Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010
Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2010
Từ Công Phụng
Rating: | |
Category: | Music |
Genre: | Classical |
Artist: | Từ Công Phụng |
CÁNH CHIM VÙNG HOANG DẠI
“Tim tôi cánh chim vùng hoang dại
Đã thấy trong mắt em cả một phương trời”
(Tagore)
Lung linh lung linh hàng nến long lanh
Trong đôi mắt em đầy những ưu tư
Ôi đôi mắt buồn dịu vợi
Tim tôi cánh chim vùng hoang dại
Đã thấy trong mắt em cả một phương trời.
Mùa thu năm nao đã trở lại
Giòng sông chia ly vẫn biền biệt
Hồn em chơi vơi hoài trong dĩ vãng mù khơi
Bay đi bay đi từng cánh chim di
Nghiêng trong mắt em một thoáng hương xưa
Em nghe nỗi buồn vời vợi
Tim tôi cánh chim vùng hoang dại
Đã khuất trong mắt em bằng bặt lối về
Mùa thu ra đi không trở lại
Và anh ra đi không trở lại
Buồn thương cho em mộng chưa chín tới đã tàn phai
Có ai tắm được hai lần trên một giòng sông
Mà em bơi mãi một giòng trong ký ức
Thu dìu em về trên những lối rêu xưa
Lòng hiu hắt, đứng bên bờ thương nhớ
Nhớ gió thu sang xôn xao hàng lá xôn xao
Nghiêng trong mắt em vàng lá thu rơi
Ôi ! thu đã về gợi sầu
Tim tôi cánh chim vùng hoang dại
Đã thấy trong mắt em, một mùa thu tàn
Ngàn năm mây bay ngang trời rộng
Mà sao tim em như biển động
Buồn thương cho em, mộng chưa chín tới đã tàn phai
Trong chương trình Nhạc Thính Phòng 2004 tại Cullen Hall
- University Of Houston 2004
ÂM THẦM MƯA
Từ Công Phụng
1988
Espressivo
Em về gọi nắng sau hè
Lâu rồi nắng cũng chẳng về với em
Con chim làm tổ vườn bên
Cũng bay mất dạng từ đêm bão lùa
Lệ người nhỏ lạnh sông mưa,
em ngồi đợi nắng đong đưa sợi buồn
Nhưng sao nắng vẫn biệt tăm
Em tôi hong tóc âm thầm mưa bay
Quê hương sao mãi đọa đày
Trùng trùng thăm thẳm phương mây u hoài
Cuối vườn còn sót nụ mai
Cánh hoa hay cánh sầu dài trong em
Ngồi đây hồn những hắt hiu
Trong chiều tịch mịch trong chiều cô liêu
Em về gọi nắng bao mùa
Lâu rồi nắng cũng chẳng lùa vào song
Một giòng sông nhớ mênh mông
Mi em ngấn lệ một đời thương thân
Chiều mưa âm thầm mưa
Hồn em âm thầm mưa
chút gì còn lại trong em
chút gì còn lại trong tôi
chút hồn luân lạc sầu phơi cuối đời
BÀI CHO EM
1965
Chiều nay ngồi viết riêng cho em
Cho em bài hát êm đềm, trôi theo từng tiếng tơ mềm
Nhờ mây gửi đến riêng cho em
Cho em ngàn lời yêu thương, trôi trên nụ cười phong kín
Mùa Thu chợt đến trong cô đơn
Buồn bay lên mờ lấp khung trời chiều lạnh lùng
Trời còn gọi tiếng mưa đêm nay
Mưa ơi! Đừng làm buồn mắt em thơ ngây
Ô hay! Mùa Thu đến bao giờ
Mưa bay buồn giăng mắc khung trời
Người về từ trên đó để nhìn làn môi thắm
Cớ sao em còn buồn để mùa Thu đến rồi đi
Giòng sông nào vắng xa chưa em
Ru lên hồn tuổi thơ này, thêm một lần chuốc u buồn
Hồn lên ngàn phím tơ vương êm
Ru em bằng lời ca đêm, ru lên tuổi buồn em mang
Giòng sông rồi vắng xa thôi em
Đời trôi theo ngày tháng, mang nhiều kỷ niệm buồn
Tuổi thơ còn có mơ không em
Hay trôi miệt mài ngày tháng trong cô liêu
BÂY GIỜ THÁNG MẤY
Andantino
Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em?
lênh đênh ngàn mây trôi êm đềm
Chiều nay nếu em đừng hờn dỗi,
trách nhau một lời thôi
Tâm hồn mình đâu lẻ đôi.
Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em?
Anh đi tìm màu hoa em cài
Chiều nay nhớ em rồi và nhớ
áo em đẹp màu thơ,
môi tràn đầy ước mơ
Mai đây anh đưa em đi về,
mưa giăng chiều nắng tàn
cho buốt lạnh chúng mình.
Em ơi, thôi đừng hờn anh nữa,
nhìn nhau buồn vời vợi,
để mùa đông buốt giá bờ vai mềm.
Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em?
Anh đi tìm mùa xuân trên đời
Mùa đông chết đi rồi mùa xuân
mắt em đẹp trời sao
cho mình thương nhớ nhau.
Tài Liệu tham khảo: Minh Phát xuất bản ngày 14 tháng 3 năm 1967
BÂY GIỜ THÁNG MẤY (Ca khúc 2)
1964
Bây giờ là tháng mấy?
Mình xa nhau đây em
Chiều nay trời mây đầy
Cho lạnh buốt vai gầy
Ngày cũ mình còn đôi
Mà nay em hờn giỗi
Thất hẹn một lần thôi
Để mộng vỡ tan rồi
Bây giờ là tháng mấy?
Chiều nay sao mưa bay
Nhớ em mấy cho vừa
Đàn lạc phím ru hờ
Chiều rơi nhẹ vào mắt
Trời chớm đông lạnh ngắt
Gió lay nhẹ hàng cây
Dáng em mờ trên mây
Mai đây em đi về
Có ai đưa chân mềm
Hôn làn tóc lưng thềm
Mà từng đêm anh đã trót
Ngày đó có anh chờ
Và nay biết ai đợi
Để đưa em đi về
Khi cuộc vui đã tan
Bây giờ là tháng mấy?
Mùa hoa đã phai chưa
Tìm quên mùa thương này
Trong nhạc lắng cung đàn
Màu mắt em còn đó
Nhìn áng mây chiều gió
Lướt bay về trời cũ
Đâu nữa ngày mộng mơ
Bây giờ là tháng mấy?
Chiều anh đi quên đường
Tìm màu hoa hương cũ
Em cài áo làm duyên
TÀI LIỆU THAM KHẢO: Tình Khúc Từ Công Phụng,
Tổ Hợp Gió xuất bản năm 1968 và tái bản 1970,
Tác Giả tái xuất bản lại tại Hoa Kỳ 1995 (Phạm Anh Dũng)
CÒN MỘT BUỔI CHIỀU
Từ Công Phụng
Chiều về im vắng
mây trắng bay, mây trắng bay trên làn tóc diễm huyền
Còn chiều nay nữa
nắng vẫn vương, nắng vẫn loang vàng vọt trên hè phố
Em có nghe giọt buồn rơi vào mắt
Nghe lối xưa mưa lạc vào thương nhớ
Trong khoảng chiều buồn ngơ ngác đợi ai
Đợi mùa thu tới
mưa hắt hiu, mưa hắt hiu trên thành phố u buồn
Còn chiều nay nữa
anh ước ao, anh khát khao được làm muôn ngàn nắng
Sẽ xóa tan một trời mây trầm lắng
Cho dáng em không hao mòn năm tháng
Ước mơ này xin đừng chắp cánh bay xa
Mùa thu mây thấp
cúi xuống hôn làn tóc
vướng víu trên tầm tay
đưa em về lối này
Làm sao anh biết
trời mùa thu cứ rơi rơi hoài
Giọt nước mắt muôn đời
làm rét mướt hồn anh ...
Nên ...
Còn chiều nay nữa
em nói đi, em khóc đi cho cạn hết u sầu
Rồi ngày mai sẽ
xa vắng nhau, nghe bước chân lạc loài trên hè phố
Nghe dáng em gợi buồn lên ngày tháng
Mang ước mơ trong bao mùa thương nhớ
Thương tuổi trẻ lưu đày trong kiếp lẻ loi
ĐÊM ĐỘC THOẠI
Từ Công Phụng
Rồi anh buồn đếm sao trời bước đi.
Đi trên môi mềm và chẩy trên ngàn suối tóc lưng thềm.
Nhẹ với tầm tay lên cuối trời gọi mắt em dịu hiền nhìn anh như thầm nói.
Ngàn kiếp không phai niềm luyến thương,
Ô ! sao em buồn chỉ nhìn thôi và không nói năng gì.
