Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Dâng sao giải hạn - sai lầm trong văn hóa tâm linh

http://www.daophatngaynay.com/vn/phatgiao-vn/su-kien-van-de/10158-Dang-sao-giai-han-sai-lam-trong-van-hoa-tam-linh.html

Dâng sao giải hạn
Sai lầm trong văn hóa tâm linh

Trương Văn Khoa






    Nếu không ngăn chặn, những hủ tục mê tín này sẽ lan rộng, làm mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức của người dân.


    Trong những ngày gần đây, tại các đô thị lớn, hàng ngàn người, nhất là giới trẻ đã ùn ùn kéo đến chùa chiền đăng ký “dâng sao giải hạn”. Những “hù dọa” từ những câu chuyện của thế giới thần linh như: “sao Thái Bạch, sạch cửa nhà”, “nam La (Sao La Hầu), nữ kế (sao Kế Đô)”, “49 chưa qua, 53 đã đến”,… đã đem đến cho mọi người nỗi sợ hãi và lo âu. Vào những ngày đầu năm, đáng lẽ phải dành thời gian cho những công việc quan trọng, người ta đã quẳng tiền bạc và thời gian vào những cuộc “mặc cả” từ thế giới bên kia.



    Một thực trạng đáng lo ngại


    Người người, nhà nhà rủ nhau đi dâng sao (nếu gặp sao tốt), giải hạn (nếu gặp hạn xấu). Nếu đi bất cứ lễ đền hoặc chùa chiền nào vào mùa rằm tháng Giêng, mọi người sẽ thấy nhan nhản những bàn đăng ký “dâng sao, giải hạn” mọc lên khắp nơi ở các khu vực hành lễ. Người ta dễ dàng tìm thấy ở nơi ấy những cuốn sách tử vi, bản tra cứu sao chiếu mạng, giấy đăng ký, hướng dẫn cách “dâng sao, giải hạn”,… và cuối cùng là…tiền.


    Có nhiều người bỏ ra hàng triệu đồng để “dâng sao giải hạn” cho cả gia đình. Một số cơ quan, doanh nghiệp mời thầy cúng về “giải hạn” với chi phí lên tới hàng trăm triệu đồng, ảnh hưởng đến tâm lý và công việc của cán bộ, công nhân viên và người lao động. Cách làm này đã tiếp tay cho các hủ tục mê tín dị đoan có cơ hội sống lại và hoạt động công khai.



    Khi sự thành đạt không phải bằng năng lực và sức lao động của chính mình, người ta thường tin vào thế giới thần thánh và sự trợ giúp của “năng lượng” từ bên ngoài. Điều đó có nghĩa rằng, con đường thăng tiến, của cải làm ra trong quá khứ là kết quả của những kiểu làm ăn không chính đáng, cơ hội, chụp giật, phi pháp,…?


    Giờ đây, khi nền kinh tế thị trường đang bị cạnh tranh khốc liệt, họ không còn tin vào năng lực của bản thân mình nữa. Chính vì thế, giới trẻ hôm nay cứ nơm nớp lo sợ “vận hạn” của mình khi khởi đầu cho một năm mới. Họ tìm thầy, tìm đến những nơi linh ứng, bám víu vào một “đấng tối cao” trong tưởng tượng để giải quyết hàng trăm mối lo âu và sợ hãi. Một đất nước đang phát triển và hội nhập quốc tế sao lại có những nam thanh, nữ tú mê tín đến mụ người như vậy? Tương lai của một quốc gia nằm trong tay những người chỉ biết cầu xin số mệnh, “dâng sao, giải hạn” có thể nào phát triển bền vững?



    Thật ra, tập quán này xuất phát từ Trung Quốc và được các pháp sư phái Mật Tông thu nạp và soạn ra “Nhương tinh” để đưa dẫn người vào đạo. Theo quan niệm của người Á Đông, căn cứ vòng quay của sao Thái Tuế, mỗi người sinh ra đều có một vì sao chiếu mệnh tùy theo mỗi năm. Có tất cả 24 vì sao quy tụ thành 9 chòm: La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức. Trong 9 ngôi sao này, có sao tốt, có sao xấu. Năm nào bị sao xấu chiếu mệnh, con người sẽ gặp phải chuyện không may, ốm đau, bệnh tật. . ., gọi là vận hạn. Nặng nhất là “nam La hầu, nữ Kế đô”. Còn nếu năm đó được sao tốt chiếu mệnh thì sẽ làm lễ dâng sao nghinh đón. Để giảm nhẹ vận hạn người xưa thường làm lễ cúng vào đầu năm (tốt nhất là hàng tháng) tại nhà ở ngoài trời với mục đích cầu xin thần sao phù hộ cho bản thân, con cháu, gia đình.


