Cái tháng hai âm lịch, ngày ấy sao mà vẫn còn lành lạnh. Nàng nghỉ trước sanh gần cả tháng để về nhà chuẩn bị sanh con. Cái bụng thì vượt mặt, đi đứng nặng nề lắm rồi, con so sao mà cái bụng to thế không biết. Đôi chân phù sưng lên. Gần ngày sanh rồi, được nghỉ ở Sở làm việc theo chế độ nghỉ sanh nên nàng về nhà để chờ sanh con.
Sáng sớm nàng dậy lúc 5 giờ sáng, nấu nước pha trà và cafe cho bố mẹ chồng, xong quay qua giặt thau quần áo lớn của cả nhà. Quần thì giặt riêng, áo giặt riêng, áo may-ô (maillot) trắng của cha thì ngâm nước ấm giặt riêng. Gớm cái bụng ngồi xuống cái ghế thấp, nhưng hai chân vẫn phải dang ra, không thôi lại cấn bụng. Cực nhất là phải kéo nước giếng lên để xả quần áo.
Xong quay qua phụ bà Cố nấu cơm, bà nấu món nào cũng ngon, biết cháu dâu thèm chuối hấp ăn với nước cốt dừa bồng con, bà gọi mấy cháu đi mua đĩa bánh chuối hấp về, xong bà thắng nước cốt dừa bồng con cho nàng ăn, trời sao mà đã thèm thế không biết..
Sau đó, nàng lau chùi bếp núc, tủ chén đĩa, dọn dẹp nhà cửa.. nhà chỉ có đứa em gái chồng cũng là con nuôi cùng vài đứa cháu họ xa giúp việc nhà. Tội nghiệp chúng tuổi ăn tuổi chơi, nhưng cả ngày cũng cắm cúi làm việc nhà, buổi trưa thèm ngủ lắm, mà chẳng đứa nào dám đi ngủ cả, phải tìm việc mà làm. Mà cái bụng của nàng vượt mặt thế kia. Mỏi lưng, mỏi tất cả, nhưng nàng cũng như đứa em gái, cũng không dám tìm chỗ nghỉ trưa nốt..
Cái quần bầu thì chỉ có 2 cái, một cái lấy từ tấm vải trải giường màu trắng của nhà ngoại đem đi nhuộm đen, tự cắt may thành quần đen với lưng là thun để mặc cho rộng rãi. Còn 1 cái là quần sa-tanh của mẹ cho. Hai cái quần mặc thay đổi, mà quần sa-tanh thì dễ mục khi gặp nước lắm, cũng vá đi vá lại vài vá ở đáy quần rồi. Cái quần đen vải thô thì màu nhuộm cũng gần bạc màu. Muốn xin má chồng cái quần cũ và cái áo dài của bà để cắt may lại cho mình mặc, lại không dám dù quần áo của bà đầy tủ, dù sao cũng là má lớn. Thôi vậy, cứ vá mặc đỡ. Sanh xong thì sẽ tính sau.
Bà Cố rầy, cái con nhỏ này sanh con mà ăn cơm như ăn đong, lấy sữa đâu cho con bú. Mình không dám ăn nhiều. Ăn đúng lưng 2 chén cơm. May mà mình vốn ăn ít ngay từ ngày đầu, nên quen bụng. Thương bà cố già lắm rồi, nhưng vẫn lo cho nàng ngày ba bữa cơm, nàng chỉ nằm nghỉ có ngày đầu, vài ngày sau thì mình tự giặt cái áo quần của riêng mình, tuy nhiên vẫn phải ở trong mùng để xông hơ cho con gái. Con so mà tới 3.1kg, làm cho nàng hụt hơi cả từ chập tối cho tới hơn 5 giờ sáng mới rặn được con ra, sanh con dưới ngọn đèn dầu ở nhà bảo sanh, và chàng cũng bị bầm dập cả đêm vì phải nâng đỡ vợ và bị vợ níu người khi cơn rặn đau đến..
