Thứ Ba, 11 tháng 5, 2010

BS Đỗ Hồng Ngọc - Tản mạn về thai giáo

http://www.dohongngoc.com/web/goc-nhin-nhan-dinh/tai-nan-ve-thai-giao/
Friend
Hình minh họa - Bé Mây Jenifer


B. PHƯƠNG PHÁP THAI GIÁO HIỆN NAY :

Trong những bài viết hay Tham luận trong các Hội thảo của 2 chuyên gia về Thai giáo : bà Phạm Thị Thúy và bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, thường nêu ra 14 kỹ năng, sắp thành 5 bài học.

+ 14 kỹ năng cơ bản là :

1.Ru và hát
2.Nựng nịu
3.Dỗ dành
4.Xoa bụng bằng ngón tay yêu thương
5.Nghe nhạc thích hợp, du dương, êm ái
6.Đọc văn thơ và nói diễn cảm của mình
7.Nghĩ đến Thai nhi một cách trân trọng, chờ mong
8.Để ý đến tư thế đi, đứng, nằm, ngồi
9.Kể chuyện vui tươi
10.Hội bạn bè nâng niu người mẹ và thai nhi.
11.Xem và bình phẩm tranh nghệ thuật
12.Quan tâm, săn sóc người mẹ
13.Tạo không khí tốt đẹp trong gia đình
14.Cả nhà đồng bộ thương lo cho người mẹ

+ 5 bài học :

1.Thính giác : nên nghe nhạc du dương và nhạc thiên nhiên như tiếng nước chảy, tiếng chim hót, lời nói dịu dàng trong gia đình.
2.Thị giác : nên xem những cảnh đẹp, tranh đẹp, hình ảnh những người mẹ yêu thương con.
3.Khứu giác : nên tìm những mùi hương mình thích, mùi hương của hoa cỏ
4.Xúc giác : nên xoa nhẹ phía ngoài bụng
5.Vị giác : nên ăn uống những món nào người mẹ thích Nói chung, nên có một tâm lý lạc quan, xem Thai nhi là quà quí giá người mẹ đón nhận, tránh tức giận vì khoa học đã chứng minh trong cơ thể người mẹ tiết ra rất nhiều chất Adrênaline khi tức giận, chất Cholamine khi người mẹ sợ hãi, chất Endorphine khi người mẹ hạnh phúc và những chất đó ngang qua cuống rún (rốn) ảnh hưởng đến Thai nhi.

Trích đoạn

5 nhận xét:

  1. Đọc bài này mà chợt nhớ đến mẹ:

    Mẹ tôi thường kể lại, ngày xưa ông bà ngoại mất sớm, mẹ ở với chú thím không được đi học, phải bế em, và bà thường bế đến bên phòng học của các em mà nhìn vào, rồi học lóm, thuộc lòng tất cả những thi phú văn chương mà bà nghe qua. Mẹ tôi có thể đọc một lèo tập “Truyện Kiều”, “Cung Oán ngâm khúc”, “Chinh phụ ngâm”, “Lục Vân tiên” … truyện Tấm Cám, truyện Thánh Gióng, Thập Nhị tứ hiếu …

    Mẹ tôi thuộc nhiều lắm, mẹ thường ngâm thơ, ngâm ca dao, dân ca … để ru chúng tôi ngủ và kể truyện cho chúng tôi nghe vào những đêm trăng, …, những câu thơ, những mẫu truyện thần thoại của mẹ theo chúng tôi suốt từ lúc hoài thai đến hết những tuổi ấu thơ, mang thai đứa này thì bà hát ngâm ru đứa kia ngủ, có lẽ thế mà những đứa tôi rất yêu thơ và văn, yêu luôn cả những cái bàng bạc của cuộc sống…

    Có lẽ thế, từ nhỏ tuy tôi giỏi toán, nhưng lại rất thích văn chương thơ phú, báo tường lúc nào cũng có những chùm thơ văn nho nhỏ…

    Hôm trước có đọc qua vài bài viết của BS ĐHN về Thai giáo, và hôm nay có hẳn một chương mục, đọc lại thì thấy hình như đúng vậy.

    Vì bản thân tôi khi hoài thai và sanh đứa con gái đầu tiên (1977), mỗi lần tôi mở radio để nghe, thì nghe má chồng dặn là đừng cho con nó nghe, cho con nghe quen rồi sau này không có mở nhạc thì nó không chịu ngủ … thế là nghe lời mẹ tôi đành phải tắt.

    Mà ngày ấy ăn chẳng đủ, khi con được hai tháng, đi làm thì ở nhà tập thể, đâu có radio để mà nghe, có lẽ thế. Nên khi con gái đầu lòng đến tuổi đi học, cho con đến nhà văn hóa thiếu nhi học đàn, hỏi con thích học đàn tranh hay đàn madoline thì con nói không thích học đàn, nên thế là chị thì không chịu học, chỉ có em trai theo học đàn …

    Có lẽ thế thật!
    TTM

    Trả lờiXóa
  2. Rất quí em ạ!
    Chị vừa rãnh vào trang web của BS xem xong thì post liền để lưu lại.

    Rất logic và khoa học phải không em?

    Trả lờiXóa
  3. Phần hồn của con người đã hoạt động từ khi là bào thai trong bụng mẹ chị ha.

    Trả lờiXóa
  4. Em và chị thử nghĩ về bản thân mình xem, nhìn kết quả bây giờ để nghĩ về mẹ khi hoài thai tụi mình, mẹ đã hoài bảo gì về tụi mình nhỉ?

    Trả lờiXóa

Bạn từ đâu đến..



Bạn từ đâu đến bạn ơi!
Đến thì nhớ nhé đôi lời thăm nhau..

free counters


Pageviews: 374,323 - 23/09/2016

Sắc tím Đài Đông

Sắc tím Đài Đông

Sương khói




Suy tư vầng trán thêm gầy
Em ơi! khói thuốc vàng tay vẫn buồn..





Và mây vẫn trôi giữa dòng đời.......
................ bụi bặm...
..... Người đi qua đời.. chợt.. ...
............cũ đến chẳng còn quen.......
................. TTM