Tôi vẫn thường nghe mãi về câu "cây Cơm nguội vàng" trong bản nhạc "Nhớ mùa thu Hà Nội" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhưng mà vẫn chưa một lần biết đến loài cây này, hình như ở trong Nam không có cây Cơm nguội. Chiều nay nghe nhạc, lại muốn đi tìm, vào net đi tìm thì thấy trang báo viết về loài cây "nổi tiếng" này.
Thế là đưa về đây để chúng ta cùng ngắm một chiều thu nhé !
TTM
PP. 05/09/2011
Vẻ đẹp cây cơm nguội ở Hà Nội.
Chỉ bằng một câu hát dạo đầu trong bài 'Nhớ mùa thu Hà Nội' của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một loài cây lặng lẽ có cái tên thô mộc là ‘cơm nguội’ đã đi vào tình yêu và nỗi nhớ của hàng triệu con người.
Biểu tượng này đã trở nên nổi tiếng đến nỗi, nhắc đến cây cơm nguội, hầu hết mọi liên tưởng của chúng ta sẽ dẫn về một Hà Nội đầy lãng mạn, với sắc vàng man mác của mùa thu.
Nhưng trái với cái sự nổi tiếng đó, cây cơm nguội là một loài cây lặng lẽ đến mức bí ẩn. Ngày nay, cây cơm nguội ở Hà Nội không còn có nhiều. Phần lớn người sinh sống ở Hà Nội không biết đến sự tồn tại trên thực tế của loài cây này, dù có thể họ vẫn bước đi dưới bóng mát của chúng mỗi ngày…
Sau đây là một số hình ảnh về cây cơm nguội ở Hà Nội.
Cây cơm nguội có tên khoa học là Celtis sinensis Pers,
thuộc chi Cơm nguội, họ Gai dầu.
Đây là loài cây gỗ duy nhất ở Hà Nội có lá vàng vào mùa thu.
2.
Đường Yên Phụ là nơi trồng nhiều cây cơm nguội nhất Hà Nội,
với khoảng 50 cây ở cuối đường, phía tiếp giáp với đường Nghi Tàm.
3.
Cây cơm nguội được trồng rải rác ở các trục phố trung tâm quận Hoàn Kiếm
như Lê Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Phan Chu Trinh.
Nổi tiếng nhất là những cây cơm nguội mọc bên bờ hồ Hoàn Kiếm,
từ khu vực bưu điện đến UBND Thành phố.
4.
Phía trước bệnh viện Hữu Nghị, đường Trần Khánh Dư,
quận Hai Bà Trưng cũng có những cây cơm nguội lớn.
5.
Lá cơm nguội bắt đầu ngả vàng và rụng lá vào mùa thu,
đến giữa mùa đông sẽ trút lá hoàn toàn.
6.
Cây cơm nguội ở Hà Nội rụng lá không đồng đều.
Có những cây còn khá xanh tốt.
7.
Nhưng cũng có cây đã trút gần hết lá.
8.
Quả cơm nguội mọc thành chùm, chín vào mùa hè,
đến mùa thu thì khô lại và rụng dần dần.
Vì thịt quả có vị giống hạt cơm nguội
nên cây được đặt tên là cây cơm nguội.
9.
Trẻ em Hà Nội ngày xưa thường lấy quả cơm nguội
làm viên đạn trong trò chơi bắn súng phốc bằng ống trúc.
10.
Lá cơm nguội rụng trên phố
http://www.chiasetinhthuong.org/diendan/showthread.php/5660-Nh%E1%BB%9B-m%C3%B9a-thu-H%C3%A0-N%E1%BB%99i
Trả lờiXóaỦa ,cái hình có hoa màu vàng là hoa cơm nguội hả chị M . Có lần NC thấy blog Biêng Biếc gọi là hoa Vô ưu đó chị. Ở miền Nam có loại trái rừng gọi là trái cơm nguội (hồi nhỏ NC có ăn ) chứ NC không biết cây cơm nguội . ihihii Có người đang nói NC nhiều chuyện quá , híhi
Trả lờiXóaCG ơi mau ra HN ngắm cây cơm nguội đi.
Trả lờiXóaXem hình thì thấy trong Nam mình có cây cơm nguội cô ơiiiii, đạn bắn súng đó cô, hồi nhỏ con có chơi
Trả lờiXóaGiới trẻ ngày nay nhìu người biết về cây cơm nguội lắm, nhưng tất nhiên chỉ trên văn học thôi. Đó là "cây đũa phép cơm nguội", 1 trong 3 bảo bối của Tử thần, cây đũa phép làm từ cây cơm nguội đã tạo nên sóng gió giới phù thủy trong Harry Potter đó cô :D
Quả cơm nguội nhỏ nhg rất ngọt . Hồi nhỏ Bống hay lượm ăn mỗi khi đi học về
Trả lờiXóaNãy giờ mạng bị trục trặc, giờ mới vào Mul được.
Trả lờiXóaVậy là trong Nam có cây này cơm nguội này sao? Ngộ quá há.
BTT ơi! Cô cũng muốn ra Hà Nội đợt này, nhưng có kế hoạch khác rồi, kg biết tháng sau nữa còn hoa kg nữa nhỉ?
Trả lờiXóaÔi vậy hả! vậy là giới trẻ giỏi quá, cô thì mới biết hôm nay qua lời các bạn nói đó...hihiiii
Trả lờiXóaHồi nhỏ, Nhỏ bắn ai đó !!!
