Nhạc sĩ Thanh Sơn, tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng: "Nỗi buồn hoa phượng", "Ba tháng tạ từ", "Lưu bút ngày xanh", "Hạ buồn", "Nhật ký đời tôi", "Hành trình trên đất phù sa"… vì tuổi già, sức yếu đã vĩnh viễn ra đi vào lúc 14 giờ 30 ngày 4-4, thọ 74 tuổi.
Nhạc sĩ Thanh Sơn tên thật Lê Văn Thiện, sinh ngày 1-5-1938 tại Sóc Trăng. Ông là con thứ mười trong một gia đình có 12 anh chị em. Đam mê ca hát, thơ, văn, ông học nhạc từ hồi tiểu học với thầy Võ Đức Phấn (em ruột nhạc sĩ Võ Đức Thu). Năm 1955, thầy Phấn qua đời, cậu bé Thiện lúc này đã lớn, lên Sài Gòn học nhạc với nhạc sĩ Lê Thương (tác giả của ca khúc Hòn Vọng Phu). Từ lớp học nhạc này, Thiện đã nuôi ước mơ trở thành ca sĩ. Đến năm 1959, qua sự hướng dẫn của thầy, Thiện đăng ký tham dự cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của Đài Phát thanh Sài Gòn và đoạt giải nhất.
Sau đó, nhạc sĩ Thanh Sơn được mời hát trong ban Tiếng tơ đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng, ông có dịp gặp gỡ rất nhiều nhạc sĩ đàn anh. Một lần gặp nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, Thanh Sơn được người nhạc sĩ đàn anh này tặng quyển sách "Để sáng tác một ca khúc" do chính Hoàng Thi Thơ biên soạn. Từ đó, ông càng nung nấu quyết tâm sáng tác và "con đẻ" đầu tiên của ông là Tình học sinh, ra đời năm 1962, tuy nhiên không được phổ biến. Đến năm sau, Thanh Sơn viết bài Nỗi buồn hoa phượng, lần này với tiếng hát của ca sĩ Thanh Tuyền, ca khúc trở thành một trong những bài nổi tiếng nhất viết về mùa hè thời đó.
Tiếp theo ông đã viết những ca khúc: Ba tháng tạ từ, Màu áo hoa phượng, Lưu bút ngày xanh, Hạ buồn, Ve sầu mùa phượng..., sau đó là Nhật ký đời tôi, Trả lại thời gian, Mùa hoa anh đào..., được nhiều khán giả đón nhận.
Điều mà hiếm thấy ở các nhạc sĩ đương thời với ông, đó là những ca khúc ông viết dường như không dành riêng cho một ai, mà thế hệ nghệ sĩ nào cũng chọn để hát. Từ những ca sĩ thập niên 60 của thế kỷ trước: Phương Dung, Thanh Tuyền, Giao Linh, Hoàng Oanh, Phương Hồng Quế, Trang Mỹ Dung, Chế Linh, Duy Khanh, Thái Châu, Giang Tử… cho đến sau này những: Bảo Yến, Thanh Lan, Nhã Phương, Thy Nga, Giáng Thu, Yến Thu, Lê Tuấn, Cẩm Ly, Quốc Đại, Chế Thanh, Phương Thanh… đều hát nhạc của ông và trong số đó có nhiều người được công chúng nhắc tên nhờ ca khúc của nhạc sĩ Thanh Sơn.
Năm 1963, nhạc sĩ Thanh Sơn bỏ hẳn nghề ca sĩ để chuyên tâm sáng tác. Từ 1973, nhạc của ông bắt đầu chuyển hướng sang đề tài quê hương. Nhiều bài hát trong giai đoạn này trở nên rất nổi tiếng: Hình bóng quê nhà, Hành trình trên đất phù sa, Bạc Liêu hoài cổ, Sóc Sờ Bay Sóc Trăng...Ông từng thú nhận nhờ sự yêu thích giai điệu ngũ cung của đờn ca tài tử và sân khấu cải lương mà ông đã có được những chất liệu quý để viết.