    Thế nhưng, do đời sống bất ổn, rủi ro trong giao thông ngày càng nhiều, bệnh tật tăng đột biến đã khiến tập quán dâng sao, giải hạn không còn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu và trở nên mê tín và bị lạm dụng. Những gia đình giàu có sẵn sàng bỏ hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu để thuê thầy cúng về làm lễ cho gia đình. Kẻ nghèo khó không có điều kiện nhưng quá tin nên sẵn sàng bán cả tài sản trong nhà đi để làm lễ.


    Một sai lầm trong văn hóa tâm linh là người ta dâng cúng lễ vật để “mặc cả” với thế giới thần linh. Khấn lễ để xin nhận được điều này hoặc điều kia. Cuộc sống xô bồ, bon chen, tranh đua đã tác động lên giới trẻ đã tác động đến lòng tham vô đáy vốn có trong mỗi người. Họ cứ tin rằng, nếu có lễ dâng lên Phật, thần thánh, chắc chắn sẽ được độ trì, cứ thế mà làm, thậm chí làm những việc không tốt, ảnh hưởng xâu đến xã hội và cộng đồng.



    “Dâng sao giải hạn” không có trong giáo lý nhà Phật.

    Tam tạng kinh điển Phật giáo không đề cập đến việc dâng, cúng sao để giải hạn. Đức Phật không hề dạy cúng sao giải hạn và các đồ đệ của Ngài chưa bao giờ tìm thấy lời đức Phật dạy về cúng sao giải hạn. Thế nhưng, khi nhu cầu “dâng sao, giải hạn” tăng mạnh, một số chùa vẫn tiến hành các công việc với cái gọi là “tín ngưỡng dân gian”.


    Theo cố Hòa thượng Thích Thanh Tứ, trụ trì chùa Quán Sứ (Hà Nội), đạo Phật không có nói về việc cúng sao giải hạn mà chỉ có lễ cầu an, cầu lợi ích cho đời, cho thế gian. Ở tòa Tam Bảo, nhà chùa làm hoa quả, hoa nghi cúng Phật, có cái gì thì dâng lên cúng Phật chứ không có lễ giải sao hoặc nghi thức nào khác cả.


    Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Phó trưởng ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng cho rằng không có ngôi sao nào chiếu vào con người mà nhờ đó được phúc lợi hay mang tai họa và cũng không có một nghi lễ nào gọi là cúng sao giải hạn cho Phật tử cả. Bởi vì tất cả họa và phước mà con người có được đều là do nhân quả của chính người ấy làm nên.


    Đức Phật hoàn toàn không nói về những ngôi sao chiếu mạng, Ngài chỉ dạy chúng ta về luật nhân quả: “muốn biết thời quá khứ chúng ta đã gieo nhân gì thì cứ nhìn cái quả mà chúng ta đang lãnh. Muốn biết tương lai chúng ta ra sao thì cứ nhìn cái nhân chúng ta đang gieo trồng trong hiện tại”.
    Gieo nhân nào thì gặt quả đó, thành công hay thất bại trong đời người không do ai ban phát mà do chúng ta tạo nên từ trước. Tất cả đều do tâm, khẩu và ý của con người tạo ra, nhân duyên xấu do chúng ta tạo tác sẽ trổ quả xấu, những nhân duyên tốt sẽ trổ quả tốt.