Còn đó vòng tay đan tuổi mộng đẹp mắt thiên thần nhoà trong ánh sao đêm.
Ôi ! tiếng hát em đêm nào mọc cánh bay đi lạc vào vùng trời mưa lạnh ngắt.
Ôi ! những cánh tay đem buồn ghì lên vùng tuối trắng rót sầu trên tiếng hát đi hoang.
Ngày đã xa nhau rồi đó em.
Ô hay ! bây giờ còn mình anh ngồi đan ngón tay gầy.
Ngày đó dìu nhau trong khoảng chiều, giờ cách nhau rồi mình anh thấy cô liêu.
ĐÊM KHÔNG CÙNG
Buồn rơi giữa đêm mù lẻ loi, sao người còn đi hoài đi mãi
Cho tôi hoang vắng trong đêm dài, buồn rơi lẻ loi
Nỗi muộn phiền trên vùng tóc rối, khi trời còn đi vào đêm tối
Xin thương yêu sưởi ấm đôi môi
Buồn rơi trên tâm hồn lẻ loi, thương hình hài con người nhỏ bé
Nghe bơ vơ tiếng ru ai về, ngủ đi người yêu
Thôi nụ cười em đừng chợ tắt cho một loài hoa đừng héo hắt
Cho tôi vẫn vô cùng một mình
Tìm nhau từng đêm mông lung nên không cùng
Và đêm xanh xao nên đêm gầy
Đêm bơ vơ như cuộc đời chúng mình
Và em, và tôi, và đôi môi dậy tiếng hát là chứng tích một cuộc tình
Trên giòng sông vỗ cánh bay đi
Và em, và tôi, và đôi môi dậy tiếng hát là chứng tích một cuộc tình
Trên giòng sông vỗ cánh bay đi
Niềm vui như mây trời còn trôi, trôi miệt mài trên giòng sông trắng
Trên hai vai tuổi xuân đã vàng
Còn đâu niềm vui, trên nụ cười ru người đã tắt
Xin một lần diễm huyền mái tóc, đi vào đời cho ấm đôi môi
Lệ rơi trong đêm dài lẻ loi, buồn rơi trên tâm hồn lẻ loi
Buồn rơi trên tâm hồn lẻ loi, trên tay người lẻ loi, trên tâm hồn lẻ loi
Tài liệu tham khảo: Trên Ngọn Tình Sầu
Tuyển Tập 12 tình khúc Từ Công Phụng
ĐỜI BỖNG PHÙ DU
Tôi như người ru mộng
sống cuộc đời bềnh bồng
ngó quanh đời quạnh hiu
Buồn rơi theo năm tháng
chết trên lưng tháng ngày
Tôi như loài cỏ dại
tôi như loài cỏ dại
suốt một đời chênh vênh,
suốt một đời buồn tênh .
Em có thương thì xin chút hiền ngoan thật lòng
vì cõi đời này là những đam mê là những chia ly
là những đớn đau lẻ loi
Nên vẫn hoài còng đi se cát
Biển nhớ mênh mông
tình vẫn hư không ... đời đời
Tôi như giòng sông cạn
cuốn quanh đời mệt nhoài
cuốn theo giòng nghiệt ngã
Buồn rơi theo năm tháng
úa trên lưng tháng ngày
Tôi mang hồn cỏ dại
ngu ngơ tự hỏi lòng
bỗng một ngày thiên thu
bỗng một đời phù du
@
ĐỪNG NỮA NHÉ, CHIA LÌA
Từ Công Phụng - Du Tử Lê
1994 - Van lơn, tình cảm
Và em nữa cách gì ta trốn mãi
Chạy muôn đời chiếc bóng vẫn đeo theo
Sông dấu mặt nghìn năm trong mắt buồn
Bỗng một ngày nức nở cuốn ta theo
Vẫn là em ngực chiều chim tắt thở
Gai ăn năn cào rách buổi trưa người
Môi nguyệt quế lỡ thì môi ở trọ
Một góc vườn em đỏ mẫu đơn tôi
Và em nữa nắng xanh và gió biếc
Tôi thọ thương tiếng hát cẩn đêm hoa
Sóng khua đập cũng chỉ đôi ghềnh đá
Em đập khua cùng khắp trái tim xa
Và yêu dấu tình cờ gươm giáo đó
Xẻ phân tôi thành triệu miếng tương tư
Ai dám bảo thịt da không muốn khóc
Nhìn tôi đi em sẽ hiểu mưa về!
Này yêu dấu tôi là cây xác pháo
Nổ tan thây từng buổi thiếu hơi nhau
Người vô nhiễm: mặc đời tôi ném đá
ngay hôm nay
đừng nữa nhé chia lìa
Tài Liệu tham khảo:
Trích tập nhạc: "Một Góc Đời Phôi Pha" của Từ Công Phụng
@
GIẬN HỜN
Từ Công Phụng
Nguyễn Đình Nhạc
Aug. 1997 - Van lơn, tình cảm
Em hờn anh dáng buồn như liễu rũ
Em không nhìn trời sáng hóa thành đêm
Và không nói vàng son thành tượng đá
Em quay mình sỏi đá cũng buồn theo
Anh buông viết sầu lên nhà vắng lặng
Muối sương sa lòng mặn thấu tâm can
Tiếng cười xưa đơn độc lại càng mau
Theo gió vút lời thân thương tả tơi
Chỉ vài phút thôi mà trầm tư vương đáy hồn
Chỉ vài phút thôi những u buồn như suối nguồn
Lạnh lùng thấm không gian
Nhạt nhòa dấu truân chuyên
từng ngày xưa yêu dấu sống bên nhau đầm ấm
Em hờn anh dáng buồn như liễu rũ
Nét u hoài đầy ắp những yêu thương
và không nói lòng anh sầu nặng trĩu
Thấy em buồn sỏi đá cũng buồn theo
Tài Liệu tham khảo: Trích tập nhạc: "Một Góc Đời Phôi Pha" của Từ Công Phụng
GIÁNG SINH XANH
Từ Công Phụng
Ðêm rất xanh
Một mùa đông ngàn năm chẳng quên
Một mùa đông tình lên chứa chan
Là mùa đông Chúa Giáng Sinh
Ðêm rất xanh
Từ hang đá lừa chiên tối tăm
Mùa đông ấy sáng lên rực rỡ
Tiếng reo mừng khúc ân tình
ĐK:
Kia muôn ánh sao
Cùng muôn trái tim
Hòa tiếng hát mừng
Mùa đông mới
Mừng đêm rất xanh
Mừng chúa Giáng Sinh
Mừng tiết cao đất trời
Ðêm rất xanh
Bài tình ca ngàn năm vẫn xanh
Cùng lời ru gửi muôn trái tim
Mừng ngày vui Chúa Giáng Sinh
Ðêm rất xanh
Bài tình ca mùa đông thiết tha
Làm tan vỡ trái tim lạnh giá
Mãi ngủ vùi tháng năm dài
GIỌT LỆ CHO NGÀN SAU
Lối rêu xưa sẽ mờ dấu chân người
người buồn cho mai sau, cuộc tình ta tan mau
Thoáng như chiếc là vàng bay
mùa thu qua, mùa thu qua hững hờ
Nhìn nhau cho thêm đau, nhìn nhau cho mưa mau
Mưa trên nụ cười mưa trên tình người
lệ nào em sẽ khóc ngàn sau
Với đôi tay theo thời gian tôi còn
một trời mây lang thang, một mình tôi lang thang
Lá vẫn rơi bên thềm vắng
từng thu qua, từng thu qua võ vàng
Nhìn nhau cho thêm đau, nhìn nhau cho mưa mau
Mưa trên cuộc đời mưa như nghẹn lời
lệ này em sẽ khóc ngàn sau ...
Một mai khi xa nhau
người cho tôi tạ lỗi
dù kiếp sống đã rêu phong rồi
Giọt nước mắt xót xa
nhỏ xuống trái tim khô một đời tôi tê tái
Lắng nghe muôn cung sầu hắt xuống đời
Một trời tôi thương đau, một trời em mưa mau
Sống buông xuôi theo ngày tháng
từng thu qua vời trông theo đã mờ
Lệ rơi trên tim tôi, lệ rơi trên đôi môi
Yêu nhau một thời xa nhau một đời
Lệ này em nhỏ xuống hồn tôi
Yêu nhau một thời xa nhau một đời
Lệ này em nhỏ xuống hồn tôi...
GIỮ ĐỜI CHO NHAU
Từ Công Phụng
Thơ: Du Tử Lê
Ơn em thơ dại từ trời
Theo ta xuống biển vớt đời ta trôi.
Ơn em dáng mỏng mưa vời
Theo ta lên núi về đồi yêu thương.
Tạ ơn em
Tạ ơn em.
Ơn em ngực ngải môi trầm
Cho ta cỏ mặn trăm lần lá ngoan.