Mà thủa ấy đâu có siêu âm gì đâu, tới khi sanh mới biết giới tính của con, nghe là con gái, nàng lại buồn, buồn thương cho con gái sao lại là phận nữ nhi.. Ôi! tạo hóa thường ưu ái dành cho phụ nữ những cái đau đớn vất vả trong âm thầm nhiều hơn...
Nghỉ sau sanh được hai tháng, nàng lại bế con trở về nơi làm việc ở trên tỉnh, cơ quan phân cho nửa căn hộ, chồng thì vẫn ở lại huyện nhà công tác. Mẹ trẻ và đứa con gái nhỏ đỏ hỏn hon. Con được 4 tháng tuổi là phải gửi ở nhà trẻ. Các cô ở tập thể trong cơ quan, cứ chiều về là chạy qua chơi với cháu. Mấy tháng đầu cứ chập tối là con bé khóc, ưỡn người lên mà khóc.. mẹ cũng khóc theo con. Các cô lại chạy qua bế hộ, người thì đi đốt phông lông, người thì làm đủ trò, nhưng con gái vẫn cứ khóc...
Công việc ở sở thì nhiều, sáng bế con đi gửi trẻ, giữa giờ chạy qua cho con bú, trưa chưa kịp ăn chạy vội ra chỗ con, chiều cũng thế, tối thì con quấy... Cuối cùng là con thì sổ sữa tròn xoe, ai nhìn cũng thấy thương, nhưng mẹ thì từ nàng thiếu nữ với gương mặt tròn trịa phút chốc biến thành ốm nhom mặt gầy đi, mắt sâu hơn...
Làm mẹ, thì ai cũng phải trải qua như thế, đành chịu vậy thôi, phận gái mười hai bến nước... rồi dòng đời cũng trôi qua...những vất vả, những vết hằn của cuộc đời cũng từ từ phai nhạt đi dưới dòng thời gian..
TTM
Viết cho ngày 9.2 Đinh Tỵ - 28/3/1977
Một chút nhớ dành cho lần đầu vượt cạn hả chị ... Ngày ấy tụi mình ai cũng vất vả hết ...Cháu đầu lòng của chị hơn Hiếu của em 2 tuổi ...Những tháng năm khó khăn . Em đi sanh cũng là người hàng xóm đưa đi , chẳng còn chồng để cậy nhờ nên 24 giờ sau là vọc nước tự giặt giũ ..... Giờ ta có một phần đời để nhớ héng chị
Trả lờiXóaChúc mừng sinh nhật con gái nghen chị
đọc thấy thương chị quá, sắp đến ngày sinh mà còn phải kéo nước giếng giặt đồ cho cả nhà sao ? sao mấy người kia không tự giặt đồ cho họ.
Trả lờiXóaCái thời đó khốn khó quá chừng, má em sinh em gái kề em cũng năm 1977, má em kể đói không có ăn vì nhà có gì cũng bị tịch thu hết, em gái em thiếu ăn sinh ra chỉ to bằng chai bia con cọp khi đó thôi.
:(
Một phần đời để chúng ta bước đến ngày hôm nay Gió nhỉ?
Trả lờiXóaCố nốt phần còn lại cho thong dong Gió nhé.
Gia đình dạo đó còn tí phong kiến em ạ, nếu chị kg giặt thì em gái giặt, thôi thì chị ngồi giặt cho em nó làm việc khác, ngày đó làm dâu như vậy đã sướng, má lớn ít nói, chỉ có bà nội và cô chồng là cưng chị thôi..
Trả lờiXóaSau đó mới là thời gian vất vả em ạ. Vậy mẹ em cũng là người cùng thời đó..
Bây giờ nhìn lại chỉ là một thoáng. Chút ngậm ngùi. Nhớ con lại lấy chồng xa mẹ.