    Trước đây, việc cúng sao giải hạn diễn ra trong các đạo quán của Lão giáo và trong dân gian. Về sau tục này được "phương tiện" đưa vào một số chùa, thường diễn ra từ mùng 8 đến rằm tháng Giêng. Rõ ràng, tục cúng sao giải hạn ở một số chùa chỉ là phương tiện. Phương tiện nào cũng có hai mặt. Nếu khéo vận dụng, thì nhờ đi cúng sao mà những người ít đi chùa có cơ hội lễ Phật, nghe pháp, cúng đường. Ngược lại, nếu chỉ dừng ở cúng sao giải hạn, cầu cúng các tinh quân mong ban phúc thì rơi vào tà kiến, tà mạng và không phù hợp với tinh thần phương tiện của Chánh pháp".



    Đã đến lúc, chính quyền các cấp phải lên tiếng và can thiệp nhằm bảo vệ sự trong sáng của tín ngưỡng. Nếu không ngăn chặn, những hủ tục mê tín này sẽ lan rộng, làm mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức của người dân. Cán bộ, công chức sẽ bỏ bê công việc, chạy theo những đồn đoán tâm linh vô căn cứ, phản khoa học, ảnh hưởng đến giờ giấc của cơ quan.


    Một số kẻ xấu đã lợi dụng những tình trạng này để trộm cắp đồ đạc của đệ tử thập phương, khấn thuê, phao tin, đồn nhảm, tuyên truyền những thông tin thiếu lành mạnh nhằm gây hoang mang trong dân chúng.


    Hơn bao giờ hết, những tệ nạn mê tín cần phải được dẹp bỏ để trả lại sự yên bình của một đời sống tâm linh vốn có từ ngàn năm trước của dân tộc ta.

    Nguồn: VNExpress

19 nhận xét:

  1. Cứ ở hiền là gặp lành thôi . Hiiiii

    Trả lờiXóa
  2. Đúng rồi Bống nhỉ!
    Đi chùa, cúng dường Phật Pháp Tăng cũng chỉ là hóa chút duyên để qui y Tam Bảo, chớ có Cầu, mà chỉ có Tu, có Tu thì biết buông xả, trở lại thiện căn của con người.

    Trả lờiXóa
  3. Đi chùa trong những thời gian lễ hội này cũng là một cách để ta tu học Em nhỉ!

    Trả lờiXóa
  4. Vâng, em cũng nghĩ ở hiền gặp lành và em cũng đang học câu tu tại tâm, tu để biết buông xả, trở lại thiện căn của con người. :)

    Trả lờiXóa
  5. Em cũng nhiều lần nghe người ta bảo em đi cúng sao giải hạn gì đó , nhưng em lại ko hiểu về phong tục này thành ra cũng ko quan tâm , giờ em hiểu rồi hiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

    Trả lờiXóa
  6. Em cũng đang cố gắng như thế đấy! :)

    Trả lờiXóa
  7. Chị em mình cố gắng, biết buông xả, biết tha thứ, sống bình an.. thì đỡ phiền não em hả!

    Trả lờiXóa
  8. Hiểu được rồi, thì giỏi lắm đó TNL ơi!

    Trả lờiXóa
  9. NC nghỉ : phước hay họa đều do nơi mình phải không bà già .Kiếp nầy mình có gian nan là do kiếp trước vụng tu , thế nên kiếp nầy cố gắng tu tập mọi hạnh nguyện để tao nhân lành về sau . Biết là khó nên phải cố gắng héng bà già . NC nói out mà còn ráng qua đây còm . hi hi hi

    Trả lờiXóa
  10. NC nói đúng lắm ! Bà già cũng nghĩ vậy đó, nên kiếp này nếu có hoạn nạn, có đau buồn thì thôi cứ đón nhận, rồi nuốt xuống rồi buông xả để cho nhẹ lòng, rồi tiếp tục tu tập.. NC hén.

    Trả lờiXóa
  11. nếu chỉ cần chút xin xỏ mà tránh được những tội lổi thì đơn giản quá, heng chị

    Trả lờiXóa
  12. Em cũng không chắc điều đó đâu chị vì mỗi người đi chùa theo mục đích khác nhau mà đa phần là đi vay tiền (bà chúa kho), cầu công danh (ấn đền Trần), cầu phú quý (ông hoàng mười...) chứ mấy khi cầu an và tịnh tâm để hiểu thế nào là tâm linh thực sự.