Ơn em hơi thoảng chỗ nằm
Dấu quanh dấu quẩn nỗi buồn một nơi.
Tạ ơn em
Tạ ơn em.
Ơn em tình những mù lòa
Như con sâu nhỏ bò qua giấc mùi.
Ơn em hồn sớm ngậm ngùi
Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau.
Tạ ơn em
Tạ ơn em
HÓA KIẾP
Từ Công Phụng
Thơ: Nguyễn Ðông Ngạc
Em bông hoa giữa đời
Tươi cười đón gió xuân
Tỏa hương tình ngây ngất
Buồn vui sống theo ngày tháng
Em mong manh tơ trời
Như hạt sương sớm mai hồng
Anh mây bay ngang trời
Suốt cuộc đời nổi trôi
Từ khi anh gặp em
Lòng anh như chợt ấm
Ta mong cuộc đổi đời
Anh cùng em hóa kiếp
Qua mây trôi lang thang
Nghe gió ngàn hát ca
Nghe biển xanh thầm thì
Bản tình ca hạnh phúc
Trong cuộc tình đôi ta
Em ơi em ơi hãy cùng anh
Qua cuộc đời trái ngang
Dù mai trong cuộc sống
Dù mai trong cuộc sống
Có trăm nghìn đắng cay
Nhưng trên con đường tình... rực rỡ.
Dìu em đi trong mơ
Với trái tim vẫn nồng nàn
Ôi cuộc sống diệu kỳ
Này em cuộc sống diệu kỳ
Ta và em yêu nhau
Ðâu cần chi mai sau
Khi cuộc đời biết sẽ về đâu ?
HÓA THẠCH
Từ Công Phụng
Hà Huyền Chi
1992 Lento Espressivo
Tim tôi như trái mìn đợi nổ
Khi gã tới gần em gần em rồi gần em
Trong ánh mắt ngầm trao lời tình lửa
Tôi đọc thấy long lanh giòng suối hẹn
như lòng em rực rỡ hoa tươi
khi em rộng lượng mỉm môi cười
Ly rượu sóng trên môi cuống phổi tôi teo tóp nghẹn
Tôi biết là đã mất em
là đã mất em trong đời
nụ cười em mang theo gió bão trùng khơi
Tôi biết là đã mất em
Em đã biến khỏi tình tôi sông lạch
Nụ cười em cơn bão rớt hồn tôi
Gã ngồi xuống bên em trái đất nghiêng vài độ
Tôi như không còn có đó
như vật thừa em đã bỏ quên
như chiếc lược gẫy tương tư sông dài tóc mướt
như đôi giầy cũ nằm rên rỉ nhớ chân mềm
Tôi muốn bỏ đi mà núi chắn sau lưng, biển ngăn phía trước
núi cũng là em mà biển cũng là em
Từ lỡ trao thương những sợi tóc cỏ huyền
Đã quấn chặt hồn si chín kiếp
Tôi hóa thạch mà em đâu có biết em ơi!
KHI TÔI ĐẾN NƠI ĐÂY
Từ Công Phụng
1981 Lento Espressivo
Khi tôi đến nơi đây nắng rực rỡ ngoài khoang trời xa
Và lòng tôi thấy rộng mở những thiên đường
Khi tôi đến nơi đây tấc lòng sao còn nghe bàng hoàng
Tưởng chừng như tới từ từng nấm mồ hoang
Khi qua nơi đây tôi đã thấy mầu xanh cỏ hoa
tôi đã thấy trái tim hiền hòa
tôi đã thấy nụ cười bao dung
tôi nghe biết những bài tình ca của đất nước thanh bình
Khi qua nơi đây tôi bỗng thấy đồng hoang cỏ tranh
tôi bỗng thấy mắt em lạc loài
tôi bỗng thấy nụ cười băn khoan
nghe những tiếng thở dài than van của xóm nghèo bên dòng kinh đen
Tôi ra đi mà hồn tôi ở lại
Tôi ra đi mà lòng tôi cô quạnh
có ai biết rằng nửa đời tôi đã chết ở quê hương
có ai biết rằng nửa đời tôi đang sống vật vờ nơi quê người
Khi tôi đến nơi đây thoáng vọng nghe một bản tình ca
mà ngỡ tiếng khóc vọng từ chốn quê nhà
Khi tôi đến nơi đây tấc lòng sao còn nghe ủ dột
đời vui đâu đó, riêng lòng vẫn buồn tênh
KIẾP DÃ TRÀNG
Chiều vàng vương gót mỏi ta dừng chân phiêu du
Lặng nghe sóng gọi ngọt ngào
Hàng dừa nghiêng bóng ru nhau thầm thì lời âu yếm
Dìu nhẹ đôi cánh mềm rã rời
Đàn chim bé nhỏ ngập ngừng
Nhẹ hương gió đưa về khoảng trời cũ
Một mình ta đứng nhìn mối tình duyên tan theo
Ngàn con sóng gào bạc đầu
Nhẹ sầu lên dấu chân ghi cuộc tình nhòa trên cát
Lời người nghe đã chợt lạc loài
Trên thân dã tràng tủi phận
Hoài công tháng năm xe cát biển Đông
Thời gian như ngừng trôi giữa chiều tàn tạ
Thầm gọi tên người đã vắng xa phương trời
Cuộc tình như cơn lốc mang theo hồn người
vào trùng dương khép kín u mê ngàn đời
Tình người đâu có thấu cho ta?
Thân mang kiếp dã tràng đem đời xe tơ duyên
Trên bãi cát vàng hão huyền
Chợt nghe lớp sóng xô lên đời mình nhiều cay đắng
Cuộc tình trên tháng ngày muộn phiền
Còn in vết hằn đời mình
Người ơi hãy ru tình ta vùi quên
Thời gian như ngừng trôi giữa chiều tàn tạ
Thầm gọi tên người đã vắng xa phương trời
Cuộc tình như cơn lốc mang theo hồn người
vào trùng dương khép kín u mê ngàn đời
Tình người đâu có thấu cho ta?
Thân mang kiếp dã tràng đem đời xe tơ duyên
Trên bãi cát vàng hão huyền
Chợt nghe lớp sóng xô lên đời mình niềm cay đắng
Cuộc tình trên tháng ngày muộn phiền
Còn in vết hằn đời mình
Người ơi hãy ru tình ta ... vùi quên
KHI TÔI ĐẾN NƠI ĐÂY
1981
Lento Espressivo
Khi tôi đến nơi đây nắng rực rỡ ngoài khoang trời xa
Và lòng tôi thấy rộng mở những thiên đường
Khi tôi đến nơi đây tấc lòng sao còn nghe bàng hoàng
Tưởng chừng như tới từ từng nấm mồ hoang
Khi qua nơi đây tôi đã thấy mầu xanh cỏ hoa
tôi đã thấy trái tim hiền hòa
tôi đã thấy nụ cười bao dung
tôi nghe biết những bài tình ca của đất nước thanh bình
Khi qua nơi đây tôi bỗng thấy đồng hoang cỏ tranh
tôi bỗng thấy mắt em lạc loài
tôi bỗng thấy nụ cười băn khoan
nghe những tiếng thở dài than van của xóm nghèo bên dòng kinh đen
Tôi ra đi mà hồn tôi ở lại
Tôi ra đi mà lòng tôi cô quạnh
có ai biết rằng nửa đời tôi đã chết ở quê hương
có ai biết rằng nửa đời tôi đang sống vật vờ nơi quê người
Khi tôi đến nơi đây thoáng vọng nghe một bản tình ca
mà ngỡ tiếng khóc vọng từ chốn quê nhà
Khi tôi đến nơi đây tấc lòng sao còn nghe ủ dột
đời vui đâu đó, riêng lòng vẫn buồn tênh
LỜI CỦA MẸ
Doloroso
Mẹ già lần ra trước ngõ ngóng tin con.
Thoảng nghe ngoài kia tiếng bom đạn nổ trên đồng.
Chợt thấy niềm tin vội héo trên tuổi mẹ mong.
Bạc đôi vai áo, nhạt nhoà đôi mắt tháng ngày chờ trông.
Con ơi ! Con ơi ! con biết chăng con từng tiếng bom nổ từng tiếng đạn bay như nát tan lòng mẹ. Con ơi ! mẹ xin đời thôi chiến chinh, mẹ còn cúi xin đời mẹ có con từ tuổi này đến hơi thở không còn.
Rồi mùa Xuân đến với lửa cháy quê hương.
Trên tháng năm buồn mẹ ngồi đan ngón tay nhăn.
Mái tóc pha màu hạ buồn hong da khô cằn.
Và niềm tin đó rơi theo nước mắt xót xa.
