Mấy hôm cuối tháng bảy vừa rồi, tôi lại có dịp đi tham quan Angkor Wat lần nữa, tuy đã nhiều lần đến Siêm Riệp, nhưng chỉ trong chuyến đi lần này, lần đầu tiên tôi được nghe đến từ "Đế quốc Khmer" do anh hướng dẫn viên người Khmer cứ liên tục kể về lịch sử hình thành đền Angkor của Đế Quốc Khmer..
Hôm nay Tôi mới đi tìm hiểu xem tại sao ngày xưa Campuchia đã được gọi là Đế quốc Khmer với quần thể đền Angkor thuộc di sản kỳ quan của thế giới, vậy mà đến bây giờ đại đsố dân chúng Campuchia vẫn thuộc về tầng lớp nghèo và ít học?
|
Phù Nam (1-630) |
Chân Lạp (550-802) |
Đế quốc Khmer (802-1432) |
Thời kỳ hậu Angkor (1432-1863) |
Thời thuộc Pháp (1863-1953) |
Sau độc lập (từ 1954) |
Cộng hòa Khmer (1970-1975) |
Campuchia Dân chủ (1975-1979) |
CHND Campuchia (1979-1993) |
Vương quốc Campuchia (1993-nay) |
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%BF_qu%E1%BB%91c_Khmer
Cửa vào mua vé tham quan khu di tích:
Sắp hàng vào chụp hình làm thẻ vào cổng, sau đó chỉ trong
tic tắc là ta có tấm thẻ có in hình và thời gian tham quan.
Do vậy các bạn khi đến nơi này chuẩn bị gương mặt cho xinh nhé.
Sau khi mua vé vào tham quan khu quần thể đền Angkor, giá 20 USD/người/1ngày. Tôi hỏi anh Vannay (hướng dẫn viên) về lượng du khách đến Angkor Wat hàng ngày, thì anh ấy nói với tôi rằng bình quân 8,000 ngàn lượt người/ngày!!
Hôm ấy, suốt hành trình tôi cứ nghĩ ngợi mãi về con số này, nên hôm nay tôi đi tìm hiểu về lượng du khách đến Angkor Wat ở Siêm Riệp thì thấy bài báo này:
Việt Nam dẫn đầu lượng du khách đến Campuchia
Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, Bộ Du lịch Campuchia ngày 25/6 cho biết trong 5 tháng đầu năm 2012, đã có trên 1,5 triệu lượt du khách nước ngoài đến Campuchia, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam vẫn là quốc gia đứng đầu về lượng khách đến đất nước Chùa Tháp với khoảng 305.000 lượt người.
Theo thống kê của Bộ Du lịch Campuchia, du khách nước ngoài tới Campuchia theo đường bộ tăng 35,7%, theo đường hàng không tăng 19,2% và đường thủy tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.
Khoảng 1,1 triệu lượt du khách từ các nước châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có hơn 579 nghìn người từ các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đến Campuchia trong 5 tháng đầu năm nay.
Lĩnh vực du lịch là một trong những trụ cột kinh tế của Campuchia, đóng góp quan trọng vào GDP và giúp Campuchia đạt mức tăng trưởng ổn định trong những năm qua.
Năm 2011, gần 3 triệu lượt du khách nước ngoài tới Campuchia, trong đó có hơn 600.000 lượt khách Việt Nam.
Địa điểm du lịch thu hút các du khách nước ngoài khi đến Campuchia là khu đền đài cổ Angkor tại tỉnh Seam Riep, Hoàng cung tại thủ đô Phnom Penh, hoặc các bãi biển thuộc thành phố Sihanouk ở tỉnh Kongpong Som./.
http://www.vietnamplus.vn/Home/Viet-Nam-dan-dau-luong-du-khach-den-Campuchia/20126/146698.vnplus
- Du khách Việt Nam: 600,000 người x 20 USD = 12 triệu USD.
- Du khách Việt Nam: 305,000 người x 20 USD = 6,100,000 USD.
