Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Vở kịch "Nguyễn Du với Kiều" gây tranh cãi

Sáng nay đọc báo Tuổi Trẻ, thấy một mẫu tin về Nhà hát Tuổi Trẻ (Hà Nội) tối 10-3 l đã làm mới sân khấu kịch bằng vở kịch "Nguyễn Du với Kiều" - mà cái kết khép lại với hình ảnh nàng Kiều hóa thân thành Phật bà nghìn mắt nghìn tay. Ôi trời đất ơi! Người ta lại giết cụ Nguyễn Du lần nữa rồi. Hic!

Gia Minh ơi! đã đưa lời than khóc của GM về đây thay lời mở đầu rồi. Hichic thật đó.

**




Thứ Ba, 13/03/2012, 05:23 (GMT+7)

Nguyễn Du với Kiều gây tranh cãi


TT - Sau
Tâm linh Việt, NSND Lan Hương lại mong muốn làm mới sân khấu kịch bằng Nguyễn Du với Kiều
- vở diễn vừa ra mắt tại Nhà hát Tuổi Trẻ (Hà Nội) tối 10-3.
  http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/481876/Nguye%CC%83n-Du-vo%CC%81i-Kie%CC%80u-gay-tranh-ca%CC%83i.html

Cảnh Hoạn Thư đánh ghen Thúy Kiều (trái) trong vở Nguyễn Du với Kiều
- Ảnh: Thế Toàn


Truyện Kiều
của Nguyễn Du không có gì lạ lẫm với người dân VN không chỉ qua sách, truyện mà còn qua những loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống như: chèo, cải lương... Nhưng diễn Kiều bằng nghệ thuật hình thể có lẽ đây là lần đầu tiên.


Vở kịch bám sát tiến trình câu chuyện của Kiều nhưng có thêm hai nhân vật mới vào vai người dẫn chuyện: đại thi hào Nguyễn Du và nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Hai nhân vật nữ được diễn song hành: Thúy Kiều - Ðạm Tiên. Cây đàn tì bà được thi hào Nguyễn Du xẻ làm đôi. Mỗi nàng mang một nửa để mà vận vào số kiếp: "hồng nhan bạc phận". Nghệ sĩ trẻ Như Quỳnh đã tròn vai với một Thúy Kiều sắc sảo, mặn mà. Các nhân vật trong Truyện Kiều được đưa lên sân khấu lần này khá đầy đủ, song sự thể hiện lại được chia theo nhóm tính cách nhân vật để một nghệ sĩ đảm nhiệm.


Thông thường kịch hình thể biểu đạt nội dung của vở diễn thông qua hành động, cử chỉ của nghệ sĩ chứ không bằng lời. Nhưng trong vở diễn này, ngoài phần dẫn chuyện của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, số phận nàng Kiều còn được mở ra theo những câu Kiều của Nguyễn Du. Và diễn tả nội tâm Kiều qua bao lần gặp tai ương còn có những lời hát chèo, hát văn, thậm chí còn có cả bài chòi (Huế) khi Kiều đến nhà Thúc Sinh, hay làn điệu Dạ cổ hoài lang khi Kiều trôi dạt đến đất phương Nam. Việc ép yếu tố vùng miền vào câu chuyện vượt khỏi "không gian" này có thể gây gợn đôi chút khi đang trong nhịp chèo của phương Bắc, bỗng đâu nghe bài chòi miền Trung, hay nghe khúc Dạ cổ hoài lang...


Nhưng điều đáng nói và gây "gợn" nhất chính là cái kết của Nguyễn Du với Kiều. Không giống như trong truyện, nàng Kiều đoàn tụ gia đình và sống thanh thản, cái kết khép lại với hình ảnh nàng Kiều hóa thân thành Phật bà nghìn mắt nghìn tay. Chi tiết này đã gây ra những ý kiến trái chiều và phần lớn không đồng tình.

