Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2010

Tiếng ta - Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

http://www.dohongngoc.com/web/doc-sach/tieng-ta/
Danh nhan

Nhà văn VP có lần khẳng định: “Thơ dịch không phải là thơ, dịch thơ không phải là dịch”. Ông bảo thơ dịch giỏi lắm chỉ là dịch được cái ý thơ. Nhưng ý thơ đâu phải là tất cả bài thơ mà chỉ là cái nghĩa của bài thơ gốc thôi. Bởi ngoài cái ý ra, cái còn lại của bài thơ mới là những cái quan trọng, cốt tủy hơn. Đó là điệu thơ, thể thơ, giọng thơ, lời thơ, không khí bài thơ … Chẳng hạn ta không thể “dịch” bài thơ ‘Tống biệt hành’ của Thâm Tâm ra… thơ lục bát. Cũng vẫn là tiếng Việt đó thôi, nhưng đã là không thể, huống chi dịch qua tiếng Anh tiếng Pháp? Khi dịch Tống biệt hành sang thể thơ lục bát, nó đã không còn cái không khí của “tống biệt hành” nữa rồi!

Thế mà tập thơ Hồ Xuân Hương dịch sang tiếng Anh – Spring Essence – của John Balaban nghe nói đang bán rất chạy, đang có rất nhiều người đọc. Một chuyện lạ, thú vị quá chớ!

John Balaban, dịch giả, không phải người xa lạ với tiếng Việt. Ông là giáo sư đại học Miami, một thi sĩ có tiếng tại Mỹ với hơn mười tác phẩm đã hai lần được đề cử giải thưởng Sách quốc gia và đã đoạt hai giải thưởng uy tín về thơ. Năm 1974 ông đã từng dịch một tuyển tập ca dao Việt Nam sang tiếng Anh.

Trong một bài viết của nhà văn Lý Lan trên Văn Nghê Tp.HCM đã nói rằng cô rất xúc động và biết ơn khi cầm quyển Thơ Hồ Xuân Hương, bản dịch tiếng Anh của John Balaban trên tay:

“Nhưng một nỗi sợ hãi đột nhiên vỡ ra: bản tiếng Anh này chuyển tải được bao nhiêu “chất Hồ Xuân Hương”?… Những độc giả sống ở một xã hội phương Tây mà đề tài sex và đề tài nữ quyền được khai thác thường xuyên dưới muôn hình vạn trạng, song lại không có hình trạng nào như Hồ Xuân Hương, thì liệu họ có cảm nhận được Hồ Xuân Hương không, hay đọc bài thơ Ốc nhồi chỉ thấy con ốc nhồi, đọc bài Đèo Ba Dội chỉ thấy cây với đá? Họ có cảm nhận được chăng nỗi chua chát một cách nghẹn ngào trong giọng thách thức đầy mơn trớn: Quân tử có thương thì bóc yếm, và nỗi tủi hờn pha ngạo mạn trong lời van xin giận dữ: Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi. (John Balaban dịch là: Kind sir, if you want me, open my door. But please don’t poke up into my tail. Và giải thích tính song nghĩa của từ “yếm”). Đọc đi đọc lại những bài thơ Hồ Xuân Hương bằng tiếng Anh, càng cảm động và khâm phục nỗ lực của John Balaban; và càng nhận ra chữ nghĩa Hồ Xuân Hương không ai theo kịp suốt chiều dài thời gian mà cũng không có tương đương trong bình diện không gian. Trong bài Làm lẽ John Balaban dịch chữ Chém cha là Screw và giải thích cut father là một tiếng chửi. Nhưng đến câu Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng. Cầm bằng làm mướn, mướn không công thì câu tiếng Anh You try to stick to it like a fly on rice but a rice is rotten. You slave like the mai, but without pay nếu được dịch lại tiếng Việt sẽ là Mày cố bám vô nó như một con ruồi đậu dính vô xôi, mà xôi lại hỏng. Mày làm việc quần quật như một con ở, mà không được trả công. Điều chắc chắn là John Balaban thấu hiểu ý nghĩa từng chữ từng câu thơ của Hồ Xuân Hương, nhưng rõ ràng trong tiếng Anh không có tương đương của thành ngữ “Cố đấm” và “Cầm bằng” đặc thù của văn hóa làng xã và tâm thái nông dân ở một đất nước có nền văn minh hàng nghìn năm trải qua điều kiện thiên nhiên, chính trị, xã hội luôn trắc trở ”.

