Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

Ngày ấy ..





      Nhớ ngày ấy xa xôi
      Gió nhẹ thổi bên trời
      Em đứng bên song cửa
      Nào biết tôi bồi hồi

      Tôi đã thấy hồn tôi
      chơi vơi như mây trôi
      Như gió vờn mái tóc
      Hồn tôi lạc mất rồi

      Lạc vào ánh sao rơi
      lạc vào môi ai cười
      lạc vào trong khóe mắt
      Ôi ! nỗi nhớ đầu đời...

      Rồi ngày ấy xa xôi
      Gió vẫn thổi bên trời
      Khung cửa xưa vắng lặng
      Em của tôi đâu rồi !

      Tôi nương cùng ngọn gió
      Tôi bước xuống đời thường
      Gánh đời nặng đôi vai
      Bôn ba và lặn lội
      ...

      Bước phong trần ngày ấy
      Xóa nhòa những áng thơ
      Quên nụ hôn chưa nở
      Quên em với tháng ngày...


      TTM






Đọc tiếp ...

Tôi và thời gian !


Tháng 8 năm 2000, năm ấy cùng mấy em trong Cty đi biển ở Cambodia lần đầu tiên.


Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

Tất bật dòng người tháng cuối năm

Rating:
Category:Books
Genre: Romance
Author:TTM

    Tất bật dòng người tháng cuối năm
    Kiếp nhân sinh với những lặng thầm
    Rong ruổi vội vàng ngày hai bữa
    Bôn ba khốn khó một nơi nằm.

    Tất bật dòng người tháng cuối năm
    Nhớ người nơi ấy những xa xăm...
    Ai về nơi ấy cho tôi gởi
    Sỏi đá đong đưa vốn lặng thầm..

    Tất bật dòng người tháng cuối năm
    Nhớ nhà rồi lại nhớ sang bạn

    Nên gửi nơi đây vội mấy giòng
    Mong bạn nụ cười luôn tươi nở
    Chúc bạn thang đời bước hanh thông
    Bình an - Hạnh phúc - An khang nhé !






Đọc tiếp ...

Những ngày cuối năm...

Start:     Dec 27, '10 08:00a
End:     Jan 2, '11 9:00p
Location:     PP.





    Cuối năm ai cũng bận cả.
    Chúc các bạn tràn đầy sức khỏe, bình an
    Và thong dong mà bước qua năm mới nhé!




Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

Hình ngày xưa lấy từ FB của Lâm !


Huỳnh Anh Tuấn sanh ngày 24/9/1980 (Canh Thân)

    Ghé vào xem face book của Lâm thì thấy con trai đã lấy mấy tấm hình hồi bé của ba chị em scan lại và post vào đấy, thế là mình gom lại và đem về đây.

    Nhìn lại mấy tấm hình xưa, hình như mình cũng chẳng nhận ra mình nữa. Có thấy nét nào năm xưa còn xót lại không nhỉ ! Mà những tấm hình của mình dạo ấy, từng tấm hình gầy theo từng đứa con, rất là gầy hom hem nhỉ ...

    Và tấm hình này cả nhà vừa chụp hôm đám cưới của Tuấn 11/9/2010
    Mới thôi, chỉ mới thoáng đó thôi, mà đã gần ba mươi lăm năm trôi qua rồi..







Đọc tiếp ...

Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2010

Chuyện mùa Giáng Sinh - Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

http://www.dohongngoc.com/web/goc-nhin-nhan-dinh/chuyen-mua-giang-sinh/


Đỗ Hồng Ngọc


  Bạn thân,

Bạn kêu kể chuyện gì về Giáng Sinh nhân những ngày này phải không? Thì đây vậy:


  Chuyện thứ nhất:

Cô  Dina dạy lớp Hai tại một trường ở Ontario, Canada. Năm ấy cô được nhà trường giao cho một hoạt cảnh trong đêm văn nghệ mừng Chúa giáng sinh. 

Sau khi đắn đo suy nghĩ rất lâu, cô bắt đầu phân vai cho các học sinh trong lớp. Rắc rối là cháu Ralph, chín tuổi. Lẽ ra cháu phải học lớp Bốn, nhưng cháu vụng về, chậm chạp, và chậm hiểu nên vẫn phải học lớp hai. Đám bạn lại rất thích cháu, vì cháu lớn xác hơn cả, dễ dàng đứng ra bảo vệ chúng nếu bị trẻ lớp khác bắt nạt.