Xin cho quê hương thôi hết đau thương thôi hết hờn căm thôi hết đạn bom thôi nát tan lòng mẹ. Con ơi ! Con ơi ngoài kia lá rơi mùa Đông đã qua lòng mẹ héo hon, nhìn mùa Xuân chết trên từng ngón tay.
LỜI CUỐI
(1968)
Thôi đừng tìm đến nhau làm gì
Thôi đừng nhìn nhau nữa mà chi
Đường về ngày mai xa lắm
Tương lai chưa vừa tầm hái tay này
Trời đọa đày cho cay đắng
Nên ta không còn nương cánh nhau mà đi
Đường về nhà em xa lắm
xin tình người đừng dối gian thêm buồn
Kỷ niệm nào như muốn khóc,
Nên tôi xin một lần được trao hết cho nhau
Bằng một lần đôi mắt nai tơ
Xin yêu nhau như tuổi ngây thơ
Thôi đừng tìm đến nhau làm gì
Thôi đừng nhìn nhau nữa mà chi
Đường vào ngày mai sỏi đá
Thôi em về quên hết đi ngày xưa!
Tài liệu tham khảo:
Trên Ngọn Tình Sầu: Tuyển Tập 12 tình khúc Từ Công Phụng
LỐI MÒN THIÊN CỔ
Thơ: Tuệ Nga - 1996
Em có về ngang con suối xưa
Gom dùm ta nhé chút âm thừa
Con sông tuổi nhỏ mùa xa ấy
Mà ngỡ dòng đời chưa đã xưa
Đời như sương trắng trăng mây trôi
Gối mộng thời gian vút cánh rồi
Ai khắc thơ sầu trên phiến đá
Cho mình tiếc nuối những ngày qua
Đất lạ thu về
lá rơi ngập hồn
Tuyết sương vây phủ
một khung đời buồn
Lối mòn thiên cổ
tình ai bi lụy
Sao đời còn mãi
những âm vang
nỗi buồn mênh mang
Tình đã xa vời như tuyết bay
Hiếm hoi hạnh phúc chuỗi thu gầy
Ai đem nắng dệt màu hoa nhớ
Lượng sóng ân tình biển mãi say
Tài Liệu tham khảo:
Trích tập nhạc: "Một Góc Đời Phôi Pha" của Từ Công Phụng
Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010
Somewhere my love - Dr Zhivago 1965
Nhớ lắm tiếng dương cầm của bản nhạc này vào cái thủa xưa ấy.
Ngày đó, cả bọn 4 đứa, sau tiết học của đầu giờ sáng, được nghỉ mấy tiết sau và buổi chiều thế là bốn chị em phóng trên 2 cái xe honda đi từ Cam Ranh ra TP Nha Trang chỉ để xem bộ phim Doctor Zhivago này.
Và cả bọn ngày ấy, lòng đã sướt mướt theo tiếng đàn dương cầm thánh thót vang lên trong mỗi đoạn phim....
Bây giờ, đứa thì đi về với biển cả, đứa thì ở Mỹ, bây giờ chỉ còn hai đứa ở lại quê nhà, tóc đen ngày nào, bây giờ chắc đứa nào cũng đã có sợi bạc rồi nhỉ, mình là đứa tóc đen nhất, nhưng hình như năm nay cũng có vài sợi bạc rồi đó ...
Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Cái ta đang cố gắng luôn có giá trị
http://tuoitre.vn/Giao-duc/396806/Giao-su-Ngo-Bao-Chau-Cai-ta-dang-co-gang-luon-co-gia-tri.html
Thứ Ba, 24/08/2010, 09:00 (GMT+7)
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Cái ta đang cố gắng luôn có giá trị
TTO - Giáo sư Ngô Bảo Châu dù bận rộn với những hoạt động tại Hội nghị Toán học thế giới ở Ấn Độ vẫn sẵn lòng trả lời các câu hỏi của bạn đọc Tuổi Trẻ.
Gần gũi, sâu sắc, thân thiện, cách giáo sư Ngô Bảo Châu chuyện trò cho ta cảm giác như giáo sư đang nói chuyện với một người thân, một người bạn, một đồng nghiệp.
Tôi cố gắng hoàn thành việc mình phải làm
* Ngoài sự nỗ lực của bản thân, xin GS chia sẻ điều cần và đủ trước khi bắt đầu một nghiên cứu là gì? (Trần Minh Điền, 25 tuổi)
- Rất khó bắt đầu nghiên cứu khoa học nếu không có một môi trường nghiên cứu khoa học. Có nhiều thứ chỉ học được ở thầy, nhưng có nhiều thứ học ở bạn bè thì dễ hơn. Không khí nghiên cứu xung quanh là một sự cổ vũ rất lớn. Nó giữ vững niềm tin của ta, khi thành công chưa đến, rằng cái ta đang cố gắng có giá trị, có ý nghĩa.
* Xin hỏi động lực nào thúc đẩy anh đến với thành công ngày hôm nay (Hồ Hải Đăng, 18 tuổi)
- Cá nhân tôi không thấy mình có động lực gì đặc biệt, ngoài ý thức cố gắng hoàn thành tốt việc mình phải làm.
Sự trong sáng là một nỗ lực rèn luyện
* Học sinh A0 giờ khổ lắm anh ạ. Suy nghĩ chả còn được trong trẻo như các anh ngày xưa. Cũng có thời cả lũ mơ thành nhà toán học, nói ngông với nhau rồi sẽ thành Lobachevski, Euler của Việt Nam... Đến bao giờ mới có một nơi để dân toán vẫy vùng hả anh? (a0_k42, 18 tuổi)
- Các anh ngày xưa cũng khổ không kém các em bây giờ đâu. Giữ gìn sự trong sáng trong suy nghĩ là kết quả của một quá trình luyện tập đều đặn. Anh nghĩ, các em bây giờ có nhiều hơn cơ hội đi học nước ngoài. Anh hy vọng việc giảng dạy toán ở các trường đại học lớn ở Việt Nam cũng sẽ tốt dần lên. Còn các ngành khác thì quả thật là anh không được biết rõ lắm.
* Xin chúc mừng GS! Cho em được hỏi:
Làm thế nào để có một bộ óc tuy duy thật tốt? Những lúc làm việc căng thẳng thì giáo sư thường làm gì để giảm stress? Những lúc nghiên cứu thất bại GS có chán nản không? Đâu là động lực để giáo sư tiếp tục nghiên cứu? Để sống trong môi trường học tập nước ngoài thì cần những hành trang gì? Xin cảm ơn GS. Chúc GS dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống. (Lê Phan Thanh Duy, 20 tuổi)
- Tôi cho rằng cách giảm stress tốt nhất là trò chuyện với những người thân trong gia đình. Nhưng cũng có nhiều lúc, khi làm toán căng thẳng quá, tôi đóng cửa phòng làm việc, không nói chuyện với ai nữa. May mà vợ con tôi còn thông cảm.
Để có thể hòa nhập nhanh với cuộc sống ở nước ngoài, có lẽ bạn nên chịu khó đọc sách. Có đọc sách bạn mới thấm được cách đùa của người có văn hóa khác. Khi mình chưa biết đùa, chưa hiểu khi người ta nói đùa thì khó tạo nên những mối tương giao thân thiết. Có nhiều chuyện tầm thường hơn nhiều, ví dụ như trong bữa ăn, người ăn xong trước vẫn ở lại bàn ăn để trò chuyện chứ không ra xa lông xỉa răng.
* Chắc chắn với giải thưởng danh giá này anh cũng sẽ chịu rất nhiều áp lực. Vậy anh đã có những kế hoạch gì để mang những kiến thức mà anh đã có được để giúp đỡ ngành toán học Việt Nam và đất nước Việt Nam? (Lê Vương Thịnh, 27 tuổi)
- Với sự hỗ trợ đáng kể của chính phủ thông qua chương trình trọng điểm quốc gia về toán, chúng tôi có một số kế hoạch để trong năm, mười năm nữa, sẽ có nhiều nhà toán học Việt Nam trẻ, sung sức, sẽ có nhiều giảng viên đại học ở mọi miền của đất nước có công trình nghiên cứu khoa học thật sự.
* Xin GS cho biết liệu trong tương lai toán học Việt Nam có thể đạt được nhiều thành công hơn không? (Việt, 18 tuổi)
- Tôi thực sự hy vọng cục diện của toán học Việt Nam sẽ thay đổi với chương trình trọng điểm. Nếu trong hội nghị toán học thế giới năm 2018, tức là trong lần sau nữa, có một, hai nhà toán học Việt Nam làm việc ở Việt Nam được mời làm báo cáo chuyên ngành, thì có thể coi như mảng nghiên cứu của chương trình trọng điểm thành công.
