Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

Vị giáo sư dị ứng với nếp mòn.



Vị giáo sư dị ứng với nếp mòn

- Tôi không được gần gũi với GS Hồ Ngọc Đại nhiều, lại là người ở lĩnh vực chuyên môn khác ông. Tuy nhiên chỉ qua vài lần giao tiếp với ông, làm quen với một số phát biểu của ông, tôi cũng xin mạo muội ghi lại đây một vài cảm nhận của tôi, - chúng có thể đúng, có thể không vừa ý ai đó, nhưng chắc chắn đấy là cảm nhận từ góc nhìn của riêng tôi.


Ông tuổi Hợi, theo tuổi ta năm nay đã 78 cái xuân xanh. Nhắc đến tên ông, vị GS-TSKH Hồ Ngọc Đại, là người ta nhớ ngay tới công nghệ giáo dục nổi tiếng mà ông đã ứng dụng thành công trong hàng chục năm qua tại Trường Thực nghiệm tọa lạc trên phố Liễu Giai, (cho đến khi nó bị bức tử bởi quyết định cả nước thống nhất dùng chung một - và chỉ một - bộ sách giáo khoa !).

GS Hồ Ngọc Đại là người bao giờ cũng cực kỳ dị ứng với những kiểu suy nghĩ và hành động theo nếp mòn, theo khuôn mẫu sẵn. Với không ít người, ông có vẻ là khác người theo kiểu độc đáo đến mức gần như lập dị. Còn với tôi, cái "khác người" của ông lại là sự vượt lên trên cái bình thường để có thể gọi là xuất chúng.

GS Hồ Ngọc Đại trong lần trực tuyến với nhà văn Nguyễn Quang Thiều về giáo dục. Ảnh: Lê Anh Dũng


Trong mọi tình huống ứng xử của ông mà tôi được biết, tôi thấy lúc nào phần hợp lý, hợp tình cũng thuộc về phía ông.

Vì lẽ đó mà năm 2007, khi được Hội Nhà văn Việt Nam giao điều hành Trường Viết văn Nguyễn Du, tôi đã nghĩ ngay tới việc mời ông đến chia sẻ với anh chị em học viên sự hiểu biết và nhất là phương pháp tư duy khoa học-sáng tạo cùng với các tên tuổi như Nguyễn Trung, Lê Đăng Doanh, Chu Hảo, Lê Văn Cương, Nguyễn Quang A v.v....


Hơn 30 năm trước, từ Liên Xô trở về với tấm bằng Tiến sĩ khoa học, - dạo đó còn là của hiếm,- con đường công danh rộng mở trước ông, nhất là khi số phận đưa đẩy ông làm rể trong một gia đình không thể danh giá hơn thời đó.


Một vị lãnh đạo trong "bộ tứ" hỏi nguyện vọng công tác của ông, không quên để ngỏ khả năng mời ông ngồi vào ghế lãnh đạo một Bộ chuyên ngành. Ông nói luôn nguyện vọng cao nhất của ông là được làm...giáo viên tiểu học! Tất nhiên, đòi hỏi không có gì là quá đáng của vị tân khoa tiến sĩ ấy đã được đáp ứng ngay tắp lự.


Với ông, trong sự hình thành nhân cách con người, tiểu học là cấp học quan trọng nhất. Học sinh trở thành trung tâm trong hoạt động của nhà trường. Các em cần được tôn trọng thật sự như các công dân nhỏ tuổi mà lẽ phải luôn thuộc về chúng thể hiện trong châm ngôn mà ông ưa thích: "Trẻ em luôn luôn đúng !", (kể cả khi có vẻ như là các em sai).


Các em được dẫn dắt tìm lại con đường dẫn đến kiến thức, nghĩa là cố gắng để các em có thể tự đào tạo, tự giáo dục ra chính mình, sao cho các em có thể học mà như đang chơi, chơi mà không nhận biết rằng mình đang học, để với các em, "Mỗi ngày đến trường là náo nức một ngày vui !".