Ralph nằng nặc đòi làm người chăn cừu, thổi sáo trong vở kịch. Cô giải thích Ralph có một vai khác quan trọng hơn, là làm chủ quán trọ. Thật ra, cô chủ ý dành cho cháu vai này vì cháu chỉ cần nói vài câu ngắn, dễ học thuộc, phù hợp với khả năng cháu. Hơn nữa với vóc dạng to hơn các bạn, Ralph dễ làm ra vẻ hùng hổ, hung hăng của ông chủ quá trọ khi xua đuổi ông bà Giu-se.

Đêm văn nghệ của trường chật ních khán giả. Ai cũng háo hức muốn xem con cháu nhà mình trổ tài trên sân khấu cuối năm.

Hoạt cảnh lớp cô diễn ra suôn sẻ từ đầu vì  bọn trẻ được tập luyện rất nhuần nhuyễn. Thế  rồi đến cảnh ông Giu-se chậm chạp, mệt mỏi dìu bà Ma-ri-a đến cánh cửa quán trọ đóng im ỉm. Ông gõ cửa.

Ralph chỉ chờ có thế. Cháu mở tung cánh cửa ra, hùng hùng hổ hổ quát: “Mấy người muốn gì?”

  • “Chúng tôi tìm chỗ trọ qua đêm.”

  • “Chật hết rồi. Đi chỗ khác đi!”

  • “Xin ông làm ơn. Chúng tôi đã hỏi hết các nơi khác nhưng đều bị từ chối. Chúng tôi đi đường xa, mệt mỏi.”

  • “Không còn phòng nào hết!”

  • “Xin ông mở lòng lành. Đây là vợ tôi, sắp đến ngày sanh nở. Vợ tôi rất cần được nghỉ ngơi đêm nay. Xin ông cho một xó xỉnh nhỏ hẹp nào cũng được.”


Ralph nhìn bà Ma-ri-a, rồi đứng ì ra khá lâu. Cả hội trường im phăng phắc, bối rối trước thái độ của Ralph. Nấp sau cánh gà, cô giáo nhắc tuồng: “Không, xéo đi!”

Ralph vẫn đứng như phỗng đá.

Cô  nhắc đến lần thứ ba. Mỗi lúc một lớn  giọng hơn. Các cháu đóng vai thiên thần ở hậu trường cũng sốt ruột, lo ngại không kém mọi người.

Cuối cùng Ralph cũng mở miệng như cái máy:

  • “Không, xéo đi!”


Ông Giu-se buồn bã, thất thểu dìu bà Ma-ri-a bước đi. Tay chủ quán không quay vào đóng sập cánh cửa lại như đã tập dượt thuần thục hàng chục lần.

Y đứng sững đó, dõi mắt nhìn theo ông bà Giu-se. Y chau mày, vẻ mặt khổ sở, bờ môi run run nén cơn cảm xúc, và kìa, hai tròng mắt y đã ướt sũng tự lúc nào!

  Ralph gào lên: “Đừng đi, Giu-se! Đưa Ma-ri-a quay lại đây!”

Tay chủ quán dang rộng hai cánh tay, miệng cười rạng rỡ:  “Mời ông bà ngủ lại trong phòng của tôi.”

  Cô  giáo bật khóc. Các cháu nhỏ thủ vai thiên thần  ùa cả ra sân khấu trong lúc khúc nhạc mừng giáng sinh trổi lên rộn rã... (Chuyện kể theo Lê Anh Dũng).



  Chuyện thứ hai:


Chị là Oshin – người giúp việc nhà cho một ông chủ ngoại ngũ tuần, rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn..


Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm.

Ông chủ bảo : Hôm nay việc nhiều, chị có thể về muộn hơn không?

Thưa được ạ, có điều đứa con trai nhỏ quá, ở nhà tối một mình lâu sẽ sợ hãi.

Ông chủ ân cần: Vậy chị hãy mang cháu đến cùng nhé.

Chị mang theo con trai đến. Đi đường nói với nó rằng : Mẹ sẽ cho con đi dự tiệc đêm.

Thằng bé rất háo hức. Nó đâu biết là mẹ làm Oshin là như thế nào kia chứ! Vả lại, chị cũng không muốn cho trí tuệ non nớt của nó phải sớm hiểu sự khác biệt giữa người giàu kẻ nghèo. Chị âm thầm mua 2 chiếc xúc xích.

Khách khứa đến mỗi lúc mỗi đông. Ai cũng lịch sự. Ngôi nhà rộng và tráng lệ… Nhiều người tham quan, đi lại, trò chuyện.

Chị rất bận không thường xuyên để mắt được đến đứa con nhếch nhác của mình. Chị sợ hình ảnh nó làm hỏng buổi lễ của mọi người.

Cuối cùng chị cũng tìm ra được cách : đưa nó vào ngồi trong phòng vệ sinh của chủ… đó có vẻ như là nơi yên tĩnh và không ai dùng tới trong buổi tiệc đêm nay.