Ðạo diễn - NSND Lan Hương giải thích: sự hi sinh và đức hiếu hạnh của nàng Kiều được sánh bằng Phật bà. Trong khi đó một khán giả cho biết: "Ta không bàn về phẩm chất của Kiều vì ai cũng đã hiểu, nhưng đẩy Kiều lên thành một biểu tượng của đức tin thì thật bốc đồng, không nên".

ÐỨC TRIẾT

 Có thể làm mới nhưng phải thật thuyết phục

TT - Về cái kết gây tranh cãi trong vở Nguyễn Du với Kiều, PGS.TS nghệ thuật học NGUYỄN THỊ MINH THÁI trao đổi với Tuổi Trẻ:


Dân gian Việt từ xa xưa đã tạo ra (sáng tạo) những Phật bà riêng của mình, nhất là Phật mẫu (gốc từ Ấn Ðộ là Phật ông). Theo đó, việc trở thành Phật bà Quan âm của Thị Kính trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính đã được dân gian chấp nhận, phong tặng từ xưa và trở thành tích chèo quen thuộc cả với công chúng hiện đại...

Bản thân Ðoạn trường tân thanh - tác phẩm mà Nguyễn Du phóng tác - không có sự kiện phong Kiều lên thành Phật bà, huống chi sự kiện ấy không hề liên quan đến tư tưởng cơ bản trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Nguyễn Du muốn qua nhân vật Kiều để thấy một bi kịch về thân phận người phụ nữ truân chuyên tài hoa mệnh bạc, và hơn thế ông lại còn muốn chống lại "số mệnh" bằng triết lý "nhân định thắng thiên".


Theo tôi, kết thúc có hậu trong Truyện Kiều không phải chỉ là cuộc trùng phùng Kim - Kiều, mà ở cái cách cô Kiều giải quyết mối quan hệ ấy, chuyển từ tình "cầm sắt" (vợ chồng) sang "cầm cờ" (tình bạn). Kim Trọng cũng buộc phải thuận theo quyết định ấy. Và có lẽ Nguyễn Du muốn người đọc "vui" khi khép lại tác phẩm ("mua vui cũng được một vài trống canh") theo cách ấy của Kiều (và chính là của ông), cho dù cả cuộc đời Kiều chỉ thấy "lệ chảy quanh thân" (thơ Tố Hữu).

Tưởng thưởng cho Kiều bằng cách đưa Kiều lên thành Phật Bà Quan Âm theo cách làm mới của đạo diễn Lan Hương khi khép lại vở diễn như vậy, theo tôi, là trật lất, không thuyết phục, mặc dù, rất có thể làm sân khấu hoành tráng, lộng lẫy hơn về hình thức.

Quyền năng của đạo diễn với vở diễn có khi là vô hạn, nhưng cái hữu hạn lại là một nền tảng văn hóa, trong tính đặc thù của tư duy đạo diễn đối với vở diễn. Và đạo diễn phải hiểu Truyện Kiều đúng là tác phẩm lớn của thi sĩ lớn, hoàn toàn khác cách tư duy của diễn viên cho một vai diễn nhỏ lẻ. Vì thế phải nên cẩn trọng. Tuy nhiên, đây là một vở diễn thử nghiệm, mà thử nghiệm thì có thử đúng và thử chưa đúng, chưa hay và phải chịu sự trải nghiệm, phản hồi từ phía người xem...

NGUYỄN THỊ MINH THÁI

26 nhận xét:

  1. Bi...Tem Ẻn của CG nhá!

    ....Ðạo diễn - NSND Lan Hương giải thích: sự hi sinh và đức hiếu hạnh của nàng Kiều được sánh bằng Phật bà.
    Có thể nói đạo diễn Lan Hương không còn trẻ nữa. Nhiều người hâm mộ! Nhưng sao Nhà hát còn có cả một tập thể người làm nghệ thuật cơ mà! Chi tiết cuối của vở kịch thật không cần thiết, giản đơn và thật ....chưa chín chắn và tìm hiểu sâu sắc về Phật Bà Quan Âm....
    Với Bi, Lan Hương còn ....Trẻ quá, Cho dù là người ...Nổi tiếng và là của Công chúng! Heeeeeee

    Trả lờiXóa
  2. @Bicon - chào buổi sáng nhé!
    Đọc thấy thật là đáng buồn Bicon nhỉ! toàn là những tin gây sốc về văn hóa.