Để đạt được yêu cầu lý tưởng đó, cần phải xây dựng chương trình học, phương pháp học, phải đào tạo ra được các giáo viên theo chuẩn mực mới sao cho tất cả các em đều có thể học được, chứ không phải chỉ đặt trọng tâm vào việc được học của các em mà một vị nguyên là lãnh đạo cao nhất đã nói với ông. Được học dù là rất quý, chỉ mới là điều kiện cần; còn học được mới là điều kiện đủ, khó đạt tới hơn nhiều. Với GS Hồ Ngọc Đại, nếu vì lý do chủ quan nào đó từ phía người lớn chúng ta mà các em được học lại không học được thì thật là uổng công, vô nghĩa!


Sự trẻ trung của con người thể hiện qua tính cách nhiều hơn là qua tuổi tác. Có những người còn trẻ mà chậm chạp lề mề như ông cụ non. Ngược lại, có người tuổi đã nhiều mà lại tràn trề năng động như thanh niên.


Dù đã bỏ khá xa cái tuổi "thất thập cổ lai hy", mỗi khi có dịp gần GS Đại, ta luôn có thể vui lây bởi tiếng cười thật sảng khoái hầu như vô tư của ông. Đằng sau kiến văn sâu rộng và tốc độ tư duy siêu nhanh của ông, luôn là một nụ cười độ lượng, nhân ái.


Vài lần ngồi chung bàn cùng ông trong những buổi cụng ly vui vẻ, tôi để ý thấy ông hầu như là người ăn ít hơn nói.


Ông là người hay chuyện, thường thích thú kể lại những kỷ niệm nhỏ khó quên trong quãng đời dạy dỗ học sinh của mình - chuyện có vẻ nhỏ mà ý nghĩa thì không nhỏ chút nào.

GS Hồ Ngọc Đại: "Cần sự nổi dạy của tư duy giáo dục".
Ảnh Nguyễn Đình Toán


Có lần, ông kể, một người thân của GS Ngô Bảo Châu hỏi ông : "Cái hội những người phụ nữ từng ngủ (!) với Ngô Bảo Châu là thế nào vậy?". "Đừng lo, đừng lo, - ông đáp-, không có chuyện gì đâu. Số là hồi Châu mới 8-9 tuổi chi đó, còn đang học lớp 3, lớp 4, vị giáo viên chủ nhiệm lớp Châu học phàn nàn với tôi: Cái thằng Châu kỳ thật, dạo này trưa nào nó cũng sang phòng bọn con gái ngủ, nói không nghe...


GS Đại bèn gọi Châu tới và hỏi rõ nguồn cơn. Hóa ra cu cậu bảo rằng bọn con trai buổi trưa nghịch lắm, toàn trêu chọc nhau, khiến Châu không thể ngủ được. Sang phòng con gái, chúng nó ngoan lắm nên cu cậu được ngủ ngon lành. GS Đại bèn bảo cháu cứ tiếp tục sang phòng con gái mà ngủ, không có sao".


Một lần khác, một giáo viên phụ trách lớp đề nghị ông kỷ luật đuổi học một học sinh hư hỏng vì ngày nào cũng đánh bạn, can ngăn, phê bình thế nào cũng vẫn chứng nào tật ấy. Gặp trực tiếp em đó, ông hỏi : "Vì sao em hay đánh bạn?". Câu trả lời thật bất ngờ : "Thưa thầy, vì hôm nào ở nhà bố em cũng đánh em ạ!".


GS Đại tới nhà em và nói với ông bố nọ: "Tôi muốn anh giúp tôi một chuyện : Ngày mai xin anh dừng đánh con mình một hôm, được không ?". Ông ta đồng ý. Và ngày hôm sau em bé gọi là "bất trị" nọ cũng không đánh bạn nào. GS Đại lại gặp ông bố ưa đánh con và đề nghị ông thêm một ngày không đánh con. Sự việc tiếp tục diễn ra tốt đẹp như hôm trước. GS Đại đến nhà em lần nữa và đề nghị bố cậu bé thôi hẳn chuyện đánh con. Và kết quả là cậu bé cũng không bao giờ đánh bạn nữa.


Tôi nói với GS : "May mà có anh xử lý tình huống tuyệt vời, vào tay nhiều nhà sư phạm khác, chắc cậu bé đã bị đuổi học oan, thành trẻ lêu lổng và kết cục là hỏng cả đời nó !"...


Gần đây, trước Tết vài ngày, nhận được điện thoại "triệu tập" của bậc trưởng lão khả kính - GS.TS Đình Quang, cùng với mấy ông bạn già khác nữa, chúng tôi đã gặp nhau để "nâng lên đặt xuống" tống tiễn năm Mão, nghênh đón năm Thìn.