Đặt 2 miếng xúc xích vừa mua để vào chiếc đĩa sứ, chị cố lấy giọng vui vẻ nói với Con : Đây là phòng dành riêng cho con đấy, nào tiệc đêm bắt đầu!

  Chị dặn con cứ ngồi yên trong đó đợi chị đón về. Thằng bé nhìn “căn phòng dành cho nó” thật sạch sẽ thơm tho, đẹp đẽ quá mức mà chưa từng được biết. Nó thích thú vô cùng, ngồi xuống sàn, bắt đầu ăn xúc xích được đặt trên bàn đá có gương, và âm ư hát… tự mừng cho mình.

  Tiệc đêm bắt đầu. Người chủ nhà nhớ đến con trai chị, gặp chị đang trong bếp hỏi.

Chị trả lời ấp úng: Không biết nó đã chạy đi đằng nào…

Ông chủ nhìn chị làm thuê như có vẻ có điều gì giấu giếm khó nói. Ông lặng lẽ đi tìm… Qua phòng vệ sinh thấy tiếng trẻ con hát vọng ra, ông mở cửa, ngây người:

  • Cháu nấp ở đây làm gì ? Cháu biết đây là chỗ nào không ?
  • Thằng bé hồ hởi : Đây là phòng ông chủ nhà dành riêng cho cháu dự tiệc đêm, mẹ cháu bảo thế, nhưng cháu muốn có ai cùng với cháu ngồi đây cùng ăn cơ!


Ông chủ nhà thấy sống mũi mình cay xè, cố kìm nước mắt chảy ra, ông đã rõ tất cả, nhẹ nhàng ngồi xuống nói ấm áp:

  • Con hãy đợi ta nhé. Rồi ông quay lại bàn tiệc nói với mọi người hãy tự nhiên vui vẻ, còn ông sẽ bận tiếp một người khác đặc biệt của buổi tối hôm nay.


Ông để một chút thức ăn trên cái đĩa to, và mang xuống phòng vệ sinh. Ông gõ cửa phòng lịch sự… Thằng bé mở cửa…

  • Ông bước vào: Nào chúng ta cùng ăn tiệc trong căn phòng tuyệt vời này nhé.


Thằng bé vui sướng lắm. Hai người ngồi xuống sàn vừa ăn ngon lành vừa chuyện trò rả rích, lại còn cùng nhau nghêu ngao hát nữa chứ…

Mọi người cũng đã biết. Liên tục có khách đến ân cần gõ cửa phòng vệ sinh, chào hỏi hai người rất lịch sự và chúc họ ngon miệng, thậm chí nhiều người cùng ngồi xuống sàn hát những bài hát vui của trẻ nhỏ…

  Tất cả đều thật chân thành, ấm áp!

  Nhiều năm tháng qua đi… Cậu bé đã rất thành đạt, trở nên giàu có, vươn lên tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhưng không bao giờ quên giúp đỡ những người nghèo khó chăm chỉ.


  Một điều quan trọng đã hình thành trong nhân cách của anh: Ông chủ nhà năm xưa đã vô cùng nhân ái và cẩn trọng bảo vệ tình cảm và sự tự tôn của một đứa bé 5 tuổi như thế nào…

(Chuyện kể theo Chu Hải Lượng).

  Ôi, còn biết bao điều phải kể trong đêm Giáng Sinh cho tất cả chúng ta phải không?







Đọc tiếp ...

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

Phôi pha

Rating:
Category:Music
Genre: Classical
Artist:TCS









           Ôm lòng đêm
           nhìn vầng trăng mới về
           nhớ chân giang hồ
           ôi phù du
           từng tuổi xuân đã già
           một ngày kia đến bờ
           đời người như gió qua

           Không còn ai
           đường về ôi quá dài
           những đêm xa người
           chén rượu cay
           một đời tôi uống hoài
           trả lại từng tin vui
           cho nhân gian chờ đợi

           Về ngồi trong những ngày
           nhìn từng hôm nắng ngời
           nhìn từng khi mưa bay
           có những ai xa đời quay về lại
           về lại nơi cuối trời
           làm mây trôi

           Thôi về đi
           đường trần đâu có gì
           tóc xanh mấy mùa
           có nhiều khi
           từ vườn khuya bước về
           bàn chân ai rất nhẹ
           tựa hồn những năm xưạ

          
TCS




Đọc tiếp ...

Tôn Giáo Tốt Nhất - Caibang'site

http://caibang9.multiply.com/journal/item/44/44?replies_read=21




Chôm từ nhà bác CB - Cám ơn bác nhé!