GS Ngô Bảo Châu ký tặng cuốn sách in toàn văn công trình nghiên cứu lời giải “Bổ đề cơ bản” tại hội nghị toán học thế giới
Ảnh: Nguyễn Việt Dũng
Tất nhiên đây là một chỉ tiêu rất phiến diện, nhưng nếu cần một chỉ tiêu để đánh giá một cách nhanh gọn, thì tôi sẽ chọn chỉ tiêu này. Để đạt được mục tiếu đó, các nhà toán học sẽ phải nỗ lực nhiều. Hàn Quốc đầu tư rất mạnh vào toán và khoa học cơ bản từ đầu năm 90, sau hơn 15 năm, vào hội nghị lần trước (2006), họ đã có hai người Hàn Quốc, làm việc ở Hàn Quốc. Lần này thì họ còn một. Nhưng tôi đánh giá là họ đã khá thành công.
* Nếu có thể thì chú sẽ thay đổi điều gì đầu tiên trong nền giáo dục Việt Nam để nước ta sẽ ngày càng có nhiều "Ngô Bảo Châu" hơn? (Phạm Anh Duy, 17 tuổi)
- Ý thức về sự cần thiết của nghiên cứu khoa học nghiêm túc trong các trường đại học.
* Lời đầu tiên tôi xin chúc mừng Việt Nam chúng ta có một vĩ nhân về toán học, GS Ngô Bảo Châu. GS nghĩ sao về sự phát triển của toán học Việt Nam, hơn thế nữa là sự ứng dụng toán học để phát triển đất nước Việt Nam chúng ta! (Lê Nguyễn Đình Khương, 22 tuổi)
- Bạn có vẻ hơi nghi ngờ về "cái tích sự" của toán học cho cuộc sống xã hội. Ở Mỹ, chỉ có 1/4 số người có bằng PhD về toán, tiếp tục làm việc hàn lâm tức là dạy và nghiên cứu toán. 3/4 còn lại, không những có việc làm, mà thường là việc làm có thu nhập khá cao: trong các nhà băng, quĩ đầu tư, hãng bảo hiểm và cái mà tôi ngạc nhiên nhất là con số khá lớn những người đi làm cho cơ quan an ninh quốc phòng.
Ở Việt Nam hiện nay, kiến thức toán học không cần bằng khả năng giao tiếp xã hội, khả năng "quan hệ". Nhưng ngay cái này có thể cũng sẽ thay đổi, nếu xã hội dần dần được tổ chức tốt hơn.
* GS cho tôi hỏi, tại sao GS sau khi đạt được danh hiệu cao quý đó lại không trở về Việt Nam làm việc hẳn thay vì chỉ dừng lại là "tham vấn" như GS đã từng nêu? Chúc GS có được sức khỏe dồi dào! (Phan Thị Mỹ Bình, 29 tuổi)
- Đối với tôi, việc tìm hiểu, khám phá khoa học cũng quan trọng không kém việc góp sức xây dựng nền khoa học và giáo dục Việt Nam. Để làm tốt cả hai việc này, đối với tôi, về Việt Nam làm việc hẳn vào thời điểm này không phải là lựa chọn tốt nhất. Như tôi đã có lời tâm sự, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân hiểu rất rõ việc này.
Tôi rất mong muốn các nhà khoa học đang làm việc ở Việt Nam có nhiều điều kiện, cơ hội hơn để phát huy khả năng của mình. Các nhà khoa học cần những chính sách đúng đắn của chính phủ.
Khi ngã, hãy đứng lên đi tiếp
* Chú Châu thân mến, theo chú thế nào là một người thành công và thế nào là một người thất bại? Chú đã bao giờ vấp ngã trong cuộc sống chưa ạ? (Đặng Quốc Trung, 17 tuổi)
- Ai cũng từng vấp ngã. Có một người bạn đã cho chú một lời khuyên như thế này trong một thời điểm khủng hoảng: "Thất bại của cậu không có gì là đặc sắc, rất nhiều người đã ở trong hoàn cảnh như cậu và họ đều đứng lên đi tiếp, tại sao cậu không làm như thế?".
* Ở một vị trí như GS, có lẽ GS có một cái nhìn toàn cảnh về nền khoa học kỹ thuật nước nhà. GS có thể cho biết khó khăn lớn nhất làm trì trệ nền khoa học nước nhà nói chung và nên toán học nói riêng? Và theo GS thì các nhà lãnh đạo (có chất lượng) và giới trẻ Việt Nam nên làm gì để cải thiện điều đó? (Nguyễn Phúc Kỳ Nam, 22 tuổi)
- Chỉ cần nhìn vào thống kê công bố khoa học là có thể hiểu tình hình chung của nghiên cứu khoa học trong nước. Theo tôi, những người có trách nhiệm ở các trường đại học, từ trưởng khoa đến hiệu trưởng nên có ý thức đi tìm những các bộ khoa học sung sức, có năng lực về làm cho mình, và tìm cách đãi ngộ họ tốt nhất có thể. Trường đại học quốc tế TP.HCM làm rất tốt việc này.
Ở các nơi khác, tôi vẫn chỉ nghe thấy nói "có ai giỏi về bọn mình nhận ngay". Có một đội ngũ nhà khoa học trẻ, sung sức, có năng lực là chuyện sống còn của một trường đại học. Chủ động đi tìm không có nghĩa là tự hạ mình. Các trường "to đầu" như Harvard, Princeton thường tự đi tìm người về làm cho mình, chứ họ không ngồi đợi.
* Tôi từng nghe nhắc đến 7 bài toán của thiên niên kỷ (một bài đã được giáo sư Perelman người Nga giải quyết những năm gần đây). Thưa GS, có bao giờ GS quan tâm đến những bài toán đó chưa? GS có còn đam mê và động lực để theo đuổi một trong các bài toán này không? Kiến thức và chuyên ngành của GS có liên quan đến một trong những bài toán đó không?
Việc GS chuyển tới đại học Chicago, như GS nói, là để cùng các đồng nghiệp giải quyết các lĩnh vực liên quan. Tôi muốn hỏi: môi trường và công việc sắp tới ở ĐH Chicago có quá bận khiến GS không còn thì giờ để nuôi ý tưởng cho một trong những bài toán thiên niên kỷ trên không? (Lê Văn Dũng, 25 tuổi)
- Những bài toán được viện Clay đặt tên là thiên niên kỷ đúng là những vấn đề rất quan trọng. Nhưng những vấn đề tôi chọn để nghiên cứu trong thời gian tới đây không liên quan nhiều đến 7 bài toán của viện Clay.
Giải thưởng Fields mang đến nhiều trách nhiệm và lấy đi nhiều thời gian cho việc nghiên cứu. Nhưng cả ở Chicago và ở Hà Nội, mọi người đều rất cố gắng để tôi có nhiều thời gian nhất cho việc làm toán.
Tôi tiếp tục với những dự định
* Hiện nay, GS đang ở trên đỉnh vinh quang nhất trong sự nghiệp mà các nhà toán học muốn vươn tới. Sau khi nhận được giải thưởng có làm GS mất đi động lực nghiên cứu không? Dự định của GS sắp tới là gì? (Bùi Hữu Nghĩa, 19 tuổi)
- Giải thưởng không làm thay đổi công tác khoa học của tôi. Tôi vẫn tiếp tục những dự định tôi đã có từ trước. Dự định khoa học rất khó giải thích đơn giản cho bạn hiểu. Khi giải thích được mọi thứ đơn giản gãy gọn, thì vấn đề coi như đã giải quyết xong một nửa, không còn là dự định nữa.
* Thưa GS, sau khi đoạt giải, GS có kế hoạch gì để cống hiến cho đất nước không? Và GS có lời khuyên nào dành cho các bạn trẻ không? Xin cảm ơn GS! (dang dinh dong, 28 tuổi)
- Tôi sẽ tham gia công việc của Viện đào tạo nghiên cứu cao cấp về toán. Chúng tôi sẽ cố gắng chắp nối các nhà khoa học trong nước và nước ngoài, để toán học Viêt Nam tiếp cận với nhiều hướng nghiên cứu mới. Viện có trách nhiệm làm vườn ươm cho nòng cốt của toán học Việt Nam tương lai và ủng hộ công tác nghiên khoa học trong các trường đại học. Chúng tôi cũng sẽ rất chú trọng đến những hướng nghiên cứu liên ngành, phối hợp toán học với khoa học máy tính, vật lý, sinh học, kinh tế...
* Thưa GS, trong thời gian tới, ông có dự định sẽ cho dịch các công trình khoa học của mình ra tiếng Việt và xuất bản rộng rãi không? Xin cám ơn. (Lê Anh Tú, 21 tuổi)
- Các công trình khoa học của tôi phần nhiều có tính chuyên sâu, dịch ra tiếng Việt thực ra không có mấy tác dụng. Nhưng tôi rất ủng hộ việc dịch những sách toán, sách khoa học kinh điển ra tiếng Việt. Bản thân tôi cũng sẽ cố gắng viết một số sách phổ biến khoa học dành cho đối tượng là sinh viên đại học.
