- Một công nhân chuyên trộn rửa đất sét thô cho ra đất sét thành phẩm.
- Một công cho đất sét vào khuôn để cho ra sản phẩm.
Hôm rồi, bạn Toro hỏi (torovn wrote on Sep 11):
"Đề nghị bác Bu và bác Huynhtran nghiên cứu giúp em chuyện Tháp Chàm, tức là xây bằng gạch, y như tháp bên VN, có đến 5 cái liền kề với tháp đá Khmer ở chỗ đền Bakhen, Siêm Riệp. Cái nào có trước, cái nào có sau ạ... Mối liên hệ nào giữa tháp Chăm VN và tháp Chăm bên CPC?!"
Thật là một câu hỏi khó dành cho người amateur như tôi, nên sau khi trả lời là sẽ nhờ người bạn là giảng viên đại học ở bên đây xem họ có trả lời được không. Thì bạn cũng muốn xem qua hình ảnh cái làng gốm ở nơi mà tôi chụp được hôm đi viếng chùa ở tỉnh Kampong Chhnang, là một tỉnh chuyên về gốm.
Trong khi chờ đợi câu trả lời, thì tôi đưa vào đây vài hình ảnh về làng gốm ở thị trấn này nhé, nơi mà hôm mùng 3/9 vừa rồi tôi đã đi qua.
Sau khi viếng ngôi chùa ở trong làng, chúng tôi lại đi ngược lại con đường cũ .. http://huynhtran.multiply.com/journal/item/544/544
Đã rời khỏi cổng làng..
Và chúng tôi quyết định trước khi trở về Phnom Penh, chúng tôi vào thị trấn ăn trưa và tham quan một xưởng gốm ở trong thị trấn cũng khoảng hơn 20 phút xe chạy..
Trước khi xem xưởng gốm, chúng ta cùng xem qua vài hình ảnh ở một thị trấn cách Phnom Penh hơn 100 km này trước đã nhé..
Đến giữa thị trấn thì chúng tôi lại thấy đài Độc Lập và đài Tưởng niệm Quân đội tình nguyện của VN được xây giống như ở Thủ đô Phnom Penh, hỏi ra thì tôi được biết ở khắp 24 tỉnh thành của Campuchia, ở thị trấn nào cũng xây 2 cái đài tưởng niệm này với qui mô chỉ nhỏ hơn ở Phnom Penh mà thôi.
Tháp Độc Lập.
Đây là đài tưởng niệm Quân tình nguyện VN trong chiến tranh Polpot..
Phố thị..
Ghé vào nhà hàng ăn trưa đã. Các bảng hiệu ở khắp Campuchia luôn dùng hai hoặc ba ngôn ngữ: Khmer, Anh văn và Hoa văn...
Sau khi ghé ăn trưa xong, chúng tôi bắt đầu đi vào làng gốm nằm ở sâu trong thị trấn khoảng hơn 1 km đường..
Con đường vào làng gốm với hai bên đường là nhà ở của dân xen lẫn với những lò thủ công, mỗi lò khoảng gần ha đất, xây dựng thô sơ cũng không có gì nổi trội lắm
Vì xe hơi đi thẳng vào đến trong nhà xưởng, nên tôi quên chạy ra bên ngoài để chụp một tấm hình từ ngoài cổng vào rồi, cái cổng cũng thô sơ như những nhà dân ở đây.
Đây là cảnh nhà xưởng và nhà ở của chủ lò, chụp khi chúng tôi vừa xuống xe...
Thì ra đây là xưởng chuyên sản xuất bếp than, được xuất khẩu đi Malaysia..
Vừa bước vào thì tôi đã thấy lô sản phảm dở dang đang chờ hoàn chỉnh....
Chúng tôi đi vào khu sản xuất ở khâu đầu tiên, là nơi trộn đất sét và cho đất sét vào khuôn của bếp than...
Ở đây tôi chỉ thấy có hai công nhân chính:
1. Cậu công nhân này đang cho đất sét thô vào trong cái máy rửa đất nhỏ, đất sét thành phẩm sẽ được đưa ra để ở kế bên cho công đoạn chính đầu tiên..
2. Kế đến là anh công nhân thứ hai, đây là công đoạn chính làm ra cái thân bếp lò, trong công đoạn này sẽ lấy đất sét thành phẩm bỏ vào cái khuôn ở trên bệ nhỏ này và qui trình làm ra sản phẩm chỉ trong vài phút.
Đã xong một thành phẩm chỉ trong vòng chưa tới hai phút đồng hồ.. anh công nhân này đang mang khuôn lò đến chỗ để sản phẩm chờ hoàn thành này được đặt ở góc xưởng..
Đây là góc xưởng để sản phẩm hoàn thành đầu tiên ở khâu chính..
Tôi đứng nhìn những thao tác rất nhanh của anh công nhân với chỉ trong vài phút đã hoàn thành một sản phẩm, hỏi thì được biết anh CN này làm ra 300 sản phẩm/ngày !!! Con số kỷ lục nhỉ..
Người khoác xà rông là ông chủ lò và những bạn đồng hành với tôi đang nói về sản lượng và nơi xuất hàng đi...
3. Khâu thứ ba là đem bếp đi nung, nhưng hôm đó họ không nung, lát tôi sẽ cho các bạn xem hình nơi dùng để nung lò ra sao nhé.