    Trả lờiXóa
  13. Thì ta nhìn người đi chùa mà suy gẫm về con người về cuộc đời về cõi ta bà này đó em... suy gẫm cũng là cách tu tập, cho ta nhìn lại con người của cõi đời này trong quá khứ, hiện tai và vị lai.

    Trả lờiXóa
  14. Dù sao đi chùa, nghe giảng pháp, học giáo lý Phật giáo cũng là cách để ta ngộ ra bể khổ, GH nhỉ.

    Trả lờiXóa
  15. Em và ông xã không cúng tiền để cúng sao giải hạn ..nên bị hạn nè ..ngày nào cũng bị sao '' càm ràm '' chiếu mạng ..he he ...

    Trả lờiXóa
  16. Thì sông có lúc, người có khúc, nếu chịu khó nghe được càm ràm rồi cũng qua cái hạn.......Heee

    Trả lờiXóa
  17. “Tín ngưỡng Phật Giáo mới gia nhập vào nước ta thì nó chuyển thành một tín ngưỡng về Phật Giáo, tức là theo kinh của Phật thì ngày rằm tháng giêng chính là cái ngày mà chư Phật ở trên cõi Cực Lạc xuống dưới trần gian này xem xét mọi việc để cân phúc cân tội cho người ta. Thế cho nên người xưa bảo rằng "Lễ Phật quanh năm không bằng Lễ Rằm Tháng Giêng" là như vậy. Vào ngày Rằm Tháng Giêng, ngày Nguyên Tiêu các chùa đều tổ chức lễ cả, rồi thì các tín đồ Phật tử đến lễ để cầu may cầu phúc và xin tránh họa, và nhiều khi nam nữ đến lễ để xin cầu duyên. Ít lâu sau tín ngưỡng Đạo Giáo xuất hiện, Đạo Giáo thì quan niệm rằng ngày Rằm Tháng Giêng là ngày vía Thiên Quang. Đó là ngày vía – ngày kỵ húy của ông Thiên Quang. Cho nên đó là ngày Đạo Giáo dùng để dâng sao giải hạn, các đạo sĩ tổ chức dâng sao giải hạn. Và nhà chùa cũng bắt chước như vậy, cũng lấy ngày Rằm Tháng Giêng là ngày dâng sao giải hạn để trừ các tật ách. Đó là nguồn gốc tinh thần của Tết Nguyên Tiêu.”


    "Dâng sao, giải hạn" đấy là cái mốt thời Thượng, ở các thành phố lớn. Những người có Tâm, thành khẩn: Sám hối(Tự kiểm điểm), Cầu Tài, cầu Lộc( Hướng tới cái đẹp, cái tốt, giầu sang phú quí...) ở ....Ngày Mai!!! cho riêng mình, cho Gia đình mình....Cũng tốt, nhưng biểu hiện tại nơi đền chùa, công cộng ...Thái quá. Cho dù Lễ Dâng sao, Giải hạn có gốc từ đâu đi nữa, vẫn mang đầy đủ tính nhân văn và phong tục thuần tuý, cái chính là ý thức của con người trong Xã Hội hiện tại! Chính quyền, các tổ chức trong Xã hội ấy đóng vai trò gì, có trách nhiệm thế nào, để dân chúng hiểu và tiến hành ...Dâng sao, giải Hạn ra sao cho đúng Bản chất của sự việc....Để mỗi con người chúng ta tự hoàn thiện hướng tới cái ....Đẹp Hơn vào Ngày Mai!

    Trả lờiXóa
  18. Nếu cúng mà hết thì đâu có ai bị xui xẻo, nếu coi thầy về tuổi tác hôn nhân nói là rất tốt thì đâu có chuyện bị gãy gánh giữa đường v.v.

    Trả lờiXóa

Bạn từ đâu đến..



Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

free counters


Pageviews: 374,323 - 23/09/2016

Sắc tím Đài Đông

Sắc tím Đài Đông

Sương khói




Suy tư vầng trán thêm gầy
Em ơi! khói thuốc vàng tay vẫn buồn..





Và mây vẫn trôi giữa dòng đời.......
................ bụi bặm...
..... Người đi qua đời.. chợt.. ...
............cũ đến chẳng còn quen.......
................. TTM