M làm dâu khổ nhỉ . Hồi đó Bống cũng khổ nhưng chỉ nghèo chứ không phải làm dâu như M
Trả lờiXóaBây giờ nghĩ lại thì cũng chẳng khổ gì B ạ, gia đình ngày đó không nghèo, chỉ là cách sống của từng gia đình thôi. Cũng không nên kể lể, chỉ là tự nhiên sinh nhật của con lại nghĩ tới cái quần bầu, rồi từ cái quần bầu lại nghĩ tới ngồi xuống giặt áo quần với cái bụng vượt mặt.. rồi lại nghĩ tới đủ thứ mà tưởng chừng đã quên, té ra là những ký ức nó nằm sâu ở một góc trong não bộ của mình.. tự nhiên lại nghĩ tới..
Trả lờiXóaNgày xưa cực khổ, khó khăn kinh khủng chị hén.
Trả lờiXóaBi giờ con dâu bầu là cưng hơn trứng mỏng nha, ăn uống đủ đầy.
Nghe kể mà em thấy mệt mỏi ghê nơi nha.
Bi giờ em mà ăn no, mặc quần jeans mà ngồi dọn dẹp là đã mệt lém rùi nha. hehehe
Vậy là Hà sinh tháng 2 luôn chị nhỉ? Con trai Hà cũng sinh tháng 2?
Đúng rồi, hai mẹ con cùng sinh vào tháng hai AL đó, mẹ mùng 9, còn con thì mùng 10/2.
Trả lờiXóaChị mới đi chơi zìa nè.
Những sự việc như thế mà làm sao không nhớ được phải không huynhtranTTM?
Trả lờiXóaChỉ nhớ một dòng đời đã qua của mình thôi anh ạ!
Trả lờiXóaCác bà mẹ trẻ ngày đó sao khổ ghê , e thấy ai kể cũng y như nhau à, nhưng nhờ vậy bây giờ mới có cái hồi ức ko thể quên để viết entry này ha pà già ui. hihi
Trả lờiXóahihi.. lỡ viết rồi.
Trả lờiXóacảm giác nhẹ nhàng khi đọc bài này đó chị........
Trả lờiXóaVâng, chị cũng nhẹ nhàng khi viết lại những đoạn ngắn đã qua của cuộc đời mình.
Trả lờiXóaĐàn bà đi biển!. Ai có qua cửa này mới biết, tả không ra cái cảnh này đâu, chị ha!
Trả lờiXóaCái cảnh của cô thiếu nữ mới hơn hai mươi mấy tuổi đầu, kể ra thì cũng lạ em nhỉ?
Trả lờiXóaNỗi đau đớn, lo sợ và hạnh phúc-cách nhau chỉ một sợi dây!
Trả lờiXóaVà khi bước qua cái sợi dây ấy, thì tất cả chỉ là vô thường..
Trả lờiXóaHình như trong chúng ta ai cũng đều trải qua những giai đoạn khó khăn như thế này. Khi PAn được 2 tháng thì chị đã gửi trẻ rồi vì phải đi công tác về các huyện. Một thời đã qua lâu lắm nhưng đó là những hình ảnh còn đậm trong trí nhớ.
Trả lờiXóaVâng, chị em mình đều trải qua cái thời kỳ khó khăn ấy.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaThiệt tình em hổng cảm nhận, hổng hiểu được cái khó chịu, nhọc nhằn và cả đau đớn lẫn hạnh phúc của một người phụ nữ khi mang nặng đẻ đau. Dù không hiểu điều đó nhưng em hiểu tại sao Người Mẹ nào cũng thương con bằng tất cả Tấm Lòng và đôi khi sinh mạng của mình: Con mình mang nặng đẻ đau, chăm bẵm từng ti từng lí, nó là núm ruột, là máu mủ ruột rà của mình, không yêu con đứt ruột đứt gan sao được.
Nói một hồi em cũng hổng hiểu cái khó khăn cực khổ của một người mẹ khi mang thai và sinh con đầu lòng. Vất vả, cực khổ quá chị há.
Chị em mình thời ấy vượt cạn na ná như nhau. Em cực hơn chị nhiều lắm trong lần sinh con so ấy
Trả lờiXóaNên nghĩ lại, thương con gái nhiều vô cùng chị à.