Thế là tôi lại ngồi tính nhẩm những con số:
Có gần 3 triệu du khách x 20 USD = 60 triệu USD
Trong đó:
5 tháng đầu năm 2012:
Có gần 1.5 triệu du khách x 20 USD = 30 triệu USD
Trong đó:
Đó là tôi chỉ tính số lượt du khách đến Campuchia vào viếng đền Angkor 1 lần/1 ngày chứ chưa tính đến những du khách du lãm nhiều ngày trong khu vực đền Angkor.. Và bản thân Tôi cũng vì tiết kiệm, nên chỉ viếng đền trong 1 ngày, chứ nếu thêm 1 ngày nữa thì mất thêm 20 USD/người nữa sao!! Nhưng đi trong 1 ngày thì không đủ thời gian để đi xem hết những di tích trong quần thể được..
Suốt hành trình đi viếng đền và trở về nhà, tôi mãi suy nghĩ về Đế Chế Khmer xưa, những vị hoàng đế đó đã không biết rằng, nhờ vào sự độc tài, tập quyền của họ mà đã xây dựng được quần thể di tích kỳ quan này, hẳn các vị đã không lường được rằng, họ đã để lại cho hậu thế một tài sản vô giá, ngồi mát ăn bát vàng.. thế này!!!
Hàng tuần vào mỗi buổi sáng chủ nhật, đứng trước chợ Trung ương ở Phnom Penh, nhìn đoàn xe lữ hành lần lượt ghé thả du khách xuống chợ, tôi thấy toàn là du khách VN ghé vào chợ này để mua quà trước khi trở về VN. Kể ra dân VN mình cũng đã góp phần giúp đất nước Campuchia tăng trưởng GDP nhỉ?
TTM.
SG. 4/8/2012
Viết nhân chuyến đi Siêm Riệp 27-28/7/2012
Angor hay Angkor vậy chị ?
Trả lờiXóaMây ơi! Chị gõ thiếu chữ k đó em! Để chị sửa lại
Trả lờiXóaCám ơn em!
Đẹp và hùng vĩ quá chị há. Họ còn "hốt bạc" nhiều nữa vì biết gìn giữ, tôn tạo và khai thác du lịch khá hiệu quả. Du khách đi chưa thỏa lại phải tìm đến. Hic.. trông người lại ngẫm đến ta, khai thác du lịch ở đâu thì môi trường lại bị tàn phá và ô nhiễm đến đấy, kèm theo cái văn hóa kinh doanh chụp giật "chặt chém" du khách nữa. Thành thử mới có tỷ lệ đến 85% du khách một đi không trở lại bao giờ (!)
Trả lờiXóa-----------------------------
P/s: Cái đền chính họ đã tu sửa xong chưa chị ? Hôm tháng 5 em đến đang mùa khô nên không chụp được toàn cảnh đền đài hắt bóng xuống hồ sen phía trước. Tiếc lắm, nên cũng tự hứa sẽ quay lại nộp 20$ lần nữa.
Dung la hau the ngoi mat ma an bat vang.
Trả lờiXóaWow ! Thê thi nhât dinh lân này vê VN , tui em phai qua tham quan xu Cam qua chi ui !
Trả lờiXóaAh, thì ra dân Việt mình vô tình góp của cho xứ bạn Campuchia dữ vậy sao ?
Trả lờiXóaChị làm phóng sự & phân tích rõ ràng về thực tế " ngồi mát ăn bát vàng..." này rất rõ , hay.... Bravo !
Gặp và quan sát những người CPC ở nông thôn cũng như Thành thị bu không hình dung nỗi 7-8 trăm năm trước tổ tiên họ lại có đủ tài nghệ làm nên những công trình vĩ đại đến như thế. Học giả D. G. E. HALL viết lịch sử Đông nam á dành 100 trang nói về "Người khơme và Anngco" có nói một học giả phương Tây cho rằng Ăng co do người ngoài hành tinh xuống xây dựng. Còn nói đến Đế quốc ăng co thì cái anh chàng thuyết minh kia cũng chỉ nói đại khái thôi. Trước khi đi CPC bu đã bỏ ra hai tuần lễ tìm hiểu cái Đế quốc này mà vẫn mù tịt. Người CPC không để lại gì nhiều lịch sử đất nước họ mà tất cả đều dựa vào sách vở người Tàu...mà bên Tàu mỗi triều đại nói một khác nên không biết theo ai cho đúng....