* Thưa GS, theo ông, phẩm chất nào ở người nghiên cứu khoa học là cần thiết nhất? Có phải là sự can đảm, dám dấn thân không? Xin cám ơn giáo sư! (Lê Anh Tú, 21 tuổi)
- Trung thực, can đảm, tự do trong tư tưởng và học thuật là những phẩm chất không thể thiếu của một nhà khoa học. Dấn thân theo nghĩa xã hội thì phụ thuộc vào cá tính từng người. Nhà khoa học giỏi không nhất thiết phải là người dấn thân vào các công tác xã hội.
Hơn 2.000 công trình sinh viên nghiên cứu khoa học toàn thành 2010 (TP.HCM) được đông đảo sinh viên tham quan, tìm hiểu trong một cuộc trưng bày
Ảnh: Thủy Ngọc
* Xin anh cho biết làm thế nào để khoa học Việt Nam thực sự phát triển đột phá trong những năm tới? Liệu chúng ta có cần phải thành lập những trung tâm xuất sắc (Centers of Exellence) như các nước Nhật, Hàn đang làm không? (Đông A, 40 tuổi)
- Những trung tâm nghiên cứu xuất sắc có vai trò rất lớn trong việc kéo mặt bằng chung của giáo dục đại học đi lên. Tất nhiên, muốn được như thế, nó phải có sự gắn bó hữu cơ với các trường đại học.
* Tôi là một luật sư. Khi biết thông tin GS được giải Fields toán học, tôi cảm thấy vô cùng tự hào về những gì GS đã làm. Tôi xin có một câu hỏi: với thành công này, GS có thể cho ý kiến và đóng góp thực tại của Toán học Việt Nam? Và nếu được mời Viện trưởng của Toán học Việt Nam. GS có suy nghĩ như thế nào? (Ngô Minh Thành, 34 tuổi)
- Bạn có thể đọc những câu trả lời của tôi về dự định của Viện nghiên cứu và đào tạo cao cấp về Toán mà chúng tôi rất hy vọng sẽ được nhà nước ủng hộ.
* Xin GS cho biết công trình của GS (chứng minh bổ đề cơ bản Langlands) hoàn thành trong thời gian bao lâu (kể từ lúc bắt đầu bắt tay vào chứng minh cho đến lúc hoàn thành và công bố công trình) và có những trở ngại nào trong quá trình chứng minh? (Nguyễn Anh Lương, 39 tuổi)
- Tôi mất sáu năm để hoàn thành công trình này. Nếu xem thời gian trước đó như một quá trình chuẩn bị, thì chắc sẽ còn nhiều hơn như thế.
* Anh Bảo Châu ơi nếu như về Việt Nam công tác, trong chương trình làm việc, anh có thể giúp cho các em học sinh nghèo ở vùng sâu vùng xa tiếp cận được nguồn tài liệu toán học quí giá ở các quốc gia trên thế giới không? (Nguyễn Toàn Vẹn, 36 tuổi)
- Chương trình trọng điểm quốc gia của ngành toán có một mảng chú trọng đến giáo dục phổ thông chuyên toán. Bản thân tôi không có vai trò chủ đạo trong mảng này. Tài liệu toán thực ra bây giờ khá sẵn ở trên mạng. Cái khó là hướng dẫn học sinh như thế nào để khỏi lạc trong đại dương kiến thức.
Gần gũi cuộc đời
Người vợ
* Đằng sau sự thành công của một nguời đàn ông có bóng dáng của một người phụ nữ. GS có thể cho biết đôi điều về người phụ nữ đó không? (le van trinh, 25 tuổi)
- Vợ tôi không muốn được thông tin đại chúng nhắc đến. Tôi hoàn toàn hiểu và tôn trọng cô ấy.
* Xin chúc mừng thành công vang dội của GS, xin phép được hỏi: GS có định hướng cho ba cô con gái của mình theo con đường của GS không? Nếu có cháu không theo cha, anh sẽ nghĩ sao? Xin trân trọng cảm ơn GS! (Bùi Thị Thúy, 38 tuổi)
- Chúng tôi cố gắng định hướng cho con mình theo khả năng và sở thích của các cháu. Nhưng thực ra chuyện này không dễ chút nào.
* Thưa GS! Theo ông thì một môi trường tốt để học tập và nghiên cứu phải như thế nào? Và làm sao để có thể học trong những môi trường như thế? Một học sinh muốn theo con đường khoa học thì cần phải làm việc gì trước, việc gì sau? (Võ phi long, 17 tuổi)
- Môi trường khoa học là nơi việc tìm hiểu kho tàng tri thức của nhân loại và làm giàu cho nó được coi là nhiệm vụ hàng đầu. Đó là nơi tập hợp những người hết mình trong công tác truyền đạt tri thức đã biết, và tìm tòi những tri thức mới.
* Thưa GS, hiện GS đã trở thành "sao" trong mắt giới trẻ chúng tôi, GS có cảm thấy bị áp lực không khi đời tư, từng thái độ của GS được báo chí đưa tin? (Ngọc Minh)
- Tôi không thích chuyện riêng tư của mình phơi lên mặt báo. Nhưng tôi tin là cơn sốt này sẽ dịu xuống nhanh. Chưa có ai được huy chương Fields hai lần.
* Thưa GS, tôi có một cháu nhỏ đang học lớp 1, cháu rất thích học một toán, tôi muốn hỏi GS làm thế nào để có thể nuôi dưỡng niềm đam mê toán học từ nhỏ cho cháu? (Nguyễn Thị Hồng Linh, 32 tuổi)
- Theo tôi, nên cho trẻ thử sức với những bài toán khó hơn khă năng một chút. Trẻ con, và thực ra cả người lớn, đều có thích thú vượt lên chính mình. Ngoài ra, chị có thể tìm mua một số sách toán học thưởng thức, tiểu sử các nhà toán học lớn... Lúc nào có thời gian, tôi sẽ xây dựng hộ chị một danh sách.
TTO
Đọc tiếp ...
Thứ Ba, 24/08/2010, 09:00 (GMT+7)
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Cái ta đang cố gắng luôn có giá trị
TTO - Giáo sư Ngô Bảo Châu dù bận rộn với những hoạt động tại Hội nghị Toán học thế giới ở Ấn Độ vẫn sẵn lòng trả lời các câu hỏi của bạn đọc Tuổi Trẻ.
Gần gũi, sâu sắc, thân thiện, cách giáo sư Ngô Bảo Châu chuyện trò cho ta cảm giác như giáo sư đang nói chuyện với một người thân, một người bạn, một đồng nghiệp.
Tôi cố gắng hoàn thành việc mình phải làm
* Ngoài sự nỗ lực của bản thân, xin GS chia sẻ điều cần và đủ trước khi bắt đầu một nghiên cứu là gì? (Trần Minh Điền, 25 tuổi)
- Rất khó bắt đầu nghiên cứu khoa học nếu không có một môi trường nghiên cứu khoa học. Có nhiều thứ chỉ học được ở thầy, nhưng có nhiều thứ học ở bạn bè thì dễ hơn. Không khí nghiên cứu xung quanh là một sự cổ vũ rất lớn. Nó giữ vững niềm tin của ta, khi thành công chưa đến, rằng cái ta đang cố gắng có giá trị, có ý nghĩa.
* Xin hỏi động lực nào thúc đẩy anh đến với thành công ngày hôm nay (Hồ Hải Đăng, 18 tuổi)
- Cá nhân tôi không thấy mình có động lực gì đặc biệt, ngoài ý thức cố gắng hoàn thành tốt việc mình phải làm.
Sự trong sáng là một nỗ lực rèn luyện
* Học sinh A0 giờ khổ lắm anh ạ. Suy nghĩ chả còn được trong trẻo như các anh ngày xưa. Cũng có thời cả lũ mơ thành nhà toán học, nói ngông với nhau rồi sẽ thành Lobachevski, Euler của Việt Nam... Đến bao giờ mới có một nơi để dân toán vẫy vùng hả anh? (a0_k42, 18 tuổi)
- Các anh ngày xưa cũng khổ không kém các em bây giờ đâu. Giữ gìn sự trong sáng trong suy nghĩ là kết quả của một quá trình luyện tập đều đặn. Anh nghĩ, các em bây giờ có nhiều hơn cơ hội đi học nước ngoài. Anh hy vọng việc giảng dạy toán ở các trường đại học lớn ở Việt Nam cũng sẽ tốt dần lên. Còn các ngành khác thì quả thật là anh không được biết rõ lắm.