Thương thật thương những lần vượt cạn, nhớ thật nhớ từng khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời mình... Rồi con gái lại phải trải qua những giây phút ấy... Chỉ mong bình an!
Trả lờiXóaThấy mấy Cô ngày trước làm dâu thật chu đáo và tình cảm với bên chồng, Má T cũng có "hoàn cảnh" gần giống với "Bà Bầu" ở trên.
Trả lờiXóaT có đứa em gái cũng sinh 1977 (con rắn), BX cũng tuổi ấy, nhỏ hơn con gái lớn Cô đúng 30 ngày.
Vậy là cùng tuổi với con gái Cô rồi đó.
Trả lờiXóaCon gái Đinh Tỵ cũng giỏi giang lắm, mà cũng cứng đầu lắm.
Bicon bây giờ mới được đọc tâm sự của Bà Bầu ngày xưa. Bicon không được ...Thủ vai Nàng Dâu, nhưng ...và qua Cô vợ của Bicon, rất cảm thông với TMM. Kiếp sau Bicon thử làm ...Dâu nhé! Chắc BIcon cũng sẽ...ngoan và giỏi như Cô Giáo ngay.
Trả lờiXóaTrùi ui! Bicon ơi! người ta tu 8 kiếp mới được làm đàn ông đấy. Nên đừng ước làm phụ nữ nhé.
Trả lờiXóaThương "bà bầu" quá đi thôi
Trả lờiXóaMột thời gian nan mà hạnh phúc chị nhễ.
Trả lờiXóahihi.. gái có công thì chồng chẳng phụ mà.
Trả lờiXóanhững bà mẹ siêu vĩ đại... :)
Trả lờiXóaThương mẹ... Thương cô... Thương những bà bầu ngày xa lơ xa lắc... >:D
Thương những đứa con sinh ra đã ngoan ngoãn học giỏi rồi.. thương thương.
Trả lờiXóacon giỏi hay ngoan cũng là "sản phẩm" cuả Mum, cô nhỉ :)
Trả lờiXóaCOn gái ghé rồi cười vậy hở con!
Trả lờiXóaHoi uc ve thoi ky gian kho do ma me ke nghe nhe nhu khong.
Trả lờiXóaMoi thu kho khan buon dau hay quen di, chi giu lai nhung ky niem dep thoi, phai khong me!
:)
Đúng rồi con ạ, Con cũng thấy mẹ kể nghe nhẹ như không! đúng không con. Ngày ấy hai mẹ con mình còn dài tập lắm!
Trả lờiXóaCon ở xa cũng cố gắng con nhé! cuộc đời sẽ luôn tốt đẹp nếu mình biết tự thay đổi cuộc đời của chính mình đó con.
1- Xem ra lẽ đời thật công bằng, bạn vay mẹ những gì thì phải trả cho cô con gái, và đến lượt cô ấy trả cho con mình bằng một cuộc vượt cạn cô đơn và mạo hiểm. Một ngọn lá khô cháy, ngọn lửa là sức nóng của mặt trời, trả lại mặt trời. Tro than của đất trả lại cho đất. Bu tui và TTM vay của trời đất những gì thì có ngày phải trả lại
Trả lờiXóa2- Người phụ nữ được gọi là phụ nữ chánh hiệu phải được làm vợ (một ông chồng đầy đủ đầu mình chân tay...) phải được làm mẹ (những đứa con trai con gái lớn khôn thành đạt) được làm bà nội bà ngoại (những đứa cháu dễ thương). Nỗi cô đơn và mạo hiểm khi vượt cạn như bạn mô tả làm cho tính nữ nơi bạn thêm hoàn hảo. Bà xã tui và TTM là những phụ nữ hạnh phúc. Được thế các bạn phải trả nợ và trả giá.
3- Cũng từ sự đau đớn và vất vả các bạn phải gánh chịu một mình mà những đức ông chồng như bu và "người ấy" được làm chồng, làm cha, làm ông... Mỗi cuộc làm như thế là một sự đổi đời để được gọi là một anh đàn ông thứ thiệt chánh hiệu vậy hihihi.
