính. Nếu phát hiện có vấn đề gì thì họ mới mở đèn chớp lên và lúc đó thì bạn nên tấp vào lề đường càng sớm càng tốt. Canada quản lý xã hội rất hay. Tất tần tật mọi việc đều hiện thị trên máy tính, từ động vật, chiếc xe đến con người.

    Trước khi có bằng lái tôi thì cũng chạy xe không có bằng khoảng gần nửa tháng. Rất may là không gặp cảnh sát. Từ đó tới giờ tôi bị “hỏi thăm” một lần. Lần đó, tôi mượn xe của bạn cùng nhà để đi làm. Cậu ta bị tước bằng lái tạm thời do lái xe trong tình trạng có hơi men. Cảnh sát kiểm tra biển số xe xong thì lập tức dừng xe tôi lại (chắc là họ tưởng chủ xe lái). Tôi có bằng lái đàng hoàng nên cũng không sao. Ở Canada, lái xe khi đã uống rượu bia là tội không nhẹ tí nào cả. Bạn cùng nhà tôi bị tước bằng lái ba tháng, đóng phạt 5.000 USD, ra tòa mấy bận, phải ngồi nghe giảng về luật lệ giao thông đủ 12 tiếng rồi phải đi thi lại lý thuyết. Đó là chưa nói đến say xỉn mà gây tai nạn đấy nhé. Tôi nghe nói khi đó sẽ bị khép vào tội “cố ý giết người”, bởi vì biết uống rượu bia khi lái xe sẽ gây nguy hiểm cho người khác mà vẫn cố tình tiếp tục.

    Cảnh sát bên này rất lịch sự, đàng hoàng. Câu đầu tiên bạn được nghe khi gặp họ là “Hello! How are you doing today?”. Ở đây, mỗi thành phố chỉ có một trụ sở cảnh sát duy nhất, phụ trách mọi thứ như tuần tra giao thông, hành chính, trật tự... và họ luôn bị dân chúng “làm phiền”. Nếu bạn thấy buồn phiền bất cứ điều gì, như là bị chó hàng xóm ị trước nhà, bị làm ồn, thấy người lạ khả nghi, thấy chó chạy rong, bị người yêu "đá"... thì chỉ việc gọi cho họ. Họ sẽ đến giải quyết ngay lập tức. Vào mùa đông, lúc tuyết đang rơi, nếu bạn không có xe, muốn đi đâu mà sợ tốn tiền taxi thì chỉ việc đi bộ ngoài đường. Nếu cảnh sát gặp bạn, họ sẽ lập tức dừng lại và cho bạn quá giang.



    Chuyện tiếp theo là về biển báo dừng ở ngã ba, ngã tư.


    Thông thường, tại các giao lộ không có đèn giao thông sẽ có biển báo dừng này. Nếu chỉ thấy biển báo dừng mà không có biển báo phụ thì nghĩa là đang ở đường nhỏ giao cắt với đường lớn, phải nhường các xe khác ở đường lớn. Còn nếu có biển phụ như “3-way” hoặc “4-way” thì nghĩa là đường đồng cấp, xe nào dừng ngay vạch tại giao lộ trước thì được đi trước. Chuyện này nghe thì đơn giản nhưng thực tế không đơn giản tí nào. Thử tưởng tượng, bốn chiếc xe từ bốn hướng mà tới giao lộ cùng lúc thì thật là gay go, chẳng biết ai được đi trước, phải chạy quen thì mới phân biệt được. Nhớ hồi tôi mới chạy xe bên này, mỗi lần tới giao lộ luôn phải tập trung cao độ. Có khi mải lo nói chuyện nên quên, thế là cứ lóng nga lóng ngóng. Còi xe bên này chỉ dùng để thể hiện thái độ không vừa lòng với xe khác. Mỗi khi nghe tiếng còi tôi đều giật mình, xem lại mình có đi ẩu, đi sai gì không.

    Ở Canada, xe buýt chở học sinh và khách bộ hành được ưu tiên số một. Xe buýt trường học được xem là vua ở trên đường. Xe được phép dừng giữa đường cho học sinh lên xuống, các xe khác từ hai chiều đều phải dừng lại từ xa. Khách bộ hành thì luôn được ưu tiên qua đường mà không phải lo ngại xe cộ (dĩ nhiên trừ đường cao tốc). Việc của các tài xế bên này không phải là chú ý xe khác mà chỉ là chú ý xem có người nào muốn qua đường không và phải dừng lại để nhường họ ngay nếu không muốn nghe la ó. Có lần, do tôi mải nói chuyện, không để ý người qua đường, thế là bị chỉ trích ngay, lại còn được "khuyến mãi" thêm đôi mắt hình viên đạn.