* Xin chúc mừng GS! Cho em được hỏi:
Làm thế nào để có một bộ óc tuy duy thật tốt? Những lúc làm việc căng thẳng thì giáo sư thường làm gì để giảm stress? Những lúc nghiên cứu thất bại GS có chán nản không? Đâu là động lực để giáo sư tiếp tục nghiên cứu? Để sống trong môi trường học tập nước ngoài thì cần những hành trang gì? Xin cảm ơn GS. Chúc GS dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống. (Lê Phan Thanh Duy, 20 tuổi)
- Tôi cho rằng cách giảm stress tốt nhất là trò chuyện với những người thân trong gia đình. Nhưng cũng có nhiều lúc, khi làm toán căng thẳng quá, tôi đóng cửa phòng làm việc, không nói chuyện với ai nữa. May mà vợ con tôi còn thông cảm.
Để có thể hòa nhập nhanh với cuộc sống ở nước ngoài, có lẽ bạn nên chịu khó đọc sách. Có đọc sách bạn mới thấm được cách đùa của người có văn hóa khác. Khi mình chưa biết đùa, chưa hiểu khi người ta nói đùa thì khó tạo nên những mối tương giao thân thiết. Có nhiều chuyện tầm thường hơn nhiều, ví dụ như trong bữa ăn, người ăn xong trước vẫn ở lại bàn ăn để trò chuyện chứ không ra xa lông xỉa răng.
* Chắc chắn với giải thưởng danh giá này anh cũng sẽ chịu rất nhiều áp lực. Vậy anh đã có những kế hoạch gì để mang những kiến thức mà anh đã có được để giúp đỡ ngành toán học Việt Nam và đất nước Việt Nam? (Lê Vương Thịnh, 27 tuổi)
- Với sự hỗ trợ đáng kể của chính phủ thông qua chương trình trọng điểm quốc gia về toán, chúng tôi có một số kế hoạch để trong năm, mười năm nữa, sẽ có nhiều nhà toán học Việt Nam trẻ, sung sức, sẽ có nhiều giảng viên đại học ở mọi miền của đất nước có công trình nghiên cứu khoa học thật sự.
* Xin GS cho biết liệu trong tương lai toán học Việt Nam có thể đạt được nhiều thành công hơn không? (Việt, 18 tuổi)
- Tôi thực sự hy vọng cục diện của toán học Việt Nam sẽ thay đổi với chương trình trọng điểm. Nếu trong hội nghị toán học thế giới năm 2018, tức là trong lần sau nữa, có một, hai nhà toán học Việt Nam làm việc ở Việt Nam được mời làm báo cáo chuyên ngành, thì có thể coi như mảng nghiên cứu của chương trình trọng điểm thành công.
GS Ngô Bảo Châu ký tặng cuốn sách in toàn văn công trình nghiên cứu lời giải “Bổ đề cơ bản” tại hội nghị toán học thế giới
Ảnh: Nguyễn Việt Dũng
Tất nhiên đây là một chỉ tiêu rất phiến diện, nhưng nếu cần một chỉ tiêu để đánh giá một cách nhanh gọn, thì tôi sẽ chọn chỉ tiêu này. Để đạt được mục tiếu đó, các nhà toán học sẽ phải nỗ lực nhiều. Hàn Quốc đầu tư rất mạnh vào toán và khoa học cơ bản từ đầu năm 90, sau hơn 15 năm, vào hội nghị lần trước (2006), họ đã có hai người Hàn Quốc, làm việc ở Hàn Quốc. Lần này thì họ còn một. Nhưng tôi đánh giá là họ đã khá thành công.
* Nếu có thể thì chú sẽ thay đổi điều gì đầu tiên trong nền giáo dục Việt Nam để nước ta sẽ ngày càng có nhiều "Ngô Bảo Châu" hơn? (Phạm Anh Duy, 17 tuổi)
- Ý thức về sự cần thiết của nghiên cứu khoa học nghiêm túc trong các trường đại học.
* Lời đầu tiên tôi xin chúc mừng Việt Nam chúng ta có một vĩ nhân về toán học, GS Ngô Bảo Châu. GS nghĩ sao về sự phát triển của toán học Việt Nam, hơn thế nữa là sự ứng dụng toán học để phát triển đất nước Việt Nam chúng ta! (Lê Nguyễn Đình Khương, 22 tuổi)
- Bạn có vẻ hơi nghi ngờ về "cái tích sự" của toán học cho cuộc sống xã hội. Ở Mỹ, chỉ có 1/4 số người có bằng PhD về toán, tiếp tục làm việc hàn lâm tức là dạy và nghiên cứu toán. 3/4 còn lại, không những có việc làm, mà thường là việc làm có thu nhập khá cao: trong các nhà băng, quĩ đầu tư, hãng bảo hiểm và cái mà tôi ngạc nhiên nhất là con số khá lớn những người đi làm cho cơ quan an ninh quốc phòng.
Ở Việt Nam hiện nay, kiến thức toán học không cần bằng khả năng giao tiếp xã hội, khả năng "quan hệ". Nhưng ngay cái này có thể cũng sẽ thay đổi, nếu xã hội dần dần được tổ chức tốt hơn.
* GS cho tôi hỏi, tại sao GS sau khi đạt được danh hiệu cao quý đó lại không trở về Việt Nam làm việc hẳn thay vì chỉ dừng lại là "tham vấn" như GS đã từng nêu? Chúc GS có được sức khỏe dồi dào! (Phan Thị Mỹ Bình, 29 tuổi)
- Đối với tôi, việc tìm hiểu, khám phá khoa học cũng quan trọng không kém việc góp sức xây dựng nền khoa học và giáo dục Việt Nam. Để làm tốt cả hai việc này, đối với tôi, về Việt Nam làm việc hẳn vào thời điểm này không phải là lựa chọn tốt nhất. Như tôi đã có lời tâm sự, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân hiểu rất rõ việc này.
Tôi rất mong muốn các nhà khoa học đang làm việc ở Việt Nam có nhiều điều kiện, cơ hội hơn để phát huy khả năng của mình. Các nhà khoa học cần những chính sách đúng đắn của chính phủ.
Khi ngã, hãy đứng lên đi tiếp
* Chú Châu thân mến, theo chú thế nào là một người thành công và thế nào là một người thất bại? Chú đã bao giờ vấp ngã trong cuộc sống chưa ạ? (Đặng Quốc Trung, 17 tuổi)
- Ai cũng từng vấp ngã. Có một người bạn đã cho chú một lời khuyên như thế này trong một thời điểm khủng hoảng: "Thất bại của cậu không có gì là đặc sắc, rất nhiều người đã ở trong hoàn cảnh như cậu và họ đều đứng lên đi tiếp, tại sao cậu không làm như thế?".
* Ở một vị trí như GS, có lẽ GS có một cái nhìn toàn cảnh về nền khoa học kỹ thuật nước nhà. GS có thể cho biết khó khăn lớn nhất làm trì trệ nền khoa học nước nhà nói chung và nên toán học nói riêng? Và theo GS thì các nhà lãnh đạo (có chất lượng) và giới trẻ Việt Nam nên làm gì để cải thiện điều đó? (Nguyễn Phúc Kỳ Nam, 22 tuổi)
- Chỉ cần nhìn vào thống kê công bố khoa học là có thể hiểu tình hình chung của nghiên cứu khoa học trong nước. Theo tôi, những người có trách nhiệm ở các trường đại học, từ trưởng khoa đến hiệu trưởng nên có ý thức đi tìm những các bộ khoa học sung sức, có năng lực về làm cho mình, và tìm cách đãi ngộ họ tốt nhất có thể. Trường đại học quốc tế TP.HCM làm rất tốt việc này.
Ở các nơi khác, tôi vẫn chỉ nghe thấy nói "có ai giỏi về bọn mình nhận ngay". Có một đội ngũ nhà khoa học trẻ, sung sức, có năng lực là chuyện sống còn của một trường đại học. Chủ động đi tìm không có nghĩa là tự hạ mình. Các trường "to đầu" như Harvard, Princeton thường tự đi tìm người về làm cho mình, chứ họ không ngồi đợi.
* Tôi từng nghe nhắc đến 7 bài toán của thiên niên kỷ (một bài đã được giáo sư Perelman người Nga giải quyết những năm gần đây). Thưa GS, có bao giờ GS quan tâm đến những bài toán đó chưa? GS có còn đam mê và động lực để theo đuổi một trong các bài toán này không? Kiến thức và chuyên ngành của GS có liên quan đến một trong những bài toán đó không?
Việc GS chuyển tới đại học Chicago, như GS nói, là để cùng các đồng nghiệp giải quyết các lĩnh vực liên quan. Tôi muốn hỏi: môi trường và công việc sắp tới ở ĐH Chicago có quá bận khiến GS không còn thì giờ để nuôi ý tưởng cho một trong những bài toán thiên niên kỷ trên không? (Lê Văn Dũng, 25 tuổi)
- Những bài toán được viện Clay đặt tên là thiên niên kỷ đúng là những vấn đề rất quan trọng. Nhưng những vấn đề tôi chọn để nghiên cứu trong thời gian tới đây không liên quan nhiều đến 7 bài toán của viện Clay.