4. Còn khâu này là khâu gò khuôn bằng nhôm mỏng, cái khuôn này dùng để bọc bên ngoài cái bếp than sau khi đã được nung chín. Ở đây tôi chỉ thấy ba công nhân..
5. Khâu cho bếp vào khuôn nhôm, sau đó công nhân nữ này sẽ cho tro chèn vào các khoảng trống giữa khuôn và cái bếp lò
6. Khâu cho cái khuôn đáy lò có lỗ thông hơi vào cái bếp..
7. Thành phẩm hoàn chỉnh, mỗi lò được xuất đi với giá 2USD/sản phẩm.
Chúng tôi đi ra ngoài để xem nơi nung sản phẩm. Thì thấy cái giếng ngầm và dàn bí và mướp với những trái thật là to ở trên dàn..
Còn đây là nơi để nung sản phẩm, thật là thô sơ, chỉ là một bãi trống, người ta chất sản phẩm lên rồi cho củi quây quanh và đốt.. hay nhỉ!
Chúng ta có thể nhìn thấy xa xa là căn nhà sàn, ở trên dùng để ở và ở dưới là cái kho chất sản phẩm.
Chúng tôi chuẩn bị trở ra cổng, đây là cái chòi ở trước nhà xưởng, và người phụ nữ này là phu nhân của ông chủ lò..
Ông chủ lò đứng lại cho tôi chụp tấm hình, xin nói nhỏ là khi chúng tôi vừa đến thì ông đã rất lịch sự chạy vào trong nhà để lấy cái xà rông để quấn vào người rồi đó..hiii
Sợi dây chuyền ông đeo thật lớn và dài nhỉ!!
Thế là chúng tôi tạm biệt cái lò gốm nhỏ, để lên đường trở về Phnom Penh...
Ở đây, chúng ta vẫn luôn thấy những cảnh vô cùng rủi ro trên đường như thế này..
Phía xa xa giữa đầm ngập nước mênh mông, trên ngọn núi là những ngôi đền chùa
Đã trở về một góc ngoại vi ở thủ đô Phnom Penh..
Chúng tôi từ 14:20' thì rời Kampong Chhnang về đến Phnom Penh là 16:14' gần hai tiếng đồng hồ đi đường.
Trên xe tôi nhẩm tính mỗi ngày làm 300 sản phẩm giá 2USD/SP, ở xưởng nhỏ đó có khoảng trên 15 CN, lương CN đúc lò là 10,000 Riel 2.5USD/người/ngày, chỉ riêng công nhân gò nhôm thì 15,000R =2.75USD/ngày, bình quân 2.5 USD x 26 ngày khoảng trên dưới 70 USD/người/tháng...
Ở thị trấn thì thấy dân chúng còn sống sung túc, nhưng vừa ra khỏi thị trấn thì đã thấy khác đi.. Ở đâu cũng vậy nhỉ ! những chông chênh của thế kỷ thứ 21 với đầu thế kỷ thứ 20 có khác gì không? Tôi cứ mãi ngậm ngùi mà chẳng bao giờ trả lời được cả..
Mà điều khác nữa, mà tôi cứ mãi băn khoăn, có lẽ trong chúng ta ai mà không nghĩ đến khi chúng ta đi viếng đền Angor, chúng ta sẽ ngạc nhiên và suy nghĩ là giữa những con người Khmer hiện tại và con người Khmer trong quá khứ, có những mối quan hệ như thế nào, để mà Campuchia có được những kỳ quan mà sức người hiện tại có làm được không nhỉ?
PP. 03/09/2011.
Giống làng quê VN quá chị nhỉ ?
Trả lờiXóacái ông kia đeo vàng ...muốn gãy cổ luôn
Thì là Ông chủ mà em..
Trả lờiXóaLàng này còn đỡ đó, có nhiều làng nghèo lắm.
Cảnh phố thị và cảnh nông thôn rất giống VN. Phoáng sự lò gốm rất chi tiết, cám ơn chị.
Trả lờiXóaVâng, cám ơn em đã ghé xem. Viết để lưu lại kỷ niệm một chuyến đi luôn em nhỉ.
Trả lờiXóaChi lam sao tham nhap duoc vay?
Trả lờiXóaCó anh bác sĩ ở Cty dẫn vào em ạ, vì họ quen nhau mà.
Trả lờiXóaỞ Cam thì nghèo nhiều hơn,. họ làm thủ công quá, ông chú béo nguậy đón khách mà mặc xà rông vậy lỡ nó tuột sao ta... hehehee...
Trả lờiXóaÔng ấy mặc quần đùi, rồi quấn thêm cái xà rông nữa đó chị Hà ơi !hiiiii
Trả lờiXóaCám ơn TTM dẫn đi coi một lò gốm ở Kam.
Trả lờiXóaLàm gốm thôi mà ông chủ trông cũng giàu có chị nhỉ
Trả lờiXóaVậy là họ không có lò nung. Rất thô sơ chị ạ. Như gốm bầu Trúc thôi...
Trả lờiXóaVậy mà họ xuất khẩu đó em. Cũng lạ.
Trả lờiXóaMỗi tháng xuất cũng nhiều hàng đó em. Mà lương CN lại rẻ.
Trả lờiXóa