Bu có thấy con gái river của M viết ở dưới không?
Trả lờiXóaNgồi đọc Bu biện luận nãy giờ thì thấy vì sao mà ngay cả ở chùa, thì dù vị Ni sư đó cao tuổi hạ đến mấy, thấy chú tiểu vẫn phải cúi vái lạy, vì vị đó là Tăng!!!
Trả lờiXóaMẹ chồng và nàng dâu (nhà bu) sang làm quen TTM
Trả lờiXóaVậy Bu đã ngắm hình hai mẹ con nhà TTM này chưa?
Trả lờiXóaNàng dâu của nhà Bu xinh hơn nhà M rồi...hihi. Các cháu ngoan là tốt rồi anh Bu nhỉ!
Trả lờiXóabu hơi bị dốt tiếng Việt nên chưa rõ nhìn và ngắm khác nhau thế nào hehehe...
Trả lờiXóaNhìn và ngắm .....
Trả lờiXóaNhìn là cái nhìn vô thức, nhìn rồi quên ngay...
Ngắm là cái nhìn có ý thức, đặt hết cái tâm của mình vào trong cái nhìn đó..
Đây là định nghĩa của TTM, người cũng dốt tiếng Việt luôn đó..hihi..
Bu có đọc lướt qua câu nói của cháu RIVER...nay bạn hỏi mới đọc lại lần nữa. Bu thử vào vai người mẹ nói với con gái vài câu, xem có trùng với ý nghĩ của bạn không, mà không trùng thì cũng không có gì lạ vì TTM là mẹ thật Còn bu tui sắm vai mẹ trong vở kịch tưởng tượng hihihi.
Trả lờiXóaCon gái ơi
Con bảo “hồi ức về thời gian khó đó mà mẹ kể nghe như không” Mẹ nghĩ mãi để trả lời con nhưng thấy thật khó. Vì nói ra cho hết sẽ quá dài mà nói chỉ vài dòng thôi thì không cách chi diễn đạt cho hết. Mẹ cứ hình dung, khi bị một nhát dao chém phải thì ta xót xa đau đớn vô cùng, nhưng rồi năm tháng qua đi, vết chém ấy đã thành sẹo thì ta không còn thấy đau nữa. Vết sẹo kia chỉ như một bằng chứng của thời gian, một kỉ niệm, một sự nhắc nhỡ để ta suy gẫm về cuộc đời, về một cái gì sắp đến. Mẹ chỉ nói về một vết thương đã lành da chứ không phải là một vết thương đang rỉ máu. Con gái bảo “mọi thứ khó khăn buồn đau hãy quên đi, chỉ giữ lại những kỉ niệm đẹp thôi” là để động viên mẹ phải không? Con sợ mẹ nặng lòng với quá khứ không vui để thiếu đi nụ cười lạc quan sao? Không đâu con ạ, những gì đã qua là qua trong thời gian chứ không thể qua trong tâm khảm con người. Đấy là lịch sử một cá nhân, và lịch sử nhiều cá nhân tạo thành lịch sử một dân tộc. Con biết đấy, lịch sử là khoa học của mọi khoa học. Cái áo con đang mặc có lịch sử ngành dệt, chiếc xe con đang đi có lịch sử ngành cơ khi máy móc. Khoa học lịch sử làm sống lại quá khứ để vạch hướng cho tương lai. Chả thế mà người ta lập ra viện bảo tàng lưu trử cổ vật. Ngoài Hà Nội một dạo có triển lãm về thời bao cấp, nhiều người đến xem rồi cười ra nước mắt. Đúng như nhà thơ Tế Hanh viết: "Những ngày buồn nhớ lại thấy vui vui, những ngày vui nghĩ lại thấy ngùi ngùi”. Ông Gam da tốp bên Nga thì bảo: “Bắn vào quá khứ một phát súng lục thì tương lai sẽ nả vào ta một quả đại bác”. Quên đi quá khứ là quên đi một phần sự sống của chính mình. Đương nhiên cũng không triền miền trong quá khứ để xao nhãng hiện tại. Mẹ con mình đang sống cũng tức là đang chuẩn bị một quá khứ tốt đẹp cho các thế hệ tiếp nối đấy. Mà con gái à, thực ra cái thời khó khăn vật chất như mẹ kể kia đâu có phải riêng mình mẹ chịu, nếu gọi đó là đau buồn thì cả một dân tộc khốn khổ đau buồn. Chắc hẳn còn có người còn đau buồn hơn mẹ để không còn sống đến ngày hôm nay nữa kia. . Còn nỗi đau sinh nở thì đời đời kiếp kiếp người phu nữ không trút lên vai ai được rồi. Chắc con gái mẹ cũng không cho đó là đau buồn? Vậy gọi nó là gì con nhỉ? Là chút xíu đắng chát của hạnh phúc ngọt ngào? Là thoáng chồn chân để lên tột đỉnh thiên chức người làm vợ, làm mẹ, góp phần tạo ra cái nhân loại hôm nay ?...Ôi mẹ của con hứng chí lên có vẻ đại ngôn quá rồi hihihi..