Ngoài ra, sự đam mê văn, thơ, hình ảnh quê nhà với lũy tre, bờ đê, dòng sông, con đò, bến nước... cũng góp phần giúp nhạc sĩ tài hoa này tạo ra những "đứa con tinh thần" mang đầy dáng dấp quê hương. Cho đến nay, qua nhiều giai đoạn sáng tác, nhạc sĩ Thanh Sơn đã viết trên 500 bài hát với nhiều ca khúc đã trở nên rất quen thuộc trong khán giả.
Vĩnh biệt nhạc sĩ Thanh Sơn, đâu đây trong dòng đời vẫn hiện hữu nụ cười chân thành và tấm lòng cởi mở của ông. Người nhạc sĩ đã cống hiến cả đời cho âm nhạc và cho những sáng tác ngợi ca quê hương, dân tộc.
Linh cửu của nhạc sĩ Thanh Sơn được quàn tại nhà riêng: 100/40/14 đường Đinh Tiên Hoàng, phường 1, quận Bình Thạnh, TPHCM. Động quan lúc 6 giờ 30 ngày 9-4, sau đó đưa đi an táng tại Công viên Nghĩa Trang Bình Dương.
Giao Linh tiếc thương nhạc sĩ Thanh Sơn
Vào lúc 14h30 ngày 4/4/2012, sự ra đi đột ngột của nhạc sĩ Thanh Sơn - tác giả của ca khúc Nỗi buồn hoa phượng đã làm biết bao người tiếc nuối. Nhất là khi trong giới nghệ sĩ, Thanh Sơn là cha đẻ của rất nhiều ca khúc nổi tiếng được rất nhiều ca sĩ chọn hát, từ những thế hệ ca sĩ trước như Thanh Tuyền, Hương Lan, Giao Linh, Hoàng Oanh, Phương Hồng Quế, Trang Mỹ Dung, Chế Linh cho đến những thế hệ sau này như Phi Nhung, Cẩm Ly, Quốc Đại, Phương Thanh, Chế Thanh,... Tất cả các ca khúc của ông đều rất quen thuộc với mỗi người, từng giai điệu, ca từ đều khiến người nghe rung cảm và nhớ mãi dù đã trải qua nhiều thập kỷ.
Cố nhạc sĩ Thanh Sơn -
Cha đẻ của ca khúc Nỗi buồn hoa phượng
Chiều ngày 6/4 vừa qua, nữ danh ca Giao Linh, nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc và nhạc sĩ Mộng Long đã đến thăm viếng và đốt nén hương cuối cùng dành cho vị nhạc sĩ tài hoa. Chia sẻ với 24H về sự ra đi của nhạc sĩ Thanh Sơn, Giao Linh cho biết: "Thật sự khi nghe tin anh Sơn mất, tôi cảm thấy rất hụt hẫng... và ngay cả bản thân tôi cũng rất khó diễn tả cảm xúc của mình ngay lúc này đây. Đối với tôi, anh Sơn không chỉ là một người bạn trong nghề, mà còn là một người anh vô cùng thân thiết, chưa kể cả hai luôn có một sợi dây nối kết rất ăn ý cả ngoài đời lẫn trong công việc, và được làm việc chung với anh, được hát những ca khúc của anh ngay từ những ngày đầu thật sự là một điều may mắn cho những người nghệ sĩ chúng tôi.
Danh ca Giao Linh và nhạc sĩ Thanh Sơn
là bạn bè rất ăn ý ở ngoài đời cũng như trong công việc
Các bài hát mà nhạc sĩ Thanh Sơn để lại đều là những ca khúc rất hay và rất ý nghĩa về quê hương, dù đã qua mấy mươi năm nhưng các bài hát của anh vẫn luôn nằm trong tâm trí mình, và chắc chắn các ca khúc của anh sẽ còn được nhiều các thế hệ ca sĩ trẻ hát lại và được nhiều người nhớ đến. Giờ anh Sơn mất rồi, sau này chúng tôi có muốn nghe hay hát thêm những ca khúc mới từ anh cũng chẳng thể được nữa."