Thơ Hồ Xuân Hương đã khó trong khi dịch ý với nào bóc yếm, nào khuấy lỗ trôn, nào đóng cọc, nào nhựa ra tay… ; đến như cố đấm, cầm bằng cũng khó mà dịch được huống chi là cách chơi chữ, nói lái trong tiếng ta. Làm sao dịch được “Trái gió cho nên phải lộn lèo” ? Làm sao dịch được “Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo?” nhỉ?

Nhà văn Huỳnh Ngọc Chiến kể ở xứ Quảng có ông Dương Quốc Thạnh, biệt hiệu Sơn Hồ, chuyên làm thơ “nói lái” theo thể Đường luật rất hay. Có lần một cặp trai gái yêu nhau chưa cưới đã mang bầu mấy tháng. Đàng gái xin cho cưới gấp đàng trai không chịu. Nhà thơ quen biết cả hai bên nên nhà gái nhờ ông thuyết phục. Cuối cùng đám cưới vẫn được diễn ra với cô dâu mang bầu 6 tháng (!). Không khí nặng nề giữa hai họ được giải tỏa hoàn toàn khi nhà thơ – với tư cách chủ hôn- đọc bài thơ:

Ai bàn chi chuyện đã an bài
Trai khiển đồng tình gái triển khai
Cứ sợ cho nên thành cớ sự
Mai than mốt thở lỡ mang thai
Tính từ ngày tháng vương tình tứ
Khai ổ bây giờ báo khổ ai
Cưỡng chúng ông bà nghe cũng chướng
Thôi đành để chúng được thành đôi!

Đúng vậy, tình thế này mà cưỡng chúng thì coi cũng chướng, thôi đành để cho chúng thành đôi vậy!

Danh nhan

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
****************************************************************************************
Cho nên dịch và biên dịch là khó lắm, biên dịch thoát được hết ý cho người của ngôn ngữ ấy đọc và hiểu được như người bản địa hiểu được tác giả muốn nói gì là rất khó ...

TTM

Photobucket

14 nhận xét:

  1. Mình đang dịch một tài liệu văn học, đọc bài viết này của bác sĩ, thì thật là đúng với ý mình.
    Mình thấy ui ui khó ơi là khó, sửa đi sửa lại biết bao lần cho xong đây....

    Trả lờiXóa
  2. Em đồng ý nè. Thơ có cái hồn nữa mà dịch thơ là mất hồn, còn chữ thui chị ui. hic.
    Văn học thì e thấy đôi lúc mình dịch câu chữ-ý tứ được hay- bay bổng hơn đó chị.
    Nhưng đúng như các bậc tiền bối đã nói: Dịch và biên dịch là vấn đề kg dễ, nhất là cho công chúng đọc và hiểu được như người bản địa hiểu được là rất khó ...


    Ôi, còn cái vụ này cũng lạ chị hén:
    Nhà văn Huỳnh Ngọc Chiến kể ở xứ Quảng có ông Dương Quốc Thạnh, biệt hiệu Sơn Hồ, chuyên làm thơ “nói lái” theo thể Đường luật rất hay. Có lần một cặp trai gái yêu nhau chưa cưới đã mang bầu mấy tháng. Đàng gái xin cho cưới gấp đàng trai không chịu. Nhà thơ quen biết cả hai bên nên nhà gái nhờ ông thuyết phục. Cuối cùng đám cưới vẫn được diễn ra với cô dâu mang bầu 6 tháng (!). Không khí nặng nề giữa hai họ được giải tỏa hoàn toàn khi nhà thơ – với tư cách chủ hôn- đọc bài thơ:

    Ai bàn chi chuyện đã an bài
    Trai khiển đồng tình gái triển khai
    Cứ sợ cho nên thành cớ sự
    Mai than mốt thở lỡ mang thai
    Tính từ ngày tháng vương tình tứ
    Khai ổ bây giờ báo khổ ai
    Cưỡng chúng ông bà nghe cũng chướng
    Thôi đành để chúng được thành đôi!

    Đúng vậy, tình thế này mà cưỡng chúng thì coi cũng chướng, thôi đành để cho chúng thành đôi vậy!

    Trả lờiXóa
  3. Đúng rồi, em ơi! khó ơi là khó, chị dịch từng chữ ra chữ Hán, rồi biên dịch lại,
    cuối cùng mình đọc mình hiểu, sợ hổng ai hiểu cho mình thì tiu luôn...

    Trả lờiXóa
  4. Chị nhanh tay lẹ chân quá nè. Chị làm nhiều việc quá hen, ngày ngủ mấy tiếng chị?