    Người Canada có câu “Children see, children do”, nghĩa là trẻ con thấy người lớn làm thế nào thì chúng cũng bắt chước y như thế. Người lớn luôn làm đúng thì trẻ con cũng bắt chước theo làm đúng, rồi con cái của chúng cũng bắt chước theo mà không cần nhồi nhét vào đầu chúng phải làm thế này thế kia. Cứ như vậy từ thế hệ này qua thế hệ khác, tự nhiên xã hội sẽ trở nên văn minh hơn.

    Phạm Văn Phước

    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/nguoi-viet-5-chau/2011/11/chuyen-phiem-ve-giao-thong-o-canada/

Đọc tiếp ...

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Lô-en 2011 Tập 3 : Nung Ninh ánh đèn.. hiiiiiiiiiiii




Điệu toàn tập đây !

Nhưng nhìn lại thì Khúc hẻm thèm chụp chung
với pà già này :(( nên hẻm có tấm nào 2 người cả....:(((((










Đọc tiếp ...

Lô-en 2011 Tập 2!!! heeee




Ăn ngon ngon nhé!
Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Lô-en 2011 Tập 1 đó nha!!!




Mùa Lô-en rất nhớ đó !!!










Thông cảm cho bà già nha! Tối hôm đó về tới nhà còn tán đủ chiện, trễ, nên đi ngủ.

Ngày hôm qua đi Biên Hòa làm việc cả ngày, về thì đoàn quay phim của Lâm lấy cảnh nhà quay cho chương trình vẫn chưa xong, thế là cả nhà lại chạy ra Q1 đi ăn và đi qua cầu Thủ Thiêm (không chụp hình) về thì qua hầm Thủ Thiêm (có chụp dzài tấm.. hee). Tối về post được chục tấm... lại đi ngủ.

Khuya thức giấc, vừa làm việc vừa post.. , post tất tần tật, post mà không có sửa ngược xuôi gì hết á!!! hihiiii
Mới xong Tập 1 hình chiều. Tập 2 hình tối chờ xem nha! heee

Rồi Bống, Khúc.. cứ chọn và post lên cho dzui nhé!
Bà già chưa rãnh đâu. Bận tới chiều và lên sân bay bay cái vèo là lại đi xa VN nữa đó.

Chúc cả nhà dzui dzẻ nha!

TTM
Mùa Lô-en rất nhớ đó!
Bà già sẽ viết một entry tình cẻm sau nhé! heeee

Đọc tiếp ...

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Học Phật Quần Nghi.

http://www.daophatngaynay.com/viet/batdau/hoi-4-hocphat.htm
HỌC PHẬT QUẦN NGHI

(Giải thích những nghi vấn trong Phật
học)


Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm



Phân Viện Viên Cứu Phật Học dịch

















Mục lục 75 câu vấn đáp Phật học


1. Tín ngưỡng Phật giáo có nhất định phải
quy y Tam Bảo hay không ?


2. Có nhất định phải nhìn thấy hồng trần rồi
sau mới có thể học Phật hay không ?

3. Phải chăng học Phật cũng cần đến tri thức
và học vấn ?

4. Thờ Phật tại gia có cần phải kiêng kị gì
không ?

5. Học Phật có cần phải vứt bỏ những hưởng
thụ trong cuộc sống hiện hữu hay không ?

6. Các Phật tử quan niệm ăn uống như thế nào
?

7. Định nghĩa và phạm vi của sát sinh ?