Bống ơi! Vậy là có ăn qua rồi hả? hay quá nhỉ, hình như tháng này bắt đầu có rồi đó.
Trả lờiXóaCon bắn mối tình đầu, heeeeeehheheee
Trả lờiXóaHồi nhỏ ăn thì thấy ngon nhưng bây giờ không biết có thấy ngon không?
Trả lờiXóaBài hay quá chị, em cũng chưa biết nhiều về cây cơm nguội, chỉ nghe qua bài hát của TCS.
Trả lờiXóaBài này của chị làm em yêu HN hơn, em cảm ơn chị HT lắm ! :)
Cũng có người vì yêu nhạc Trịnh mà đi chụp hình cây Cơm nguội cho tụi mình xem em nhỉ.
Trả lờiXóaVâng, cái hình cây cơm nguội vàng và có 1 bà mẹ đang gánh quang gánh đó rất đặc trưng cho HN và miền bắc chị à.
Trả lờiXóaem nho khoang thang 11 la trai cơm nguoi nhieu lam do ba gia vi khoang 5nam truoc e co ra HN mua thu. Nghe ban noi an ngon ma Mun kg thử. Hehe.
Trả lờiXóaVậy mà không ăn thử cho biết, ăn mà nhỏ cũng nhát..hihii
Trả lờiXóaĐường HN rợp cây cơm nguội vàng vào mua thu thích quá cô nhỉ hihi
Trả lờiXóaCây Cơm Nguội, bây giờ em mới nghe
Trả lờiXóa( nhà em sao submit khó quá chị ơi, cạch cạch hoài mà nó cứ trơ ra đó, chán thiệt)
Mul đang trục trặc đó, kg chỉ Nilan đâu.
Trả lờiXóaDạ, Mun mà kg thích là kg ăn đâu bà già ơi. hihi...
Trả lờiXóaMột đứa trong nhóm ăn nhăn mặt kêu kỳ lạ...nên Mun cảm ơn luôn.
Chị M ơi , NC thấy hoa trong địa chỉ nầy giống hoa cơm nguội mà hong biết có phải không nửa, chi xem thử nha . ( http ://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=12930 .
Trả lờiXóaHoa này theo trang đó là hoa Vô Ưu, nhưng kg giống hoa Vô ưu Ta-la song thọ, và kg phải là hoa Cơm nguội đâu NC ơi!
Trả lờiXóaNC cám ơn chị M nha ,tại NC thấy cũng được trồng ở HN . hihihi . NC biết hoa sala song thọ ,ở chùa Pháp Hoa ,đường Thích Quảng Đức có 1 cây to ra nhiều hoa lắm đó chị .
Trả lờiXóaBi sưu tầm thêm một đoạn viết về Cây duy nhất có lá Vàng vào mùa Thu ở HN nhé!
Trả lờiXóa"Theo giai thoại người già quê tôi kể lại, thì: Có một vị tướng của Lê Lợi cầm quân đánh giặc chẳng may bị bao vây giữa rừng xanh núi thẳm Linh Sơn, khi chẳng còn gì để ăn thì bỗng nhiên gặp một vạt rừng tràn ngập một loài cây có nụ hoa trăng trắng như cơm nguội. Quân sĩ nếm thử thấy có vị nhàn nhạt hơi chát chát, mằn mặn. Ăn vào thấy bùi bùi đỡ đói, và lấy lá cây nấu canh ăn khá ngon như rau bồ ngót. Thế là loài cây ấy đã cứu sống đoàn quân qua một vài ngày để thoát khỏi vòng vây của giặc Minh. Vị tướng và đoàn quân sau khi thoát nạn liền đặt tên cho loài cây ấy là cây “cơm nguội” để tỏ lòng biết ơn một loài cây dân dã.
“Cơm nguội” thực của đời sống đã đi vào ca dao “Chàng ơi phụ thiếp làm chi/ Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng” để chỉ những thân phận phụ nữ thấp hèn, nhỏ bé, cam chịu dưới thời phong kiến. Còn cây “cơm nguội” mà thiên nhiên ban tặng cho con người cũng lặng lẽ dâng cho bóng mát, niềm vui cho đời. Dẫu thân cành khô héo giữa mùa đông, nhưng chỉ cần bén chút hơi xuân về là cây lại cựa mình hồi sinh, tắm mình trong mưa xuân ngọt lành rồi đâm chồi nẩy lộc.
Với Hà Nội, cây cơm nguội như một chứng nhân trước những vui buồn, đổi thay của đất trời, của lịch sử, vẫn luôn được người đi xa nhắc nhở, hoài vọng. Cây cơm nguội còn là niềm ước ao, mong ngóng của những ai chưa một lần đến Hà Nội mà chỉ biết nó từ một câu hát qua giai điệu trữ tình của nhạc Trịnh “Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng…”
Cây Cơm nguội vàng!
Cây Bàng lá đỏ!
Hà Nội mùa thu
Trả lờiXóaCây cơm nguội vàng,
cây bàng lá đỏ,
Nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu.
Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió,
Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ,
Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua.
Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi.
Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời.
Hà Nội mùa thu đi giữa mọi người, Lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai,
Sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi,
Sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi.
Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, nhớ đến một người ...
Để nhớ mọi người.
Cám ơn Bicon đã đem hình và lời nhạc về cho Cô nhé.
Trả lờiXóaChưa ngủ à.
Bi uống nước Trà chiều, nên chưa ngủ được CG ơi!
Trả lờiXóaVậy cùng nghe nhạc vậy.
Trả lờiXóaCô đang pha cho mình ly sữa nóng đó Bicon ơi!