Trả lờiXóaTụi con hay nói vui Angkor là ''nồi cơm vàng'' của Campuchia ạ.:):)
Trả lờiXóaNgày chủ nhật vui nha Cô. :):)
Chị M đúng là nhà kinh tế, người xưa đã để lại cho hậu thé cái cần câu cơm hay quá. Các cụ nhà ta xưa khiên tốn, đất nước cũng nghèo nên làm cái gì cũng nhìn trước ngó sau, nên nhỏ xíu... To nhất là Cửu trùng đài thì chết từ trong trứng. Đó cso lẽ là bản sắc dân tộc.
Trả lờiXóaBản đồ đế quốc Khmer treo trong hoàng cung CPC thì thấy cả phần miền Trung VN và nhiều quốc gia lân cận. Nói vậy nhưng rất mơ hồ...
hihi
Trả lờiXóaem chưa làm giàu cho CPC lần nào
Để lại một gia sản kếch xù hàng năm cho nền du lịch Campuchia mà sao dân chúng đại đa số nghèo đói nhếch nhách quá !
Trả lờiXóaNhưng dẫu sao họ cũng chào thua , quẳng bỏ thể chế CS , cho nên đất nước họ có khá hơn VN rồi !
Cảm ơn bài viết và hình ảnh chia xẻ của chị !
Trả lờiXóaBài viết hay đấy
Trả lờiXóaLại muốn đi Angkor
Trả lờiXóaVé thăm quan cũng chụp cả ảnh ư chị?
Trả lờiXóaVậy mà người dân CPC không mặn mà lắm với người dân VN thì phải chị à.
Trả lờiXóaMột nước được gọi là đế quốc là ước ấy mang quân đi đánh chiếm nước khác, Khơme xa xưa là một nước như vậy. Bu chỉ tóm tắt vài dòng để chủ nhà và các bạn tham khảo chơi
Trả lờiXóa* Tùy thư cho hay: (Tùy: 589-607) Trước khi hình thành nước CPC như hiện nay thì tại vùng đất này xa xưa có hai quốc gia:
- Nước Funam nằm ở vùng phía nam CPC và nam bộ VN, nước Chân lạp ở phía bắc vùng hạ lưu và trung lưu sông Mê công. Thủ đô Chân lạp gần núi “Ling kia po pó” tức Lin ga parvata trên đó có một ngồi đền thờ thần “Po to li” có nghĩa là Bhadresvara – vị thần mà hằng năm nhà vua phải nộp mạng một người vào đêm khuya. Chân lạp là một nước chư hầu của Funam
- Đến giữa thế kỷ XVI chư hầu Chân lạp nổi loạn, tiêu diệt đế chế Fu nam và cả Lâm ấp tức Cham pa. Các sử gia chưa gải thích được từ Chân lạp từ đâu mà có, nó không có liên hệ nào với tiếng Phạn và tiếng Khơme.
* Đường thư cho hay (Đường: 618-907)
- Sau năm 706 Chân lạp phân chia ra hai miền riêng biệt gọi là Lục Chân lạp và Thủy Chân lạp ( Còn gọi là thượng Chân lạp và Hạ Chân lạp). Những người kế tục Jayavarman I kiểm soát về danh nghĩa hai vùng này với tư cách là “Adhirajas” tức là đức vua tối cao, nhưng trên thực tế quyền lực nằm trong tay một nhóm tiểu vương. Tình hình hai vùng Chân lạp vô cùng rối ren (Đường thư cũng không biết cụ thể sự rối ren này)
- Năm 1900 xuất hiện cuốn sách cổ kính của Aymonier nói về nước CPC, trong đó tác giả ghi lại vô số lý thuyết về kinh đô hai miền Chân lạp như Đường thư dã nêu lên. Một cuốn sách khác nhan đề “ Hai cuộc hành trình” ông Paul pellio đưa ra thuyết cho rằng Vyadhapara là kinh đô của Hạ Chân lạp, và Samibhupura là kinh đô của Thượng Chân lạp.