Nhạc sĩ Mộng Long, danh ca Giao Linh và NSUT Thành Lộc
viếng đám tang nhạc sĩ Thanh Sơn
Trong khi đó, vừa nghe Giao Linh báo tin nhạc sĩ Thanh Sơn đã qua đời, nhạc sĩ Mộng Long - cha đẻ của các ca khúc "Thôi em hãy về đi", đã tức tốc bay từ Mỹ về Việt Nam để về thắp nén hương tạm biệt người bạn thân của mình. Dù đã nhiều năm không gặp nhưng các ca khúc của nhạc sĩ Thanh Sơn luôn là một trong những ca khúc được các ca sĩ hải ngoại lựa chọn hát nhiều nhất, vì vậy đi đến đâu ông cũng nghe và nhớ đến người bạn thân của mình, đồng thời cũng cảm thấy tiếc nuối vì đã không về nước sớm hơn để gặp mặt người bạn thân lần cuối trước khi ra đi.
Thành Lộc trò chuyện, chia sẻ cùng gia quyến trong lúc chờ thắp hương
Tuy không phải ca sĩ chuyên nghiệp nhưng NSUT Thành Lộc được biết đến là một ngươi rất mê dòng nhạc xưa, đặc biệt là những bài mang âm hưởng quê hương trữ tình. Trong giới nghệ sĩ, hầu như ai cũng biết anh là người hiểu biết sâu rộng và hát nhạc xưa rất hay. Đặc biệt, những ca khúc Nỗi buồn hoa phượng, Nhật ký đời tôi, Lưu bút ngày xanh, Phượng buồn, Hát nữa đi em, Đoản xuân ca, Thương ca mùa hạ, Bài ngợi ca quê hương,... của nhạc sĩ Thanh Sơn luôn được xem là những bài tủ của Thành Lộc. Chính vì vậy, khi hay tin thần tượng của mình qua đời, anh đã đến chia buồn cùng thân nhân gia quyến.
Được biết, lễ động quan của nhạc sĩ Thanh Sơn sẽ được diễn ra vào lúc 6h30 ngày 9/4, và được an táng tại Công viên Nghĩa trang Bình Dương.
http://us.24h.com.vn/ca-nhac-mtv/giao-linh-tiec-thuong-nhac-si-thanh-son-c73a446129.html
Nhạc sĩ của những bản nhạc buồn.
Trả lờiXóaNhung bai hat tru tinh cua ong con song mai trong long moi nguoi that lau day.
Trả lờiXóaOi buon the ! Nhung ban nhac cua co nhaac si TS goi nho ca mot thoi hoc tro cua em ngay xua...chac chi cung the phai khong :(
Trả lờiXóaNhưng dễ thương của tuổi học trò thủa xưa của tụi chị đó TĐH ơi!
Trả lờiXóaNhưng bài "Nỗi buồn hoa Phượng" là sống lâu nhất Yến nhỉ.
Trả lờiXóaĐúng thế em ạ.
Trả lờiXóaThủa bé cứ nghêu ngao dù âm điệu bài hát buồn, nhưng mình chẳng biết buồn là gì phải không CT ơi!
Bạn thích nghe bài hát của Nhạc sỹ Thanh Sơn http://lyric.tkaraoke.com/1115/Thanh_Son/2-2.html
Trả lờiXóaBài nhạc Rumba đó M à . Bống rất thích bài này . Heee. Thằng nhỏ kép của Bống mỗi khi có bài này nó vừa nhảy vừa hát theo
Trả lờiXóaHình như tuổi tụi mình không ai mà ko biết ít nhất là một câu hát trong các bài hát của nhạc sĩ , chị nhỉ ?
Trả lờiXóaRồi ai cũng phải về chốn bình yên, nhưng sao lại buồn chị nhỉ, dù trần gian là bể khổ, nhưng ta vẫn cứ muốn bơi, bơi hoài, bơi miết.
Trả lờiXóaVĩnh biệt một người nhạc sĩ tài ba đã để lại những bài ca không bao giờ bất hủ.
...thương tiếc 1 nhạc sĩ tài ba ..với những nhạc phẩm đi vào lòng của lứa tuổi học trò trước 75
Trả lờiXóaNhạc sỉ TS ra đi để lại cho đời những ca khúc vượt thời gian héng M . Hồi nhỏ NC hay hát " mỗi năm đến hè thì em nghĩ hè " Hí hí hí . Ông nhạc sỉ TS mà nghe được cũng phì cười héng bà già .
Trả lờiXóaCó nhiều bài hát giờ em mới hay là của nhạc sĩ.
Trả lờiXóaTrong đó có một bài em kết nhất là Phượng buồn.