♥♥♥♥♥♥

















Chôm về đây rồi bác CB ơi!
Cám ơn Bác Caibang9 về slide này nhé!









Lại lụm lặt được từ trên net
http://gnuhel.wordpress.com/ton-gia%CC%81o-na%CC%80o-to%CC%81t-nha%CC%81t/


Tôn giáo nào tốt nhất?

Đây là một mẫu đối thoại ngắn giữa Thần học gia người Brazil, Leonardo Boff, và Đức Đạt Lai Lạt Ma…

 

Tại một cuộc hội thảo bàn tròn về “Tôn giáo và tự do” có Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi cùng tham dự. Lúc tạm nghỉ, tôi hỏi ngài vừa tinh nghịch vừa tò mò:

“Thưa ngài, tôn giáo nào tốt nhất? ”

Tôi nghĩ ngài sẽ nói: “Phật giáo Tây tạng” hoặc “Các tôn giáo phương Đông, lâu đời hơn Ki-tô giáo nhiều”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma trầm ngâm giây lát, mỉm cười và nhìn vào mắt tôi…

Điều này làm tôi ngạc nhiên vì tôi biết đây là 1 câu hỏi ranh mãnh.

 

Ngài trả lời:

“Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa anh đến gần Đấng tối cao nhất. Là tôn giáo biến anh thành con người tốt hơn”.

 

Để giấu sự bối rối của tôi trước 1 câu trả lời đầy khôn ngoan như thế, tôi hỏi:

“Cái gì làm tôi tốt hơn? ”

 

Ngài trả lời:

“Tất cả cái gì làm anh

Biết thương cảm hơn

Biết theo lẽ phải hơn

Biết từ bỏ hơn

Dịu dàng hơn

Nhân hậu hơn

Có trách nhiệm hơn

Có đạo đức hơn”.

 

“Tôn giáo nào biến anh thành như vậy

Là tôn giáo tốt nhất”.

 

Tôi thinh lặng giây lát, lòng đầy thán phục, ngay cả bây giờ, khi nghĩ đến câu trả lời đầy khôn ngoan và khó phản bác:

“Anh bạn tôi ơi! Tôi không quan tâm đến tôn giáo của anh hoặc anh có ngoan đạo hay không,

Điều thật sự quan trọng đối với tôi là cách cư xử của anh đối với người đồng đẳng, gia đình, công việc, cộng đồng và đối với thế giới.

 

Hãy nhớ rằng vũ trụ dội lại hành động và tư tưởng của chúng ta.

 

Quy luật của hành động và phản ứng không chỉ dành riêng cho vật lý.
Nó cũng được áp dụng cho tương quan con người.
Nếu tôi ở hiền, thì tôi gặp lành,
Nếu tôi gieo gió, thì tôi gặt bão.

Những gì ông bà nói với chúng ta là sự thật thuần túy.
Chúng ta luôn nhận được những gì chúng ta mong muốn cho người khác.
Hạnh phúc không phải là vấn đề số mệnh.
Đó là vấn đề lựa chọn.”

 

Cuối cùng ngài nói:

“Hãy suy tư cẩn thận vì Tư tưởng sẽ biến thành Lời nói,

Hãy ăn nói cẩn thận vì Lời nói sẽ biến thành Hành động,

Hãy hành xử cẩn thận vì Hành động sẽ biến thành Thói quen,

Hãy chú trọng Thói quen vì chúng hình thành Nhân cách,

Hãy chú trọng Nhân cách vì nó hình thành Số mệnh,

Và Số mệnh của anh sẽ là Cuộc đời của anh.

… và …

Không có tôn giáo nào cao trọng hơn Sự thật.”

 

 

 

Your Religion Is Not Important

 
The following is a brief dialogue between a Brazilian theologist Leonardo Boff and the Dalai Lama. 
Leonardo is one of the renovators of the Theology of Freedom. 
In a round table discussion about religion and freedom in which Dalai Lama and myself were participating at recess. 
 
I maliciously, and also with interest, asked him: 

      “Your holiness, what is the best religion?”
 
I thought he would say:

     “The Tibetan Buddhism”
     “The oriental religions, much older than Christianity”
or 

Dalai Lama paused, smiled and looked me in the eyes ….
which surprised me because I knew of the malice 
contained in my question. 

 

He answered: 
      “The best religion is the one that gets you closest to God. 
        It is the one that makes you a better person.”

To get out of my embarassment with such a wise answer, I asked:
      “What is it that makes me better?”

He responded:
     “Whatever makes you
                         more Compassionate,
                         more Sensible,
                         more Detached,
                         more Loving,
                         more Humanitarian,
                         more Responsible,
                         more Ethical.”
  