- Vào năm 722 Thượng Chân Lạp đã phát động chiến tranh đánh vào Giao châu bắc kỳ của Việt Nam nhưng bị thất bại
- Vua Syryavarman II (1130-1150) là vị vua hùng mạnh nhất trong lịch sử Khơme. Các đạo quân của ông đã đi xa hơn bao giờ hết trong lịch sử viễn chinh của lịch sử Khơme. Các đạo quân đó đã tiến đánh Cham pa, Trung kỳ của Việt Nam, cũng như đã tiến đánh người Môn và người Thái ở lưu vực sông Menam
- Suryavarman là vị vua Khơme đầu tiên lập quan hệ ngoại giao với nhà Tống.
+ Phái bộ sứ thàn đầu tiên sang Tàu năm 1116
+ Phái bộ thứ hai 1120
+ Phái bộ thứ ba 1128
Năm 1128 Tống Thần tông đã phong tước hiệu cho vua Chân lạp
Đền Angkor đúng là một điểm du lịch làm giàu cho đất nước chị nhỉ . Cảm ơn những bức ảnh và bài viết của chị .
Trả lờiXóaem cũng ao ước 1 lần đi thăm nơi này nhưng mà cứ lỡ dịp hoài chị ơi. :(
Trả lờiXóaChị cám ơn em ghé xem bài tóm tắt của chị.
Trả lờiXóaĐúng là du lịch của VN mình quá kém, bỏ qua biết bao là cơ hội.. đáng buồn thay!
Vẫn chưa xong đâu em.
Trả lờiXóaTuy nhiên chị vẫn thích cái nguyên sơ của Angkor vào những năm 2000 trở về trước, chứ bây giờ nhìn thấy quanh khu Đền và khu rừng nguyên sinh đầy nhà cửa, và những thanh gỗ ràng buộc chèo chống chằng chịt quanh đền lại thấy không thích lắm em ạ.
Dọc đất nước của mình cũng đầy những mảng du lịch thiên nhiên hấp dẫn du khác, nhưng vì phong cách khai thác du lịch của mình kém nên để nhiều điều tiếng không hay. Chứ nếu tổ chức tốt, thì mình cũng ngồi trên đống vàng đó chứ!
Trả lờiXóaCũng nên đi thăm một lần em ạ.
Trả lờiXóaThật ra thì đó là di sản kỳ quan lớn, cũng đáng để chúng ta đi xem. Nhưng đi xem rồi ngẫm nghĩ lại thì thấy tổ tiên của họ cũng giỏi thật!
Trả lờiXóaThì nhỏ thấy rõ nhất mà. Hôm nay cô mới rãnh tí và ráng ngồi reply cho bạn bè nè.
Trả lờiXóaCũng nên làm giàu cho họ một lần em ạ.
Trả lờiXóaTheo chị nghĩ, ở nơi này, ngoài thu nhập về du lịch đóng góp cho sự tăng trưởng GDP họ còn có rất nhiều sự viện trợ của nước ngoài, nhưng không biết người dân được hưởng bao nhiêu trong số đó, cho nên đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho dân tộc của họ thụt lùi lại so với thời vàng son xưa kia TL nhỉ?
Trả lờiXóaĐi mà leo trèo lên núi đá và tháp cổ. Để hôm nào post hình tháp cổ lên cho nàng thèm ... hihi
Trả lờiXóaCó đó em, chỗ mọi người xếp hàng để chụp hình thẻ vào cổng đó em, chỉ tíc tắc nhanh lắm.
