Các kiểu chữ trong Thư pháp
Chữ Chân Phương: tạm gọi là Chân Tự, là cách viết rõ ràng dễ đọc, rất giống chữ thường.
Chữ Cách Diệu: tạm gọi là Biến Tự,
là cách viết biến đổi từ chữ Chân Phương mà ra nhưng các chữ cái hơi được biến dạng một chút để tạo ra cái lối viết riêng của mình.
Chữ Cá Biệt: tạm gọi là Cuồng Thảo,
là lối viết Thư Pháp mà người phóng bút « nhiếp tâm » giữa tư tưởng và quản bút. Lối viết chữ nầy thể hiện cá tính của người viết, nhìn vào kiểu chữ nầy, người xem dễ biết tác giả mà không cần phải xem bút ký. Kiểu chữ nầy thường viết liền lạc trong một nét nên khó đọc.
Chữ Mô Phỏng
là lối viết mô phỏng dựa theo kiểu chữ của nước ngoài. Có người viết chữ Việt nhìn vào ngỡ chữ Tàu, hay chữ Ả Rập, chữ Miên, v.v...
Chữ Mộc bản
là kiểu chữ giống như chữ khắc trên mộc hoặc như kiểu thợ sắp chữ của nhà in mà khi viết thì theo một phương pháp đảo lộn, khi xem phải dùng gương phản chiếu. Nhìn vào chữ có dạng Hán-Nôm nhưng đó lại là chữ Việt viết ngược.
Ngoài ra trong một số tranh Thư Pháp còn có hình ảnh minh họa về thiên nhiên, trong đó phần tranh có thể chiếm khoãng không gian lớn hơn phần chữ. Với đặc trưng nầy Thư Pháp trở thành Thư Họa.
Thư pháp: Chữ CHÂN PHƯƠNG
Thư pháp: Chữ CÁCH ĐIỆU
Thư pháp: Chữ MÔ PHỎNG
Thư pháp: Chữ CUỒNG THẢO
TRÚC GIẢN: Viết Thư pháp trên thẻ tre
MỘC GIẢN: Viết Thư pháp trên thẻ gỗ . Thẻ được kết thành một tấm dính nhau như mành trúc và được cuộn tròn lại . Khi viết Thư pháp gia cầm bó thẻ gỗ ấy bên tay trái, tay phải cầm bút, viết xong một thẻ thì để thẻ viết xong sang một bên và cứ tiếp tục như thế cho đến hết cuộn thẻ trong tay trái . Xong rồi cột ngang ở giữa lại
(Như Thương không nhớ là cột bằng loại dây hay vải gì (vì đây là những điều NT viết theo trí nhớ khi đọc sách hồi xưa ! Nếu quý ACE thấy có điều gì sai sót trong trí nhớ của NT, xin mách bảo . Đa tạ )
BẠCH THƯ: Viết Thư pháp trên lụa . Lụa được cuộn trên một cái trục và cũng cuộn tròn lại trong tay trái như cách viết của Mộc Giản
Như Thương đọc sách người ta viết rằng: Viết Thư pháp cũng như làm thơ - khi xúc cảm dâng tràn thì chữ viết sẽ diễn đạt được cái Hồn Chữ trọn vẹn
Ngoài ra, người viết Thư pháp phải giữ chặt bút viết trong tay để không ai có thể đoạt bút của mình một cách bất ngờ được .
Source: Thư Họa Việt Nam
ẤN CHƯƠNG (hay con dấu, con triện)
Ấn chương là một yếu tố quan trọng của một bức thư pháp hay một bức họa.
Ðặt đúng vị trí, ấn chương tăng thêm giá trị của tác phẩm, ngược lại sẽ làm hỏng nó.
Nghiên cứu kỹ ấn chương, người ta có thể giám định một bức thư họa là chính bản hay ngụy tạo.
VỊ TRÍ CỦA ẤN CHƯƠNG
1/ Toàn Triện: Khi tác giả vừa là tác giả nội dung (Ý) vừa là tác giả hình thức (Hình) hoặc tác giả Hình nhưng Ý là các câu văn thơ cổ (hết bản quyền) thì con dấu ở vị trí dưới, phải. Hoặc có thể thêm một dấu ở trên, trái như dấu treo
2/ Bán Triện: Tác giả Hình viết Ý của tác giả khác (văn, thơ...) nhưng chưa có sự đồng ý của tác giả đó thì con dấu của tác giả Hình đặt bên dưới, phải, còn bên trái ghi tên tác giả Ý và người viết phải ghi « thủ bút » hoặc « viết ».
3/ Đồng Triện: Khi tác giả Hình viết Ý của tác giả khác (văn, thơ...) có sự đồng ý của tác giả Ý thì được quyền đóng dấu ở dưới, bên phải nhưng phải đề tên tác giả Ý phía trên cao, bên trái ; và người viết phải ghi chữ « thủ bút » hoặc « viết ».
4/ Ngoại Triện: Trường hợp ngoại lệ : vì lý do bố cục mà người viết không thể sắp xếp được vị trí nơi đóng dấu thì được đặt dấu ở vị trí khác nhưng phải ghi rõ tác giả về Ý.
Ngoài ra,trong các thư tác của người Trung Hoa xưa có nhiều vị trí được qui ước để đóng dấu như :
-Ðóng ở bên phải, phía trên thư tác gọi là Nhân chương
-Ðóng ở thắt lưng thư tác gọi là Yêu chương
-Ðóng ở phía dưới, bên trái thư tác gọi là Danh chương
Thư pháp VĂN TẤN PHƯỚC
Thư Pháp VŨ ĐĂNG HỌC
Thư pháp XUÂN ĐÀO:
♥♥♥♥♥♥