    “The religion that will do that for you is the best religion”

I was silent for a moment, marvelling and even today 
thinking of his wise and irrefutable response:
    “

I am not interested, my friend, about your religion 
      or if you are religious or not.

    “What really is important to me is your behaviour in 
      front of your peers, family, work, community, 
      and in front of the world.

 
 
 
 
 
    “Remember, the universe is the echo of our actions and our  thoughts.
    “The law of action and reaction is not exclusively for physics.  
      It is also of human relations.
      If I act with goodness, I will receive goodness.
      If I act with eviI, I will get evil.
    “What our grandparents told us is the pure truth. 
      You will always have what you desire for others. 
      Being happy is not a matter of destiny. 
      It is a matter of options.”
 
 
 
 

 

Finally he said:
   “Take care of your Thoughts because they become Words.
     Take care of your Words because they will become Actions.
     Take care of your Actions because they will become Habits.
     Take care of your Habits because they will form your Character.
     Take care of your Character because it will form your Destiny,
     and your Destiny will be your Life
     … and …

  “There is no religion higher than the Truth.

Đọc tiếp ...

"Mùa đông đã qua " ... chưa ?

Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010

Bồ tát Tất đạt đa thành Phật - Đạo Phật Ngày Nay

http://www.daophatngaynay.com/vn/duc-phat/thanh-dao/5765-Phat-Thanh-Dao.html
      


Đức Phật không có thành đạo, vì sao? Vì Phật là đạo và đạo là Phật. Ngoài đạo không có Phật để thành và ngoài Phật không có đạo để chứng.

Thế thì tại sao, hàng năm vào ngày mồng tám tháng chạp âm lịch, Tăng Ni Phật Tử Việt Nam thường long trọng tổ chức kỷ niệm ngày lễ Phật thành đạo nhỉ?

Với câu hỏi ấy, ta có thể trả lời với những ý nghĩa như sau:






1. Kỷ niệm ngày vị Bồ tát Nhất sanh bổ xứ thành Phật:


  Kỷ niệm Phật thành đạo là kỷ niệm ngày Bồ tát Tất đạt đa sau những tháng năm dài xuất gia tu tập đã tự mình nỗ lực đoạn trừ hoàn toàn các lậu hoặc, từ thô đến tế và đã chứng nhập thể tính chân thực của đạo giải thoát và giác ngộ. Ấy là ngày Bồ tát Tất đạt đa từ địa vị của một vị Bồ tát Nhất sanh bổ xứ, bước lên địa vị của bậc giải thoát và giác ngộ hoàn toàn.



  Vì vậy, ngày mồng tám, tháng chạp, âm lịch là ngày Tăng Ni Phật Tử Việt Nam kỷ niệm ngày Bồ tát Tất đạt đa thành Phật, chứ không phải kỷ niệm ngày Phật thành Phật.



Vì Phật là viên giác, nên không có gì để được hay mất, để thành hay bại và vì Phật là thường tại ở trong tịch diệt, nên không có chủ thể năng chứng và đối tượng để chứng. Chủ thể và đối tượng thường trực phân ly ở nơi thế giới thường nghiệm của nhận thức phàm tục, chứ ở nơi thế giới của tuệ giác thường trực và tròn đầy, thì chủ thể và đối tượng đều sáng trong, rỗng lặng và tịch diệt.


Nên, kỷ niệm ngày Phật thành đạo là kỷ niệm ngày Bồ tát đạo viên thành Phật đạo của Bồ tát Tất đạt đa.









2. Kỷ niệm ngày vị Bồ tát viên thành đại nguyện và đại hạnh:


Kỷ niệm Phật thành đạo là kỷ niệm ngày mà Bồ tát Tất đạt đa viên thành chất liệu đại nguyện và đại hạnh. Viên thành đại nguyện, vì vô lượng vô số kiếp về trước, từ nơi Bồ đề tâm, Bồ tát Tất đạt đa đã từng quỳ trước chư Phật quá khứ, phát khởi đại nguyện với đầy đủ hai chất liệu đại trí và đại bi.


  Với chất liệu đại trí, Bồ tát đã nỗ lực học hỏi không hề biết mỏi mệt với các bậc thiện hữu tri thức và luôn luôn hết lòng phụng sự các bậc thiện hữu tri thức để được học hỏi, nhằm trau dồi trí tuệ đến chỗ thấy biết chân thực hoàn toàn đối với mọi sự hiện hữu và không hiện hữu, đối với các pháp sinh diệt và không sinh diệt. 


  Với chất liệu đại bi, Bồ tát Tất đạt đa đã thực tập sự thương yêu và trân quí những gì tốt đẹp vốn có nơi tự thân, vốn có ở nơi mọi người và muôn loài. Bồ tát đã thực tập sự thương yêu chân thực từ một người cho tới nhiều người, từ một loài cho đến muôn loài và thương yêu và bảo vệ ngay cả cỏ cây, hoa lá, núi rừng biển cả và thiên nhiên.