Trả lờiXóaSau đó có cái thẻ nhựa cho mình đeo vào cổ như nhân viên văn phòng đi làm việc vậy đó Tử ơi!
Dân CPC không mặn mà với VN và cả với Thái Lan nữa đó Tử ơi!
Trả lờiXóaHọ tổ chức cũng hay lắm. Chỉ tiếc là việc tu sửa hiện nay và môi sinh quanh đền đã thay đổi làm mất đi vẻ hoang sơ ban đầu em ạ.
Trả lờiXóaNếu có dịp cũng nên đi một lần em ạ.
Trả lờiXóaHôm nào Em thống kê lại xem cha ông ta để lại cho con cháu bao nhiêu di sản đi Toro ơi!
Trả lờiXóaVề lịch sử đế quốc Khmer, bác Bu cũng có cả một còm dài để đóng góp để chúng ta tham khảo.
Có lẽ cũng nên tìm hiểu thêm vấn đề đế quốc Khmer này có tí liên quan đến VN mình không Toro nhỉ?
Cám ơn anh đã đưa bản tóm tắt vào trang entry này. Có lẽ về vấn đề đế quốc Khmer này anh Bu cũng nên viết thành một bài để biết rõ hơn về lịch sử hình thành và suy tàn của đế quốc này.
Trả lờiXóaRiêng trong trang web Wikipedia mà M vào xem thì cũng có nói sơ như sau:
Đế quốc Khmer hay Đế quốc Cao Miên là một cựu đế quốc rộng lớn nhất Đông Nam Á (với diện tích lên đến 1 triệu km2, gấp 3 lần Việt Nam hiện nay) đóng trên phần lãnh thổ hiện nay thuộc Campuchia.
Đế quốc Khmer, tách ra từ Vương quốc Chân Lạp, đã từng cai trị và có phần đất phiên thuộc mà ngày nay thuộc lãnh thổ của các quốc gia: Lào, Thái Lan và miền nam Việt Nam
Trong quá trình tạo lập nên đế chế này, người Khmer đã có các mối quan hệ thương mại với đế quốc Java và sau đó với đế quốc Srivijaya giáp biên giới đế quốc Khmer về phía nam.
Di sản lớn nhất của Đế quốc Khmer là Angkor - kinh đô của Đế quốc này vào thời cực thịnh của nó. Angkor là chứng tích của sức mạnh và sự thịnh vượng của Đế quốc Khmer và cũng là hiện thân của nhiều tín ngưỡng mà nó đã mang trong mình.
Các tôn giáo chính thức của đế chế này là: Ấn Độ giáo, Phật giáo Đại thừa cho đến khi Phật giáo Nam truyền chiếm ưu thế sau khi được du nhập từ Sri Lanka vào thế kỷ 13.
Lịch sử của Angkor với vai trò là trung tâm của đế quốc Khmer lịch sử cũng là lịch sử Khmer từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 15. Từ đế quốc Khmer và cũng từ khu vực Angkor - không có một ghi chép bằng văn bản nào còn sót lại đến ngày này mà chỉ có những văn bản được khắc chạm trên đá. Do đó những gì còn được biết đến ngày nay về nền văn minh Khmer lịch sử được chủ yếu tham khảo từ các nguồn:
Khai quật khảo cổ, phục dựng lại và điều tra.
Các bản chạm khắc trên bia và trên đá ở các đền ghi chép lại những chiến công chính trị và tôn giáo của các triều hoàng đế.
Các bức phù điều trên các bức tường của các đền đài miêu tả các cuộc hành quân, cuộc sống ở trong cung, các cảnh chợ búa và các cảnh sinh hoạt thường ngày của dân chúng.
Các ghi chép còn lưu lại được của các sứ thần, nhà buôn và những người lữ hành Trung Hoa xưa.
Sự khởi đầu của kỷ nguyên Vương quốc Khmer Angkor được cho là bắt đầu từ năm 802 sau Công nguyên. Trong năm này, vua Jayavarman II đã tự xưng "Chakravartin" (hoàng đế của thiên hạ).