Tan cuộc vui, mấy ông già chia tay nhau bịn rịn, người gọi taxi, người lên xe của GS Nguyễn Xuân Đào, một chuyên gia hàng đầu của lĩnh vực giao thông.GS Đình Quang thì đi xe "căng hải", tức là lội bộ - nhà ông chỉ cách nơi vừa "liên hoan" vài chục mét thôi. GS Đại khoát tay nói: "Các vị khỏi lo cho tớ. Tớ vẫn còn tiêu chuẩn xe riêng, nhưng hôm nay tớ sẽ đi xe buýt, tiện lắm...".


GS Đại là như thế đó - ẩn sau dáng vẻ trí thức uyên bác, cao sang là một con người dân giã, hòa đồng./.


Phan Hồng Giang
Cập nhật 12/02/2012 06:26:00 AM (GMT+7)
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/59698/vi-giao-su-di-ung-voi-nep-mon.html

28 nhận xét:

  1. Người như GS Đại lại không phù hợp với khuôn khổ đương thời... Tiếc thế!

    Trả lờiXóa
  2. Đó là lý do Phong Trào Hướng Đạo đặt nặng vai trò các trưởng, nhất là Âu Trưởng, những Bầy Trưởng trông coi Sói Con hay Chim Non.

    GS Đại quả là mộn vị Thầy vĩ đại , một Nhà Giáo hiếm quý .

    Trả lờiXóa
  3. Thật ngưỡng mộ ông, một người thầy có tâm và đáng kính.

    Trả lờiXóa
  4. Bài này được nhiều đọc lắm chị.

    Trả lờiXóa
  5. Nhưng ngay cả khi ông là rể của ông Lê Duẩn , ông là người có tâm huyết với GD đến đâu ...thì ông vẫn chào thua GD .Mới biết trong thời buổi này người muốn làm cũng không thể làm ..:(

    Trả lờiXóa
  6. Sao lại thế được hả em? Chị thích nhất là mối quan tâm của ông đối với việc giáo dục từ tiểu học.

    Trả lờiXóa
  7. Vâng, M đồng quan điểm này nên đã tô đậm và nghiêng lên cho rõ ý của GS.

    Trả lờiXóa
  8. Nếu nhà nước mình có nhiều Tiến sĩ như ông nhỉ? Mà ông đã 78 tuổi rồi, tiếc thật.

    Trả lờiXóa
  9. Chị sáng nay mới đọc được từ trang VN Education Links đó em.

    Trả lờiXóa
  10. Em đọc bài này trên trang VietNamNet đó chị.

    Trả lờiXóa
  11. Nhiều khi chị bận chưa kịp đọc báo thì trang Education nhắc chị đó. Nãy giờ đang đọc bài "Chữ Nôm hay chữ quốc ngữ mới là thuần Việt? " trên VN net đây
    http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/60706/chu-nom-hay-chu-quoc-ngu-moi-la-thuan-viet-.html

    Trả lờiXóa
  12. Bức xúc về ngôn ngữ quá, vừa qua trang nhà anh Bu thì thấy em nhắc anh Bu rồi, để mấy anh Bu - anh PNH và Toro viết luận bàn xem sao?

    Trả lờiXóa
  13. Thích nhất suy nghĩ này của ông... Sự trẻ trung của con người thể hiện qua tính cách nhiều hơn là qua tuổi tác. Có những người còn trẻ mà chậm chạp lề mề như ông cụ non. Ngược lại, có người tuổi đã nhiều mà lại tràn trề năng động như thanh niên. Và theo ông: "..trong sự hình thành nhân cách con người, tiểu học là cấp học quan trọng nhất" quá chuẩn xác luôn... Tiếc rằng ông đã 78 tuổi... :((((

    Trả lờiXóa
  14. M cũng đồng ý với cái thích của chị đó. Nhân cách hình thành của con người đáng lẽ nên chú ý từ bậc tiểu học chị nhỉ!

    Trả lờiXóa
  15. Em cũng đã đọc và có nói với chú Bu về bài này. Theo chị thế nào?