  Và viên thành đại hạnh là do từ đại nguyện ấy, Bồ tát Tất đạt đa đã trải qua vô lượng vô số kiếp, tinh cần ngày đêm không biết mỏi mệt để biến đại nguyện trở thành hiện thực của đại hạnh. Nghĩa là nguyện bao nhiêu thì hạnh bấy nhiêu.


  Đối với Bồ tát, nguyện và hạnh không hề tách rời nhau, dù chỉ là khoảnh khắc. Vì vậy, đối với Bồ tát, nguyện là hạnh và hạnh là nguyện.


  Đối với bản thân, Bồ tát có bao nhiêu phiền não, thì có bấy nhiêu hạnh và nguyện để đoạn trừ và dứt sạch.


  Đối với chúng sanh có bao nhiêu loài đang bị khổ đau, thì bồ tát có bấy nhiêu hạnh nguyện, phương pháp và hình tướng thích ứng để giúp chúng sanh nhiếp phục và chuyển hóa những nguyên nhân tập khởi khổ đau ấy, khiến cho những tập khởi khổ đau của họ không còn, tâm của họ được an trú vững chãi ở trong sự rỗng lặng của Niết bàn tuyệt đối.


  Nguyện đưa tất cả chúng sanh vào ở trong sự rỗng lặng của Niết bàn tuyệt đối gọi là đại nguyện hay viên thành đại nguyện.

Nếu nguyện mà thiếu nội dung ấy, thì không thể gọi là viên thành đại nguyện.

Nguyện cho mình thành Phật và nguyện cho hết thảy chúng sanh cũng đều thành Phật, nguyện như vậy gọi là viên thành đại nguyện.

Biến đại nguyện ấy trở thành đại hạnh. Hạnh và nguyện ấy không hề rời nhau trong mỗi tâm niệm và trong mọi biểu hiện của mọi động tác, gọi là đại hạnh hay viên thành đại hạnh của bồ tát.


Vậy, Tăng Ni Phật Tử Việt Nam kỷ niệm Phật thành đạo là kỷ niệm ngày Bồ tát Tất đạt đa viên thành đại nguyện và đại hạnh ấy của tâm bồ đề.











3. Kỷ niệm ngày vị Bồ tát chứng nhập viên mãn Phật tam thân:

Phật tam thân gồm:
  • Phật pháp thân, 
  • Phật báo thân và
  • Phật ứng hóa thân.


Phật pháp thân, nghĩa là bản thể thanh tịnh, không sinh, không diệt của vạn pháp là thân của Phật. Thân ấy của Phật siêu việt đối với mọi không gian và đối với mọi thời gian, nên thân ấy đối với mọi không gian và đối với mọi thời gian nó vẫn nghiễm nhiên thường tại. 


  Phật báo thân, nghĩa là thân thể của Phật là do tu tập giới, định, tuệ và các pháp lục độ, nên đã đoạn trừ hoàn toàn các lậu hoặc thuộc về dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Vì vậy, báo thân của Phật là thân viên mãn của các pháp thuộc về phước đức và trí tuệ vô lậu. Thân ấy cũng là thân thường tại không sinh diệt. Nó không sinh diệt, vì nó là kết quả tựu thành từ các pháp vô lậu. 


  Phật ứng hóa thân, nghĩa là thân thể của Phật sinh khởi từ đại nguyện và đại hạnh để giáo hóa làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh. Thân ấy biểu hiện qua nhiều hình tướng khác nhau, tùy theo y báo và chánh báo của chúng sanh trong từng thế giới mà Phật biểu hiện thân thể thích ứng theo từng chủng loại để hóa độ.


Thân nầy biểu hiện đầy đủ các mặt gồm:
  • Đản sanh,
  • Thành đạo,
  • Chuyển Pháp luân và
  • Niết bàn.


Chư Phật trong ba đời và mười phương thế giới, kể từ khi các Ngài phát tâm bồ đề hành bồ tát đạo, cho đên khi viên thành đại nguyện và đại hạnh, tức là các Ngài đều chứng nhập Phật pháp thân thanh tịnh, viên mãn Phật báo thân và có khả năng biểu hiện muôn ngàn ức thân hay vô lượng thân tướng theo hạnh và nguyện để giáo hóa chúng sanh. Do đó, bất cứ bồ tát nào khi thành tựu bậc Toàn giác đều có đầy cả ba thân như vậy. 