.................
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%BF_qu%E1%BB%91c_Khmer
Da , hy vong rang chi se làm huong dân viên cho tui em chi nhé !
Trả lờiXóaVẫn cần người hướng dẫn viên chuyên nghiệp đó NT ơi! vì đi vào quần thể Đền này rất lớn em ạ. Có ng thuyết minh cho nghe cũng hay lắm.
Trả lờiXóaCám ơn chị. Lúc trở lại em sẽ tìm thăm bà chị HT dễ thương của làng Mul đó.
Trả lờiXóaChúc chị ngủ ngon và có một tuần mới vui vẻ nhen.
Cám ơn em! Có duyên thì sẽ gặp đó em ạ.
Trả lờiXóaGiờ chị đi ngủ đây.
Làm như vậy họ quản lý khách du lịch vào ra rất tốt chị ha.
Trả lờiXóaBất cứ chuyện gì xảy ra với khách là họ biết được hình dạng ngay.
"Đế quốc Khmer hay Đế quốc Cao Miên là một cựu đế quốc rộng lớn nhất Đông Nam Á (với diện tích lên đến 1 triệu km2, gấp 3 lần Việt Nam hiện nay) đóng trên phần lãnh thổ hiện nay thuộc Campuchia"
Trả lờiXóaCái Từ điển mở ấy viết một câu cực kì phi lí : Lãnh thổ hiện nay của CPC chỉ 181.035 cây số vuông trong khi VIệt Nam là 329.247. cây số vuông vậy thì Đế quốc Khơme lấy đâu ra 1 triệu cây số vuông?? Nói như vậy thì Đế quốc Khơme xấp xỉ gồm CPC+Việt Nam+Thái Lan (181.035+ 329.247+513.115= 1.023.397)
hehe. Chuan bi bầu bà già vao bo máy Tai chinh nhen. De y ky, phan tich tot ghe!
Trả lờiXóaAnh Bu ơi! Hôm bữa ở Siêm Riệp, nếu theo ý anh hướng dẫn viên nói, thì lúc ấy đế quốc Khmer còn bao gồm cả Malaysia nữa đó!!!?? Cũng theo ý anh ấy nói thì do lđế quốc độc tài như vậy nên mới có thể gom được một số lượng công nhân khổng lồ, dùng sức người kéo đá vượt sông.. để mà xây dựng được đền đài như bây giờ.??
Trả lờiXóaĐiều này thì hiện nay, nếu ta có kiểm chứng thì chỉ dựa vào những chứng cứ như anh vừa nêu và dựa vào những phù điêu, điêu khắc trên những khối đá trải suốt tất cả các bức tường ở khu quần thể Bayon và Angor Wat chứng minh thôi, chứ ngày ấy cũng chẳng có gì sổ sách gì ghi chép lại.
Và có dịp M sẽ đi tìm hỏi thêm những nhà học giả ở nơi này.
Bà già chỉ để ý và ghi lại thôi, còn ai muốn phân tích và bình luận gì thì tùy.. hihiiiiiiiiii
Trả lờiXóaMỗi lần vào là chụp hình làm thẻ trong ngày hôm đó, nếu em mua vào đền 2 ngày, 3 ngày hay tuần.. thì họ sẽ ghi thẻ từ ngày mua đến ngày kết thúc, do đó mỗi lần đến từng cổng đền thì có người kiểm tra thẻ vào đền, là họ cho vào.
Trả lờiXóaDo vậy chị có tới mấy cái thẻ lưu lại đó em. Nghĩ họ quản lý như vậy cũng hay hay. Chứ chị đi tham quan ở nào thì khi mua phí chị cũng lưu lại, nhưng sau đó phiếu đó lại bị hỏng hoặc mất.
Chị thử lưu xem suốt cuộc đời đi tới những đâu ý mà. Rồi cũng hỏng em nhỉ? Nên lần này chị lưu vào đây.