Giải thưởng Fields mang đến nhiều trách nhiệm và lấy đi nhiều thời gian cho việc nghiên cứu. Nhưng cả ở Chicago và ở Hà Nội, mọi người đều rất cố gắng để tôi có nhiều thời gian nhất cho việc làm toán.
Tôi tiếp tục với những dự định
* Hiện nay, GS đang ở trên đỉnh vinh quang nhất trong sự nghiệp mà các nhà toán học muốn vươn tới. Sau khi nhận được giải thưởng có làm GS mất đi động lực nghiên cứu không? Dự định của GS sắp tới là gì? (Bùi Hữu Nghĩa, 19 tuổi)
- Giải thưởng không làm thay đổi công tác khoa học của tôi. Tôi vẫn tiếp tục những dự định tôi đã có từ trước. Dự định khoa học rất khó giải thích đơn giản cho bạn hiểu. Khi giải thích được mọi thứ đơn giản gãy gọn, thì vấn đề coi như đã giải quyết xong một nửa, không còn là dự định nữa.
* Thưa GS, sau khi đoạt giải, GS có kế hoạch gì để cống hiến cho đất nước không? Và GS có lời khuyên nào dành cho các bạn trẻ không? Xin cảm ơn GS! (dang dinh dong, 28 tuổi)
- Tôi sẽ tham gia công việc của Viện đào tạo nghiên cứu cao cấp về toán. Chúng tôi sẽ cố gắng chắp nối các nhà khoa học trong nước và nước ngoài, để toán học Viêt Nam tiếp cận với nhiều hướng nghiên cứu mới. Viện có trách nhiệm làm vườn ươm cho nòng cốt của toán học Việt Nam tương lai và ủng hộ công tác nghiên khoa học trong các trường đại học. Chúng tôi cũng sẽ rất chú trọng đến những hướng nghiên cứu liên ngành, phối hợp toán học với khoa học máy tính, vật lý, sinh học, kinh tế...
* Thưa GS, trong thời gian tới, ông có dự định sẽ cho dịch các công trình khoa học của mình ra tiếng Việt và xuất bản rộng rãi không? Xin cám ơn. (Lê Anh Tú, 21 tuổi)
- Các công trình khoa học của tôi phần nhiều có tính chuyên sâu, dịch ra tiếng Việt thực ra không có mấy tác dụng. Nhưng tôi rất ủng hộ việc dịch những sách toán, sách khoa học kinh điển ra tiếng Việt. Bản thân tôi cũng sẽ cố gắng viết một số sách phổ biến khoa học dành cho đối tượng là sinh viên đại học.
* Thưa GS, theo ông, phẩm chất nào ở người nghiên cứu khoa học là cần thiết nhất? Có phải là sự can đảm, dám dấn thân không? Xin cám ơn giáo sư! (Lê Anh Tú, 21 tuổi)
- Trung thực, can đảm, tự do trong tư tưởng và học thuật là những phẩm chất không thể thiếu của một nhà khoa học. Dấn thân theo nghĩa xã hội thì phụ thuộc vào cá tính từng người. Nhà khoa học giỏi không nhất thiết phải là người dấn thân vào các công tác xã hội.
Hơn 2.000 công trình sinh viên nghiên cứu khoa học toàn thành 2010 (TP.HCM) được đông đảo sinh viên tham quan, tìm hiểu trong một cuộc trưng bày
Ảnh: Thủy Ngọc
* Xin anh cho biết làm thế nào để khoa học Việt Nam thực sự phát triển đột phá trong những năm tới? Liệu chúng ta có cần phải thành lập những trung tâm xuất sắc (Centers of Exellence) như các nước Nhật, Hàn đang làm không? (Đông A, 40 tuổi)
- Những trung tâm nghiên cứu xuất sắc có vai trò rất lớn trong việc kéo mặt bằng chung của giáo dục đại học đi lên. Tất nhiên, muốn được như thế, nó phải có sự gắn bó hữu cơ với các trường đại học.
* Tôi là một luật sư. Khi biết thông tin GS được giải Fields toán học, tôi cảm thấy vô cùng tự hào về những gì GS đã làm. Tôi xin có một câu hỏi: với thành công này, GS có thể cho ý kiến và đóng góp thực tại của Toán học Việt Nam? Và nếu được mời Viện trưởng của Toán học Việt Nam. GS có suy nghĩ như thế nào? (Ngô Minh Thành, 34 tuổi)
- Bạn có thể đọc những câu trả lời của tôi về dự định của Viện nghiên cứu và đào tạo cao cấp về Toán mà chúng tôi rất hy vọng sẽ được nhà nước ủng hộ.
* Xin GS cho biết công trình của GS (chứng minh bổ đề cơ bản Langlands) hoàn thành trong thời gian bao lâu (kể từ lúc bắt đầu bắt tay vào chứng minh cho đến lúc hoàn thành và công bố công trình) và có những trở ngại nào trong quá trình chứng minh? (Nguyễn Anh Lương, 39 tuổi)
- Tôi mất sáu năm để hoàn thành công trình này. Nếu xem thời gian trước đó như một quá trình chuẩn bị, thì chắc sẽ còn nhiều hơn như thế.
* Anh Bảo Châu ơi nếu như về Việt Nam công tác, trong chương trình làm việc, anh có thể giúp cho các em học sinh nghèo ở vùng sâu vùng xa tiếp cận được nguồn tài liệu toán học quí giá ở các quốc gia trên thế giới không? (Nguyễn Toàn Vẹn, 36 tuổi)
- Chương trình trọng điểm quốc gia của ngành toán có một mảng chú trọng đến giáo dục phổ thông chuyên toán. Bản thân tôi không có vai trò chủ đạo trong mảng này. Tài liệu toán thực ra bây giờ khá sẵn ở trên mạng. Cái khó là hướng dẫn học sinh như thế nào để khỏi lạc trong đại dương kiến thức.
Gần gũi cuộc đời
Người vợ
* Đằng sau sự thành công của một nguời đàn ông có bóng dáng của một người phụ nữ. GS có thể cho biết đôi điều về người phụ nữ đó không? (le van trinh, 25 tuổi)
- Vợ tôi không muốn được thông tin đại chúng nhắc đến. Tôi hoàn toàn hiểu và tôn trọng cô ấy.
* Xin chúc mừng thành công vang dội của GS, xin phép được hỏi: GS có định hướng cho ba cô con gái của mình theo con đường của GS không? Nếu có cháu không theo cha, anh sẽ nghĩ sao? Xin trân trọng cảm ơn GS! (Bùi Thị Thúy, 38 tuổi)
- Chúng tôi cố gắng định hướng cho con mình theo khả năng và sở thích của các cháu. Nhưng thực ra chuyện này không dễ chút nào.
* Thưa GS! Theo ông thì một môi trường tốt để học tập và nghiên cứu phải như thế nào? Và làm sao để có thể học trong những môi trường như thế? Một học sinh muốn theo con đường khoa học thì cần phải làm việc gì trước, việc gì sau? (Võ phi long, 17 tuổi)
- Môi trường khoa học là nơi việc tìm hiểu kho tàng tri thức của nhân loại và làm giàu cho nó được coi là nhiệm vụ hàng đầu. Đó là nơi tập hợp những người hết mình trong công tác truyền đạt tri thức đã biết, và tìm tòi những tri thức mới.
* Thưa GS, hiện GS đã trở thành "sao" trong mắt giới trẻ chúng tôi, GS có cảm thấy bị áp lực không khi đời tư, từng thái độ của GS được báo chí đưa tin? (Ngọc Minh)
- Tôi không thích chuyện riêng tư của mình phơi lên mặt báo. Nhưng tôi tin là cơn sốt này sẽ dịu xuống nhanh. Chưa có ai được huy chương Fields hai lần.
* Thưa GS, tôi có một cháu nhỏ đang học lớp 1, cháu rất thích học một toán, tôi muốn hỏi GS làm thế nào để có thể nuôi dưỡng niềm đam mê toán học từ nhỏ cho cháu? (Nguyễn Thị Hồng Linh, 32 tuổi)
- Theo tôi, nên cho trẻ thử sức với những bài toán khó hơn khă năng một chút. Trẻ con, và thực ra cả người lớn, đều có thích thú vượt lên chính mình. Ngoài ra, chị có thể tìm mua một số sách toán học thưởng thức, tiểu sử các nhà toán học lớn... Lúc nào có thời gian, tôi sẽ xây dựng hộ chị một danh sách.
TTO
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Bạn từ đâu đến..
Sắc tím Đài Đông
Sương khói
Suy tư vầng trán thêm gầy
Em ơi! khói thuốc vàng tay vẫn buồn..