Nên, Tăng Ni Phật Tử Việt Nam kỷ niệm ngày Bồ tát Tất đạt đa thành Phật, chính là kỷ niệm ngày Bồ tát thành tựu ba thân ấy vậy. 










4. Kỷ niệm ngày ánh sáng Trí tuệ, Từ bi và hòa bình xuất hiện và tỏa chiếu cùng khắp: 


Ngày thành Phật của Bồ tát Tất đạt đa không những quan trọng đối với Tăng Ni Phật tử chúng ta, mà còn quá ư quan trọng đối với tất cả nhân loại và muôn loài. 


Tại sao? Vì đối với Tăng Ni Phật tử, chúng ta có một bậc Thầy giác ngộ hoàn toàn, một bậc Đạo sư có đầy đủ trí tuệ, Từ bi và hùng lực để dẫn dắt chúng ta vượt qua biển đời sinh tử để đi đến nơi hạnh phúc tịnh lạc của Niết bàn tuyệt đối. 


Đối với nhân loại, Ngài là một bậc Đạo sư, đầy đủ Trí tuệ và Từ bi đã công bố giáo pháp đem lại hòa bình an lạc cho nhân loại.


Như ông Ban ki Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã nói trong Thông điệp Đại lễ Vesak 2008 như sau: “Hơn hai ngàn năm trăm năm qua, những lời dạy của đức Phật vẫn tiếp tục là kim chỉ nam và đã mang lại ý nghĩa cho cuộc đời của hàng trăm triệu người trên thế giới. Việc tổ chức hàng năm Đại lễ Vesak là cơ hội để Phật tử xác quyết niềm tin vào giáo pháp của Ngài, đồng thời nêu cao giáo lý Từ bi, Trí tuệ và Hòa bình mà Ngài đã thuyết giảng,…” 


Như vậy, đối với nhân loại, ngày Bồ tát Tất đạt đa thành đạo chính là ngày thành tựu đời sống hòa bình, đời sống của trí tuệ và từ bi, đồng thời cũng là ngày công bố giáo lý hòa bình và đời sống ấy cho nhân loại bằng chính con đường mà Bồ tát Tất đạt đa đã chứng nghiệm và giác ngộ hoàn toàn.






5- Kỷ niệm ngày mở ra cách nhìn mới cho nhân loại:


Ngày Bồ tát Tất đạt đa thành Phật ở nơi cõi Ta ba nầy là mở ra  cho nhân loại một cách nhìn mới, một cách tư duy mới, một cách phát ngôn mới, một cách hành động mới, một cách sống mới, một cách nỗ lực mới, một cách ghi nhận mới và một cách trầm tĩnh mới. 


  Cách nhìn mới là cách nhìn không bị rơi vào những cục bộ phiến diện do sự điều động bởi những nhận thức sai lầm từ một bản ngã phàm tục hay siêu nhiên. Cách nhìn mới ấy, là cách nhìn thấy rõ mọi sự hiện hữu trong sự tương quan duyên khởi.


  Một sự hiện hữu có mặt trong mọi sự hiện hữu và mọi sự hiện hữu đang dung chứa ở trong một sự hiện hữu. Chúng hiện hữu với nhau trong sự dung thông toàn thể, sống động mà không có bất cứ một cá thể nào có thể tồn tại độc lập. Sự tồn tại của một cá thể độc lập kể cả cá thể siêu nhiên chỉ là những ý niệm điên đảo vọng tưởng, chúng khởi lên từ tâm thức yếu hèn, hay tâm thức đầy cao  ngạo và mù quáng. 


  Tư duy mới là tư duy không thiết lập trên nên tảng hữu ngã mà trên nền tảng của các pháp duyên khởi vô ngã, để chứng nghiệm tự tánh viên thành nơi vạn hữu.


  Cách phát ngôn mới là cách phát ngôn không quay về cho bản ngã hay cho bất cứ một cá thể nào mà chỉ nhắm tới hiển thị sự thực làm lợi ích cho toàn thể. 


  Cách hành động mới không phải là cách hành động nhắm tới lợi ích cho cá nhân mình mà cho tất cả mọi người và muôn loài. Cách hành động ấy có khả năng làm ngưng chỉ những nguyên nhân sinh khởi khổ đau và là động cơ dẫn sinh mọi đời sống an lạc. 


Cách sống mới là cách sống giản dị mà sâu lắng, đơn giản mà thanh cao, không đặt đời sống của mình trong tháp ngà ảo vọng mà đặt đời sống của mình liên hệ đến nhân quả tốt đẹp không phải chỉ đời nầy mà cả nhiều đời về sau; không phải chỉ biết đặt sự liên hệ đời sống của mình trong một phạm trù mà là toàn thể và không đặt sự tồn tại sinh mệnh của chính mình ở trong ngũ dục mà ở trong sự tịch tịnh các dục. 