    Trả lờiXóa
  3. Cho Kiều biến thành Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay... tánh ba lơn của mấy Anh Chị liền kịch này xem ra còn cao hơn cả Mập...hehe! Đúng là ba lơn tắc hữu ba lơn trị!

    Trả lờiXóa
  4. @ Mập à, đọc phân tích bên Note của chị GM thấy chí lý lắm đó.
    Chịu thua thật.. em thì ba lơn dễ thương của chị em mình chứ nào Ba lơn kiểu ngộ nhận về văn hóa thế này.

    Thế mới hay tại sao mà mình vẫn thích xem phim dã sử của Trung Quốc, của Anh, của Mỹ, của Hàn hơn của VN mình là thế..

    Trả lờiXóa
  5. Sáng sớm ấm ức khi đọc cái tin này nên giăng note, gặp ngay bạn huynhtran đồng cảm làm liền một entry. Đọc mà thấy đỡ cô đơn hơn hồi sáng khi mới đọc tin trên báo. Nói như MM thì người ta mang cụ Nguyễn Du ra ba lơn rồi, xin cụ xá tội cho.

    Trả lờiXóa
  6. Đúng đó GM ơi! cái này là hậu quả của đường lối giáo dục của mình, sẽ hệ lụy đến cả vài thế hệ đó GM ơi!

    Trả lờiXóa
  7. Chị ơi, hay Chị đưa cái phân tích của Chị GiaMinh về comment ở đây để ...rộng đường dư luận luôn đi Chị... Truyện Kiều của Nguyễn Du bất hủ theo năm tháng, theo em là bởi vì nó mang tính tự tình rất cao. Những tự tình muôn thuở của con người: tình yêu, tình gia đình, trách nhiệm, bổn phận, những mối dây ràng buộc lạ lùng... chứ Nguyễn Du không hề muốn ...Phật hóa Kiều của 15 năm lưu lạc. Chị nhắc phim Trung quốc, tại sao đến giờ em vẫn còn thích coi Tây Du Ký, bởi phim thì là phim về Phật, mà những gì thể hiện qua đó lại rất đời... còn ở ta, đời thì ngổn ngang, Kiều còn ngổn ngang, thế mà Phật hóa thì...quá lạ...
    Mà là NSND dàn dựng hẳn hoi đấy...hehe!

    Trả lờiXóa
  8. Để hôm nào em đi xem kịch rùi về "tranh cãi" sau :))

    Trả lờiXóa
  9. @ Mập ơi! để chị qua xin phép GM đưa về đây nhé.

    Trả lờiXóa
  10. @Dongquynh
    MH ơi! đọc rồi cười thôi cho nó nhẹ lòng đó em ơi!

    Trả lờiXóa
  11. Cuộc tranh luận trên báo chí thế nào rồi chị ơi?

    Trả lờiXóa
  12. @TDH
    Trên báo chí chẳng bao giờ ta thấy ai đang báo đính chính đâu em ơi! từ từ thì quên lãng.. hix

    Trả lờiXóa
  13. @ Bống nhỉ, tự nhiên sáng tạo cho nàng Kiều làm Phật bà thì thật là kỳ lạ..

    Trả lờiXóa
  14. Cũng hy vọng rằng đây chỉ là thể nghiệm. Sau khi được khán giả đóng góp ý kiến, đạo diễn sẽ hoàn thiện kịch bản chỉn chu hơn. Nhưng không được làm buồn lòng cụ Nguyễn Du. Điều ấy, cũng chính là làm buồn lòng tuyệt đại người dân Việt ta.