    Trả lờiXóa
  16. Chị vừa trả lời em ở dưới đó, chị thấy chưa thỏa đáng lắm, thôi để bác Bu và bác Hiệp luận bàn trước đi em. Bác Bu và Bác Hiệp nghiên cứu kỹ lưỡng nên sẽ có căn cơ hơn em ạ. Chị em mình lót dép ngồi ở Mul chờ xem đi em nhé... hihi mấy anh có việc phải làm chắc tức chị em mình lắm đây!

    Trả lờiXóa
  17. Nếp mòn hay lối mòn, cuộc sống của mình đầy rẫy ra đó, đúng không chị. Sao tránh được chứ.

    Trả lờiXóa
  18. Hôm nay em đi học cả ngày, chuyên đề Quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế... Thầy cung cấp ngồn ngộn thời sự, rất hay, nhưng phần văn hóa mà em muốn tiếp thu thì không có... Thầy dữ... như bà chằn... nhưng lại giúp cho em tỉnh ngộ... em cũng có khi là hình ảnh đó trong mắt mọi người...
    Văn hóa, đôi khi đi vào con người ta, không bằng con đường văn hóa, và như vậy cũng tốt Chị há...

    Trả lờiXóa
  19. Văn hóa đi vào dân gian vào lòng người bằng nhiều con đường mà em!
    Em so sánh Thầy và Em cũng là một hình tượng đó.. hihi

    Trả lờiXóa
  20. Lối mòn đi lâu sẽ thành con đường.. (thành con đường tốt hay xấu thì tùy vạn vật đi và tạo thành con đường trong lúc đi trên đường họ đi).
    Nếp mòn cũng tương tự như thế.. (nó sẽ hình thành tính cách của con người)

    Đúng không em?

    Trả lờiXóa
  21. Ong HND gop cong CAI CACH GD lam mot the he hoc sinh 7X 8X viet chu ... cuc ky xau!

    Trả lờiXóa
  22. Lối mòn và nếp mòn trong suy nghĩ, trong thói quen đều xảy ra trong mỗi chúng ta chị ạ.

    Trả lờiXóa
  23. chắc hẳn ai ai cũng bị ảnh hưởng bởi "lối mòn" . Nhưng chính nhờ những ý tưởng đột phá và những suy nghĩ vượt qua được giới hạn phổ cập thì XH hội con người mới phát triển hơn. Và nếu giử được sự khiêm tốn và bình dị như GS Đại thì thật là tuyệt vời .

    Một tuần mới vui tươi nhé chị

    Trả lờiXóa
  24. Càng uyên thâm , càng giản dị trong đời sống ...!

    Trả lờiXóa
  25. một nỗi buồn của giáo dục VN ..

    Trả lờiXóa
  26. Nói về GS Hồ Ngọc Đại thì nói mấy ngày cho hết đây. Bu tui ngưỡng mộ ông từ rất lâu, có sách ông là mua, có báo nào đăng bài ông là đọc cho bằng được. Một thời (sau khi bố vợ ông là TBT Lê Duẫn qua đời) người ta làm khó dễ ông về cái vụ giáo dục thực nhiệm, về cách lập luận không giống ai...Ông bảo thi đua là một kiểu đi nhón chân cho cao lên, nhưng đi lâu thì mỏi phải đi lại như cũ, trong khi đó người ta phát động thi đua hết đợt này đến đợt khác. Về dân chủ tập trung ông bảo: Nói dân chủ không thôi sợ người ta làm loạn, nói tập trung không thôi sợ người ta bảo mất dân chủ, chi bằng ghép hai từ dân chủ tập trung lại cho nó dung hòa. Như vậy dân chủ tập trung tự nó không có nội hàm rõ rệt mà là một từ lắp ghép, không khác nào ta nói bì khoai Tây. Nếu lấy dao đâm thủng bì thì khoai đi đằng khoai, bì đi đằng bì... hihihi

    Trả lờiXóa

Bạn từ đâu đến..



Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

free counters


Pageviews: 374,323 - 23/09/2016

Sắc tím Đài Đông

Sắc tím Đài Đông

Sương khói




Suy tư vầng trán thêm gầy
Em ơi! khói thuốc vàng tay vẫn buồn..





Và mây vẫn trôi giữa dòng đời.......
................ bụi bặm...
..... Người đi qua đời.. chợt.. ...
............cũ đến chẳng còn quen.......
................. TTM