8. Vì sao phóng sinh ? Phóng sinh như thế nào ?

9. Phật tử kiếm tiền với thái độ như thế nào
?

10. Phật tử có thể sinh hoạt tình cảm không ?

11. Phật tử nên cử hành nghi thức tang lễ như
thế nào ?

12. Làm Phật sự như thế nào ?

13. Cư sĩ có thể nhận quà tặng của nhà chùa
hay không ?


14. Cư sĩ tại gia lập bàn thờ Phật như thế nào
?

15. Tiến hành khóa tụng ở nhà như thế nào ?

16. Có thể tiêu trừ tai họa và kéo dài tuổi thọ
không ?

17. Có công dụng gia trì hay không ?

18. Các bậc đại tu hành có thể tiêu trừ nghiệp
chướng cho chúng sanh được không?

19. Trì chú có công hiệu hay không ?


20. Phật giáo có tin thuyết kiếp số hay không ?

21. Làm thế nào để người ta tin luật nhân quả
trong 3 đời ?

22. Quan điểm của Phật giáo về vấn đề phong
thủy, tướng mạng

23. Niệm Phật một tiếng, tội giảm như cát
sông- có đúng không ?

24. Mang nghiệp vãng sinh có phải là trốn nợ
không ?

25. Thế nào gọi là niệm Phật nhất tâm bất loạn
?


26. Người niệm Phật thấy tướng tốt thì làm
thế nào ?

27. Khi mệnh chung thấy điềm lành có phải là
triệu chứng của giải thoát không ?

28. Làm thế nào để phân biệt ma cảnh với sự
tiếp dẫn lúc lâm chung ?

29. Thân trung ấm là gì ?

30. Thuyết anh linh gây họa căn cứ hay không ?

31. Quan điểm của Phật giáo đối với linh môi
như thế nào ?


32. Quan điểm của Phật giáo đối với thần thông
và quyền năng siêu nhân.

33. Ngũ nhãn (5 con mắt) là gì ?

34. Quan niệm thọ ký của Phật giáo như thế nào
?

35. Phật có phải là vạn năng hay không ?

36. Sau khi thành Phật, còn thọ báo hay không ?

37. Trước độ chúng sanh, hay là trước thành Phật
đã ?


38. Vì sao Phật phải độ chúng sanh ?




 


39. Kết thiện duyên rộng rãi là nghĩa thế nào
?

40. Ý nghĩa của kết duyên và liễu duyên.


41. Thần đạo có phải là Phật giáo không?

42. Ý ngghĩa của việc gọi Phật giáo là vô thần
luận là thế nào ?

43. Thượng đế của Nhất thần giáo là giả hay
thực ?

44. Mật giáo là gì ?

45. Mật giáo thịnh hành, Phật giáo có bị diệt
vong hay không ?

46. Nhật Liên chánh tôn và Nhất quán đạo có phải
là Phật giáo hay không ?


47. Anh có phải là Phật tử không ?

48. Làm thế nào để phân biệt kinh Phật thật
hay giả ?

49. Phật giáo thích ứng thế nào với yêu cầu
tín ngưỡng của dân gian ?

50. Trốn tránh và từ bỏ có gì giống nhau ?

51. Cá nhân tự tu và tập thể cùng tu có gì
khác nhau ?

52. Những bậc đại tu hành có nhất thiết phải
đóng cửa ?


53. Lựa chọn minh sư như thế nào ?

54. Làm thế nào để thâm nhập vào một môn ?

55. Thế nào là chuyên tu và tạp tu ?

56. Như thế nào là đạo dễ tu hành và đạo khó
tu hành.

57. Im hơi lặng tiếng có phải là tu hành nhẫn
nhục ?

58. Học thiền suốt đời không 'ngộ' thì làm thế
nào ?


59. Đời này không hiểu đạo thì lại phải 'đội
lông, đeo sừng' có thật như vậy không?

60. 'Có nhiều vị Tăng trước cửa địa ngục' nói
như vậy có đúng không ?

61. 'Học Phật càng lâu, rời Phật càng xa' có đúng
không ?

62. Chữ VẠN có ý nghĩa gì ?

63. Hoa sen biểu thị cái gì trong Phật giáo ?

64. Đốt đỉnh đầu, đốt cánh tay, đốt ngón
tay có cần thiết không ?


65. Học Phật tại gia và học Phật xuất gia có
gì khác nhau ?

66. Có thể tiếp tục duy trì truyền thống lấy
Tăng chúng làm trọng tâm của Phật giáo được không ?

67. Trong xã hội tương lai còn có người xuất
gia không ?

68. Quan điểm của Phật giáo đối với địa vị
của nữ giới ?

69. Quan điểm của Phật giáo đối với các hiện
tượng thần bí như thế nào ?

70. Có thể dùng hiện tượng vật lý để giải
thích kinh nghiệm thần bí không ?


71. Có nên dùng quan điểm khoa học để giải thích
Phật pháp không ?

72. Quan điểm Phật giáo về sinh mạng con người
có hợp với khoa học hay không

73. Thế giới quan Phật giáo có hợp với khoa học
hiện đại không ?

74. 'Thánh ngôn lượng' mà Phật nói có chịu được
khảo nghiệm không ?

75. Quan điểm của Phật giáo đối với ngày 'tận
thế'.






LỜI GIỚI
THIỆU

Đọc tiếp ...