    Em đọc Kiều và yêu Kiều từ năm học lớp tám, lúc ấy chỉ mong mau mau lên lớp chín để được học Kiều thôi.

    Trả lờiXóa
  15. Chị cũng vừa có người bạn nói truyện Kiều.. Nhắc đến Kiều là nhắc đến mẹ chị, Bà thuộc lòng cả quyển đó Yến ơi!

    Trả lờiXóa
  16. Hồi học lại chương trình Đại Học năm 79, Thầy lê Trí Viễn đã cho mình con điểm 10 tròn trĩnh khi làm bài thi với đề vỏn vẹn 7 chữ "Bi kịch thời đại trong Truyện Kiều". Mình đã say sưa viết suốt 3 tiếng đồng hồ về bi kịch của nàng Kiều, của Nguyễn Du và cả của thời đại. Mình chỉ thấy nàng Kiều, Nguyễn Du và cả thời đại bấy giờ đang đớn đau trong bi kịch không lối thoát... và thực ra, mình cũng không phải đã hoàn toàn đồng tình với cụ Nguyễn Du về mọi điều trong tác phẩm. Nhưng có ngờ đâu giờ mình phải ... khóc cho cụ Nguyễn Du về một điều không thể tưởng tượng nổi từ một người được công nhận là nghệ sĩ có tầm cỡ!

    Trả lờiXóa
  17. Cũng không ngờ người ta quá cường điệu hóa một việc không tưởng Thunhan nhỉ!

    Trả lờiXóa
  18. Em định đi thi lại để học thêm văn bằng hai về Văn chương, Chị Ba thấy được hông Chị Ba? Em hông hiểu sao ngày đó em hông thi vào Văn? hehe! em tự nhận lớp da hàng thịt của em hơi bị...dầy mỡ, nhưng em có chút ít Hồn Trương Ba hén Chị!

    Trả lờiXóa
  19. À, em mong một ngày được ngồi nghe Chị TTM, Chị Thu Nhân, Chị GiaMinh, Chị Quethanh và Gió đàm đạo về Kiều...hôm nọ mình mới off ĐL ngổn ngang nhiều chuyện cho mấy chục năm tụ hội, nên quên nhắc Kiều và Vân, hén!

    Trả lờiXóa
  20. Ngồi bàn mấy việc này thì phải có hứng thú, thêm bạn tương giao cùng tí trà và rượu và tí phong cảnh lãng mạn, tí hương trầm thư giãn thì mới đàm đạo được em ơi!

    Trả lờiXóa
  21. Tìm một địa điểm không khó Chị ơi, khó là bao nhiêu người mình muốn có mặt đông đủ hén Chị!

    Trả lờiXóa
  22. Chắc vậy đó Mập ơi! Muốn đi là đến phải không em?

    Trả lờiXóa
  23. Tôi không xem vở này nhưng thấy diễn viên Lan Hương giờ thành đạo diễn tôi thấy là lạ, không tin cậy lắm. Nghe LH nói đây là kịch hình thể. Chả biết khi xem thì có hấp dẫn không nữa. NHưng sáng tạo đến mức cho Kiều thành Phật Bà thì đúng là khó chấp nhận. Kiều chỉ là một người có hiếu, nạn nhân của cái ác thôi chứ đâu phải người đức hạnh lớn lao, có thể cứu nhân độ thế... KHông khéo sau vụ Đường Tăng đi thỉnh bao cao su bị giáo hội Phật giáo phản đối lại thêm vụ này nữa thì gay.

    Trả lờiXóa

Bạn từ đâu đến..



Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

free counters


Pageviews: 374,323 - 23/09/2016

Sắc tím Đài Đông

Sắc tím Đài Đông

Sương khói




Suy tư vầng trán thêm gầy
Em ơi! khói thuốc vàng tay vẫn buồn..





Và mây vẫn trôi giữa dòng đời.......
................ bụi bặm...
..... Người đi qua đời.. chợt.. ...
............cũ đến chẳng còn quen.......
................. TTM