Nghe bác dẫn dắt, thì TTM thấy trong lòng đang ngân nga hát bài "Cát bụi" của TCS đó bác Bulukhin à.!
Trả lờiXóaMuốn bạn xem có giống gì bạn nghỉ không, và bu tui có trở thành diễn viên hạng xoàng được không, chứ TCS thì xa xôi quá.
Trả lờiXóaBác nói như đi vào cái bụng cái dạ của người làm mẹ này. Cảm thấy ấm áp hộ cho người phụ nữ nâng khăn sửa túi của bác, người đàn ông mà mới chỉ cần nhìn chứ chưa ngắm đã hiểu tận xuyên vào tâm can thì chắc chắn ÍT làm cho người phối ngẫu đau buồn.
Trả lờiXóaVô ngôn để luận bàn về việc diễn dịch ý - tâm của bác rồi đó Bác Bulukin ơi!
TTM
Anh có biết vì sao mà M nghĩ tới Cát bụi không? Vì bản thân mình chỉ là cát bụi, chỉ là hạt bụi nhỏ của dòng đời. Dù cuộc đời mình có bị bao nhiêu cú cước vào cuộc đời, thì việc đó đối với dòng đời này chỉ là số không nhỏ nhoi. Cho nên người phụ nữ đó đã nhẫn nại, mỉm cười và nuốt tất cả buồn vào lòng, vui thì chia cho thiên hạ, buồn thì dấu kín sâu, riết rồi buồn biến thành đá cuội và biến nó thành những nụ cười hân hoan trên môi.
Trả lờiXóaVì cũng chỉ là hạt cuội ở trên một bãi đá cuội nào đó, chứ không dám nghĩ xa xôi góp vào lịch sử của nhân loại... Mong rằng cái thân cát bụi ấy sẽ vượt qua và đi đến nơi mà nó cần đến. Ý tưởng hơi lung tung anh nhỉ!
Chiều rồi đó! Cám ơn anh ghé thăm và chia sẻ.
"vui thì chia cho thiên hạ, buồn thì dấu kín sâu, riết rồi buồn biến thành đá cuội..."
Trả lờiXóaMột ý tưởng rất hay và rất thơ.
Bao nhiêu người phụ nữ chờ chồng hóa đá thành núi vọng phu trong huyền thoại của xứ sở này.
Chỉ tiếc là chưa thấy ông chồng nào hóa đá chờ vợ cả. Tại sao vậy nhỉ?
Bên cạnh bu là một viên đá cuội dùng để chặn giấy bu nhặt ở đảo Phú Quốc về
Hôm nay nhìn thấy nó hình như có khác đi chút xiu và thấy lòng xốn xang một nỗi buồn dịu ngọt.
Lạ !
Từ sáng đã phải ra ngoài tới bây giờ mới về đến cái bàn của mình anh Bu ạ!
Trả lờiXóaCánh vạc và hòn đá cuội nó như lẫn vào dòng đời này đó anh.