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Bà già đi học làm Baner cho Facebook nè..






Hôm qua thấy chị Haphan treo note phe phang là đã làm baner mới bên FB, nhưng vì bận việc nên tôi cũng chưa vào FB tìm hiểu nữa. Sáng nay online chào nhà mới của Bống ở GB, thì Bống nói "M đổi baner ở FB của M đi..."

Thật ra thì ở Facebook tôi chỉ tạo ra để có nơi ghé thăm và xem con, các cháu ở bên FB xem chúng ra sao thôi, chứ cũng không có post gì ở bên ấy. Nhưng hôm nay thấy nhà của Bống, chị Haphan và Khúc xinh xinh.. thì Bà già lại tham sân si.. nổi óc tò mò tham học, mà ở FB thì không có sẵn các chức năng dễ thấy mà tạo baner... Huhu.. vì thế Bà già bất đắc dĩ ôm sách vở làm học trò online của hai Cô Giáo Bống & Khúc....

Sau khi mò mẫm xong, bà già tranh thủ tí giờ trưa, mới vào Mul gõ vài giòng. Bà già thì chẳng bận công việc gì lớn lao cả, nhưng từ sáng đến giờ cái điện thoại và cái bàn phím cứ đuổi bà già chạy té khói luôn á hai Cô Giáo à!


Nhưng hổng sao, việc buổi sáng cũng làm xong gồi và quan trọng nhất là chỉ mấy cái click : vừa làm vừa chụp hình là làm xong cái baner cho cái Facebook của bà già gồi nhé...

Hứa với 2 cô giáo là làm xong baner mới là post bài lên đây; trước hết là để cám ơn 2 Cô gáo.. à quên hai Cô Giáo chứ, viết hoa rồi đấy nhé; thứ nữa là hướng dẫn cho các bạn có FB cũ mà chưa "Get timeline" GB cho mới nhé!

Cái GB mới cũng hay lắm, nhưng vì cũng chưa rãnh xem ở GB có chức năng move các vị trí như ở Multiply không nữa.. hihi.. tạm thời thay baner cái đã nha!

Tèng teng.. đây rồi, đây là những hình ảnh vừa học vừa làm của Bà già học trò với Cô giáo Khúc và Cô giáo Bống nè...

Tóm lại:
Trước hết tìm sẵn 1 tấm hình xinh để làm baner nhé!
Có 2 cách để lấy Timeline, từ Get Timeline sẽ tạo được baner mới như những hình dưới đây.

Cách thứ 1:
Theo hướng dẫn của 2 Cô Giáo:


Các bước để làm sao cho chúng ta tìm thấy "Get timeline" để tạo baner như sau:

a) Rà vào baner của bạn để tìm chữ "Learn More" như hình <1>.
1


b) Click vào "Learn more" sẽ hiện ra 1 bảng rất dài, các bạn cứ đi xuống tới phía cuối sẽ thấy 1 dòng chữ, các bạn bỏ qua chữ "Cover".. mà chỉ tìm chữ "Get Timeline" màu xanh lá cây đậm, và cứ click vào đó giống như bảng <2> dưới đây nhé!

2


c) Sau khi click vào Get Timeline, sẽ trở lại trang FB của bạn và bạn đã thấy chữ "Add a Cover", đây chính là nơi để bạn upload cái hình mà bạn muốn làm baner đó ! Bạn cứ click vào chữ
"Add a Cover" và sẽ hiện ra 1 hộp thoại và bạn cứ theo hướng dẫn mà đưa tấm hình lưu ở vi tính mà bạn đã chuẩn bị để làm baner nhé!
3.


d) Và bước cuối cùng là click vào "Publish now", thế là đã có 1 baner xinh xinh theo ý bạn rồi đó : hình <4>.
4



  Cách thứ 2:

Cách thứ 1 rất khó, vì phải rà tìm ra Learn more rồi mới click vào đó, thì mới ra "Get timline" để từ đó tạo ra cái Add a cover. Rất khó tìm đó.

Do đó từ trưa, sau khi tạo xong baner rồi, nhưng khi tôi rà lại để thuyết minh cách tìm và rà baner cho hiện ra chữ "Learn more", để từ chỗ "Learn more" này mới hiện ra đường link có cái bảng hướng dẫn dài thòng, ở cuối cùng có chữ "Get Timeline" để làm "Add a Cover", nhưng khi trở lại rà thì tôi mò mẫm mãi thấy không dễ gì mà cho hiện ra chữ "Learn more" đó.. Và như vậy thì các bạn sẽ rất khó khăn để tạo cái baner mới cho mình.