"trên phần lãnh thổ hiện nay thuộc Campuchia" mà "gấp ba lần Việt Nam hiện nay"
Trả lờiXóatức là 181.035 bằng ba lần 329.247 ?? Bu chỉ thắc mắc cái từ điển Wikipedia kia thôi
Chứ bu chưa quân tâm gì anh phiên dịch
Vâng, cái từ ngữ viết ở trang Wivi chắc lại thiếu xót gì rồi, chứ cái mốc lãnh thổ hiện nay của các quốc gia là những mốc lãnh thổ sau khi có Liên Hiệp Quốc.. chứ ngày xưa làm gì có phân rõ lãnh thổ của từng quốc gia, mà nó cứ mênh mông theo bước chân xâm chiếm.. của các vị đế quốc kia.
Trả lờiXóaSáng nay M vừa lấy từ Map-Google.
Bu có tài liệu nói đế quốc Khơme gồn Nam bộ Việt nam, Cham Pa, một phần Mã Lai, Lào, môt phần Miến Điện và một phần Thái Lan., (1 triệu cây số vuông là phải)
Trả lờiXóaTùy từng lúc từng nơi mà đế quốc ấy phình ra hay thu nhỏ lại. Sự suy tàn của nó do các triều đại mở rộng chiến tranh, nhân dân ta oán vì phu phen tạp dịch, tài nguyên đất nước bị vét kiệt quệ làm chùa chiền cung điện. Chiến tranh Xiêm Miên xẩy ra liên miên...
Tại sao Khơme giầu có để làm được Ăng co thom Ăng co Vát??? Đấy là hệ thống thủy lợi vĩ đại ở Xiêm Riệp . Một năm làm được nhiều vụ mùa, nông nghiệp cực kì phát triển. Các nhà nghiên cứu phương Tây dùng cả vệ tinh để khảo sát trong lòng đất....(chỉ nói vắn tắt vậy thôi chứ không có thì giờ để đi sâu vào vụ này)
Nếu bị hỏng hoặc mất, mình lưu bằng trí nhớ và cảm xúc về kỉ niệm những ngày đó cũng được chị à.
Trả lờiXóaUne information rapidement démentie par Jean-Michel Aulas, mais qui pas cher bw
Trả lờiXóavient d'être confirmée par le président du Gazélec Ralph Lauren Polo pas cher
, Fran?ois Tagliaglioli, qui a aussi évoqué un manque de respect de la part de la direction lyonnaise. De quoi donner encore un peu sac celine pas cher
plus de piment à cette rencontre qui n'en manquait déjà pas.
Les équipes probables :
GFCO Ajaccio : Rastello - Bocognano, Filippi, Rachidi, Poletti - Poggi, Colinet, Dufau, Seymand - Colloredo, Verdier.
Lyon : Lloris - Réveillère, Lovren, Umtiti, Dabo - Bastos, Gonalons, Grenier, K?llstr?m - Gomis, Lisandro.
Quel est votre pronostic pour cette rencontre ? N'hésitez pas à réagir dans la rubrique commentaires ci-dessous.
Thiệt tình mà nói cái entry này và những cái còm hay quá, nhưng hôm nay tui mới mò ra cái chỗ này, nhà bạn tui mênh mông, đi hoài mà cũng lạc. Đọc thích lắm M ơi.
Trả lờiXóaHaha.. ngôi nhà cũng như là một quần thể, nơi là thâm cung, nơi là hoa viên, nơi là thư viện.. lưu đủ thứ trên trời dưới đất đó GM ơi!
Trả lờiXóahihiiiiiiiiiii GM đi coi chừng mỏi chân đó, nếu có mỏi chân thì hãy ngừng chân uống ly nước trà hoa hay ly khế ép bên Review nha.. :))))
Casino of Chance Casino Review 2021 - 나비효과.com
Trả lờiXóaCasino of Chance Casino is sol.edu.kg licensed in Costa Rica and is 바카라사이트 one of the best casinos owned by the company. Players can 나비효과 get a great casinosites.one welcome bonus and Rating: 4.5 · Review by Casino.in