    Trả lờiXóa
  5. hí hí... chị ấy ngày 24 tiếng mà ngủ có 24 phút "thật lòng" (là kg biết gì xảy ra xung quanh đó ạ) chị Trân ơi.

    Trả lờiXóa
  6. Hôm thấy bài của BS mới post lên, đọc xong vì bận việc nên xem xong thì đi về, quay lại thấy Giang còn lẹ hơn chị nữa, vừa lưu xong chưa sửa để đó, nãy qua định viết vài lời trước khi open for everyone thì thấy em còn nhanh hơn chị nữa... hihi..
    Chả là bài đó đang trùng hợp với nỗi niềm của chị mà...

    Trả lờiXóa
  7. Em cũng thấy chị quá nhìu việc đấy!

    Trả lờiXóa
  8. Chị thật tài ba và khéo léo. Đọc bài chị viết xong em dám mạo muội khẳng định là người Việt thấu hiểu và cảm thông bài thơ đường do chị dịch hơn là người Mỹ hiểu và cảm thông thơ HXH do Balaban dịch. Bài chị dịch em đọc thật xuôi và nghe thật tự nhiên. HXH đã là thơ khẩu khí mà Balaban lại ví von một cách máy móc hóa và thẳng thừng. Tiếc thay! Sao em lại có cảm giác là số lượng sách Balaban bán được là do người Việt ở xa xứ mua vì hãnh diện vì hiếu kỳ. Chứ em nghĩ dân Mỹ chẳng mấy ai mua. Thơ thì phải đi vào lòng người 1 cách tự nhiên. Dân Mỹ mà đọc, "... don't poke up into my tail." thì họ chắc đã phải tra từ điển thành ngữ tiếng Anh và vẫn hãy còn đang tra vì xưa nay xứ này dường như chưa có câu ví von nào như thế. Đó là chưa kể ví von ruồi nhặng. Thật buồn! :((

    Trả lờiXóa
  9. Ấy chết, bài trên là do BS Đỗ Hồng Ngọc viết đấy cbg930 ơi!
    Chị chỉ ghi nỗi niềm của chị ở dưới thôi, vì bài viết của BS đang trùng với nỗi niềm của chị, nên chị mạn phép BS post lên đây cho bạn bè cùng đọc, và cho thỏa cái lo lo của chị. Nên nghe em khen chị ngại quá.

    Tuy nhiên chị cũng có post mấy bài do chị dịch ra ở entry ở blog này đó, nếu lúc đó em mà khen thì chị cũng xin nhận và vô cùng cám ơn em nhiều nhiều... !

    Trả lờiXóa
  10. hìhì.. Em vừa thức. Mắt nhắm mắt mở chưa uống cà-phê... hìhì... Xin lỗi chị nhé. Nhưng bài chị viết rất hay và sâu sắc đã khiến người đọc nghĩ về thơ dịch qua thí dụ cụ thể chị nêu lên. Em sẽ vào blog của chị đọc nhé.

    Trả lờiXóa
  11. Đúng là dịch thơ Việt ra tiếng nước ngoài thật khó . Khó ở chỗ làm sao tải được cái hồn thơ ẩn chứa trong từng câu chữ ấy. Hiểu được ẩn ngữ thâm thúy trong thơ Việt ta là cả một vấn đề.
    Đấy là nhờ cái tài của người chuyển tải.
    Em nghĩ là chị làm được điều ấy, người phụ nữ bình dị, nhưng thật tài hoa mà em biết.

    Trả lờiXóa
  12. Ôi ! em lại khen bà chị này...
    Những lời khen luôn là đôi cánh em nhỉ...

    Trả lờiXóa
  13. Ui, chị Yến khen câu này là con heo đất em đêm nay kiếm được 50 ngàn đồng hay 100 ngàn đồng cũng kg chừng. haha...
    Có người sướng là lọ mọ làm việc khuya, kg hay là tới "giờ giới nghiêm" á. hí hí.....

    Trả lờiXóa
  14. Đừng có mong nhé, đêm nay lão bà bà này đi ngủ sớm... khà khà...

    Trả lờiXóa

Bạn từ đâu đến..



Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

free counters


Pageviews: 374,323 - 23/09/2016

Sắc tím Đài Đông

Sắc tím Đài Đông

Sương khói




Suy tư vầng trán thêm gầy
Em ơi! khói thuốc vàng tay vẫn buồn..





Và mây vẫn trôi giữa dòng đời.......
................ bụi bặm...
..... Người đi qua đời.. chợt.. ...
............cũ đến chẳng còn quen.......
................. TTM