  Cách nỗ lực mới là nỗ lực nhìn thấy sự thực của khổ đau mà chuyển hóa những nguyên nhân của nó, chứ không phải nỗ lực tránh né hay khắc phục hậu quả khổ đau; nỗ lực mới là nỗ lực phát huy những tiềm năng tốt đẹp vốn có và nỗ phát huy những tiềm năng ấy đến chỗ toàn hảo; nỗ lực mới là nỗ lực khơi mở và yểm trợ cho những người khác nhận ra được tiềm năng tốt đẹp vốn có của họ và giúp cho họ phát triển tiềm năng ấy đến chỗ toàn hảo, để cho tất cả thế giới đều được sống ở trong thế giới toàn hảo và được bảo chứng bởi những chất liệu toàn hảo mà do chính hành động tốt đẹp của mỗi người tạo ra cho mọi người và mọi người tạo ra cho mỗi người. 


  Cách ghi nhận mới là cách ghi nhận không lầm lẫn giữa cái nầy với cái kia, giữa tác nhân nầy với tác nhân kia, giữa tác duyên nầy với tác duyên kia, với bản chất nầy với bản chất kia, với hiện tượng nầy với hiện tượng kia,…với cách ghi nhận mới như vậy, chúng có tác dụng tạo ra sự trầm tĩnh sâu lắng cho tâm ta, khiến cho tâm ta càng lúc càng vững chãi, không bị tác động bởi những hấp dẫn của ngũ dục thế gian. Sống ở đâu, lúc nào và tiếp xúc với ai cũng có ý thức sáng trong, tự chủ và tĩnh tại. 


Bởi vậy, ngày thành đạo của Bồ tát Tất đạt đa đã mở ra cho nhân loại một kỷ nguyên mới về sự hiểu biết, về hành động, cách phát ngôn,… tất cả đều chuyển tải nội dung của trí tuệ và từ bi toàn hảo, đem lại sự an lạc và hòa bình cho những ai, cho những cộng đồng nào biết chấp nhận và sống bằng đời sống có nội dung của chất liệu ấy. 


Không có ngày thành đạo của Bồ tát Tất đạt đa, sẽ không có sự kiện chuyển Pháp luân của Ngài ở vườn nai, và ở trên đời nầy không bao giờ có Phật, Pháp, Tăng xuất hiện một cách toàn vẹn đầy đủ cả sự và lý làm chỗ nương tựa an ổn cho chư Thiên và loài người trong biển đời sinh tử. 


Vì vậy, kỷ niệm ngày Bồ tát Tất đạt đa thành Phật, Tăng Ni Phật tử chúng ta, không phải chỉ kỷ niệm suông trên ngôn ngữ, trên những hiểu biết tri thức hay trên những biểu hiện lễ nghi trống rỗng mà phải từ nơi niềm tin chân thực và trái tim bồ đề của chúng ta. Và chúng ta càng không nên biến ngày ấy trở thành một ngày lễ hội mà phải biết biến ngày ấy là ngày của chánh kiến, chánh trí và chánh giải thoát.


Hãy giải thoát cho nhau thoát khỏi những ràng buộc của tham sân si, cố chấp và tà kiến; hãy mở ra cho nhau những buộc ràng vô lối, những qui ước phàm tục và hãy hiến tặng cho nhau những tự do căn bản và tối thiểu của tâm hồn, để từ đó cùng nhau tu tập bước tới địa vị giác ngộ toàn hảo, đem lại lợi ích cho hết thảy muôn loài. 


Chúng ta nỗ lực thực tập và nguyện sống với những gì cao quí của hạnh và nguyện như thế là chúng ta đã làm cho ngày thành đạo của đức Thế Tôn chúng ta hiện hữu một cách sống động và thực tế. Ngày cao quí ấy đã, đang và sẽ đến với chúng ta và chúng ta cũng đã, đang và sẽ đi đến với ngày ấy một cách toàn hảo không phải chỉ thuần túy bằng đức tin mà bằng chính hành động “quên mình giữa tất cả mọi người của chúng ta”.

Thích Thái Hòa





Đọc tiếp ...

Bạn từ đâu đến..



Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

free counters


Pageviews: 374,323 - 23/09/2016

Sắc tím Đài Đông

Sắc tím Đài Đông

Sương khói




Suy tư vầng trán thêm gầy
Em ơi! khói thuốc vàng tay vẫn buồn..





Và mây vẫn trôi giữa dòng đời.......
................ bụi bặm...
..... Người đi qua đời.. chợt.. ...
............cũ đến chẳng còn quen.......
................. TTM