Nên tối nay tôi vào lại FB để mày mò và cuối cùng đã tìm ra đường link mà khỏi cần vào trang GB của bạn và rà vào baner để tìm đường link nữa.

Vậy các bạn sau khi login FB xong, cứ click vào đường link này và theo các bước như trên, cuối cùng cũng ra đáp án như trên đó nhé.


http://www.facebook.com/about/timeline

Tạo cái baner cho cái FB thứ 2, sau khi click theo link này nè..
Cười với Bống và các bạn nè heeee:



Các bạn thử xem!

Cám ơn Cô giáo Bống và Cô giáo Khúc lần nữa nhé!

Chúc các bạn một mùa Giáng Sinh đầm ấm.




TTM
PP. Mùa Giáng Sinh 22/12/2011

Đọc tiếp ...

Chỉ ở Nhật Bản mới có !!

Sáng nay đọc bài báo này, tôi cũng phải ngạc nhiên! Phải chăng đây là một trong những phương pháp giảng đạo pháp của những nhà sư Nhật bản nhằm đưa Phật pháp vào cuộc sống của những tầng lớp bận rộn!!!

TTM.
PP. 22/12/2011




Khi nhà sư mở... quán bar


Cập nhật lúc :8:00 PM, 21/12/2011

Tại Tokyo, Nhật Bản có một quán bar rất nổi tiếng, mở cửa đến 1h sáng. Chủ quán, người pha chế rượu, phục vụ bàn... đều là các vị hòa thượng.


Khai trương từ tháng 9/2000, suốt hơn 10 năm kinh doanh, quán bar hòa thượng đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều thượng khách trong và ngoài nước. Quán tọa lạc tại Yotsuya, Shinjuku.

Các không gian trong
quán bar hòa thượng.

Đồ uống hiện đại trong quán.


Ngay trước quán là một tấm bảng gỗ với dòng chữ “A di đà phật”. Bên trong được bài trí rất hiện đại với các quầy bar được bày biện đẹp mắt bởi những bình rượu thượng hạng. Dưới ánh đèn nhã nhặn, một vị hòa thượng đang ngồi trong góc quán tụng kinh.

Một vị hòa thượng vui vẻ
chụp ảnh bên quầy rượu.

Ngoài công việc chính tại chùa, các vị hòa thượng thay phiên nhau mỗi tuần một vài lần tới quán quản việc kinh doanh. Khách tìm đến quán ngoài thời gian nhâm nhi đồ uống còn rất thích thả hồn trong các cuộc đàm đạo với nhà sư về Phật giáo và tâm linh.

Việc pha chế rượu và phục vụ bàn
đều do các hòa thượng đảm nhiệm.


Quán bar hòa thượng mở cửa từ 19h hôm trước tới 1h sáng hôm sau. Người pha chế rượu và phục vụ đều là những tăng lữ không phân tông phái, có người từng là viên chức, kỹ sư trước khi tu hành.

Điều đặc biệt của quán bar này là hằng ngày đều có buổi giảng kinh ý nghĩa. Những người quan tâm có thể tới nghe. Dù nội dung đều hướng tới đạo Phật, nhưng cách chuyển tải của các hòa thượng rất dễ hiểu, khiến khách dễ dàng cảm thụ.

Nhiều thượng khách tới đây để nhâm nhi
đồ uống và nghe giảng về đạo Phật.


Một vị khách nữ quen thuộc tại quán chia sẻ: “Khi mới tới đây, tôi không mấy ấn tượng vì nội dung và hình thức của quán chẳng hề ăn nhập. Nhưng càng về sau, tôi càng cảm mến thái độ phục vụ hiền hòa, nhẹ nhàng của các vị hòa thượng và chọn nơi đây là địa chỉ uống rượu an toàn”.


  http://baodatviet.vn/Home/doisong/Khi-nha-su-mo-quan-bar/201112/184163.datviet

Đọc tiếp ...

Bạn từ đâu đến..



Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

free counters


Pageviews: 374,323 - 23/09/2016

Sắc tím Đài Đông

Sắc tím Đài Đông

Sương khói




Suy tư vầng trán thêm gầy
Em ơi! khói thuốc vàng tay vẫn buồn..





Và mây vẫn trôi giữa dòng đời.......
................ bụi bặm...
..... Người đi qua đời.. chợt.. ...
............cũ đến chẳng còn quen.......
................. TTM